Khi giáo viên thiếu cảm xúc

Theo dõi VGT trên

Trong rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng ngồi nhầm lớp như do bệnh thành tích, do dư luận xã hội, do tình yêu thương học trò…, còn có nguyên nhân rất căn bản là do giáo viên thiếu cảm xúc trong dạy học.

Khi giáo viên thiếu cảm xúc - Hình 1

Ảnh minh họa

Câu chuyện học sinh “ngồi nhầm lớp” đã và đang được sự quan tâm đặc biệt của các nhà sư phạm. Có nhiều ý kiến khác nhau chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục thực trạng này.

Theo tôi, trong rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng ngồi nhầm lớp như do bệnh thành tích, do dư luận xã hội, do tình yêu thương học trò…, còn có nguyên nhân rất căn bản là do giáo viên thiếu cảm xúc trong dạy học.

Một số nhà sư phạm hay nói rằng: Không có học trò kém mà chỉ có giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Câu nói đó như là một triết lý sống trong quá trình dạy học, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ dạy học để có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của giáo viên không chỉ hướng đến các em học sinh có học lực khá, tốt mà còn phải quan tâm đến các trường hợp khác, nhất là học sinh khiếm khuyết, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt…, phải làm sao để các em có khả năng hòa nhập, vươn lên trong quá trình học tập. Giáo viên cần phải thực hiện tốt chức năng “bù đắp những thiếu hụt” thông qua các tác động giáo dục mà yếu tố khác không thể có được.

Do vậy, soi chiếu vào thực tế hiện nay, lỗi một phần quan trọng là do giáo viên, mà cốt lõi là giáo viên thiếu đam mê, thiếu cảm xúc trong quá trình dạy học dẫn đến các em chán nản, bỏ bê học tập. Học sinh tiểu học thì dẫn đến hiện tượng ngồi nhầm lớp, học sinh cấp trung học thì dẫn đến hiện tượng mất gốc nhưng vẫn được lên lớp.

Tôi còn nhớ rất rõ, khi học cấp 2, phần lớn học sinh lớp chúng tôi mất gốc môn hình học không gian và môn hóa học. Mỗi lần học môn này, nhiều học sinh cảm thấy như cực hình, rồi tìm cách xin nghỉ học hoặc trốn học… Vì từ chỗ các em chán học dẫn đến sợ học, sợ thầy nhưng cuối cùng thì thầy cô cũng bằng mọi cách để số học sinh này được lên lớp hoặc cha mẹ tìm ra “phương án” để con không ở lại lớp.

Video đang HOT

Lẽ ra, nếu đánh giá thực chất thì số học sinh này không đủ điều kiện để lên lớp khi kiến thức gốc bằng 0. Vậy tại sao học sinh lại không thích học, lại mất gốc hoàn toàn đối với môn học này, không thích thầy cô kia?

Các nhà sư phạm khẳng định yếu tố cảm xúc của người thầy vô cùng quan trọng. Thế nhưng, hiện nay, không ít giáo viên còn lơ là, coi nhẹ cảm xúc trong quá trình dạy học nhưng vì thành tích, vì chỉ tiêu, vì tình thương thậm chí vì thiếu hiểu biết nên đã cho qua.

Song, việc giáo viên thiếu cảm xúc có nhiều nguyên nhân khác nhau như: giáo viên thiếu nghiệp vụ sư phạm, không có năng khiếu sư phạm, không được đào tạo cơ bản, do đồng lương còn thấp, vì đời sống “cơm áo gạo tiền” nên họ ít chú tâm vào nghề nghiệp…

Do đó, muốn khắc phục tình trạng ngồi nhầm lớp, mỗi giáo viên cần phải cần phải xem lại mình. Cảm xúc sư phạm là yếu tố vô cùng cần thiết trong dạy học, đó cũng chính là thái độ cá nhân liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong quá trình dạy học.

Nhờ cảm xúc mà có thể mang lại hứng thú nghề nghiệp, mang lại chất xúc tác quan trọng của nghề dạy học. Vì thế, mỗi giáo viên muốn thuyết phục được học sinh của mình, làm cho các em yêu thích với môn học thì học phải thuyết phục được các em bởi chính tri thức của mình.

Trong dạy học, xin mọi người đừng quá cao siêu, sáo rỗng, mỗi một học sinh là một thế giới riêng biệt nên cần phải hướng nội dung tri thức làm sao dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ vận dụng. Từ đó, các em mới có thể yêu thích môn học.

Không chỉ vậy, phương pháp sư phạm của giáo viên cũng góp phần mang lại cảm xúc với môn học, đó cũng chính là tài nghệ sư phạm, là nghệ thuật tác động vào nhận thức, niềm tin, vào ý chí để các em sẵn sàng vượt lên khó khăn, trở ngại.

Bên cạnh đó, tác phong sư phạm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc các em thích học hay không thích học. Đó là sự gần gũi, thân mật, cởi mở, tôn trọng những yêu cầu cao… làm cho các em coi việc học tập như việc thỏa mãn một nhu cầu cần thiết nào đó trong cuộc sống mà không bị áp lực.

Mong rằng, mỗi giáo viên khi đứng lớp phải thực sự như là người anh, người chị, người bạn chân thành để đồng hành cùng học sinh vươn tới tri thức. Họ phải là những người hiểu biết sâu rộng để thuyết phục các em; họ phải thân tình, cởi mở để sẵn sàng động viên, sẻ chia, giúp đỡ các em trong cuộc sống và học tập.

Do đó, việc quan tâm đến cảm xúc của giáo viên là vô cùng quan trọng và dùng cảm xúc để giáo dục, thuyết phục học sinh lại cần thiết hơn bao giờ hết. Như một triết gia giáo dục nói rất hình ảnh rằng: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trên bục giảng, giáo viên không được bộc lộ cảm xúc tiêu cực đối với học sinh của mình.

Bệnh thành tích sẽ làm suy thoái đạo đức, lối sống của con người

Trong công tác, bất cứ ai cũng muốn đạt thành tích, nhất là trong ngành giáo dục, thành tích càng lớn thì chất lượng càng cao. Nhưng thành tích thiết thực phải đi đôi với ý thức tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu.

Bệnh thành tích sẽ làm suy thoái đạo đức, lối sống của con người - Hình 1

Ảnh minh họa

Thi đua là cần thiết

Ai cũng ý thức được rằng, trong công tác, muốn phát triển phải thi đua. Thi đua là thước đo năng lực và đạo đức của mỗi cán bộ, công nhân, viên chức, là động lực thúc đẩy con người hoàn thành nhiệm vụ được giao và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Nhưng điều quan trọng là thi đua phải chú trọng đến thực chất, tuyệt đối không chạy theo số lượng, nặng về hình thức giả tạo, tốn kém, cốt tạo cho uy tín cá nhân để được ban thưởng.

Trong những năm gần đây, dư luận báo chí đã nói quá nhiều về "bệnh thành tích trong giáo dục", thậm chí có người còn nặng lời "những tiêu cực trong ngành giáo dục như thi cử, bệnh thành tích đã làm xói mòn niềm tin của một bộ phận nhân dân, khiến nhiều sinh viên không còn thiết tha gì đến nghề dạy học".

Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy, tệ nạn chạy theo thành tích, theo chỉ tiêu thi đua đã gây ra áp lực nặng nề đối với giáo viên và học sinh. Bệnh này đã âm thầm lan truyền từ đơn vị nầy đến đơn vị khác, từ cấp cao đến cấp thấp, nhất là trong ngành giáo dục, nó ngấm ngầm từ sở, phòng giáo dục đến ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và cả học sinh. Có nhiều bài báo phanh phui một số giáo viên khi "dạy trình diễn", cô dặn em nào hiểu bài đưa tay mặt, còn không hiểu thì đưa tay trái để cô gọi. Một sự dối trá ngay trong lòng giáo dục thật vô cùng xấu hổ!

Đánh giá về hạnh kiểm cũng vậy, nhiều thầy cô giáo nặng về chỉ tiêu, về cảm tính. Từ đó số học sinh yếu kém ngày càng giảm đi, số học sinh xuất sắc và giỏi ngày càng chiếm đa số, thậm chí không có học sinh trung bình.

Bệnh thành tích xuất phát từ đâu?

Có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân cốt lõi là bắt nguồn từ háo danh, thích phô trương, trọng hình thức, khoái khen thưởng, không coi trọng thực học mà chỉ chạy theo thành tích ảo, từ đó sẽ làm sai lệch sự phát triển nhân cách của con người.

Kế đến là bị ràng buộc bởi các chỉ tiêu thi đua không phù hợp với tình hình thực tế như thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm; thi đua làm đồ dùng dạy học; thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp sở... rồi nào thi học sinh giỏi; người tốt việc tốt. Đồng ý là thi đua rất cần thiết, thi đua là yêu nước nhưng phải gắn liền với chất lượng, tuyệt đối không chạy theo hảo huyền, như vậy mới có ý nghĩa. Một vài giáo viên thiếu tâm huyết khi viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc làm đồ dùng dạy học, họ không tự mày mò nghiên cứu, sáng tạo mà lại nhờ đồng nghiệp hoặc bạn bè làm thay để đối phó. Như vậy sáng kiến đâu còn gì giá trị!

Ngay cả ngành giáo dục cũng áp đặt những chỉ tiêu một cách chủ quan, thiếu cơ sở khoa học, cụ thể như: trường chuẩn không có quá 5% học sinh yếu kém; học sinh lưu ban không được hai lần trong một cấp học. Còn một chuyện vô lý nữa là đơn vị thi đua nào cũng dựa vào phương châm "Thành tích năm sau phải cao hơn năm trước".

Từ nhận thức lệch lạc đó, trường nào, lớp nào, phòng nào cũng đề ra chỉ tiêu quá cao nên phải tìm đủ mọi cách để nâng chỉ tiêu với thành tích ảo. Buồn cười nhất là trong buổi lễ tổng kết cuối năm, bảng báo cáo nào cũng tròn trịa, bóng bẫy, vô thưởng vô phạt, nhằm lấy lòng cấp trên và được tuyên dương khen thưởng.

Còn một chuyện khiến cho phụ huynh không an lòng nữa là trường nào cũng có đội cờ đỏ, lớp nào cũng có lớp trưởng giúp giáo viên kiểm tra giờ giấc, nhắc nhở bạn bè đeo khẩu trang, xếp hàng vào lớp, ổn định trật tự trong sinh hoạt và học tập...

Việc làm nầy nếu thực hiện tốt sẽ duy trì được nề nếp học tập, ngược lại, sẽ phản tác dụng. Thực tế cho tấy có những em tổ trưởng, lớp trưởng thiếu trung thực, hành động theo cảm tính, thường có thái độ hống hách, nạt nộ, cụ thể như một vài em nhà xa, đến lớp trể vài ba phút, phải vừa chạy, vừa ăn sáng cũng bị ghi tên, trừ điểm thi đua một cách máy móc, từ đó sinh ra cự cãi, xô xát, mất đoàn kết.

Bên cạnh đó, cũng vì thành tích và áp lực điểm số mà nhiều phụ huynh buộc phải cho con em học thêm. Có người than phiền học sinh cấp I mà không học thêm dứt khoát không bao giờ có điểm số cao. Nhờ học thêm, thầy cô giáo mới rà bài, cho bài tập về nhà làm trước nên bài kiểm tra nào cũng có điểm cao chót vót, cuối năm được lãnh thưởng.

Làm thế nào để chống bệnh thành tích?

Có người nói bệnh thành tích trong giáo dục ngày nay đã trở thánh "quốc nạn". Nhận xét đó tuy hơi quá đáng nhưng không phải không có lý vì nếu như tệ nạn "Làm giả nói thật, làm ít nói nhiều" mà các ngành chức năng không xử lý nghiêm các hành vi gian lận, báo cáo không trung thực, mà lại bao che, dung túng hoặc thổi phồng, phô trương kết quả cảa một đơn vị thi đua nào đó thì hậu quả sẽ không lường hết được. Đó là chưa nói tới nguy cơ tụt hậu, không nâng cao được dân trí, làm suy giảm niềm tin của nhân dân mà còn làm suy thoái nghiêm trọng về mặt đạo đức.

Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đã đến lúc ngành giáo dục cần xây dựng một mô hình trường tiên tiến, văn minh, hiện đại bằng cách lập lại kỷ cương, nề nếp trong đánh giá, xếp loại và thi đua một cách dân chủ, công bằng. Làm sao để thầy và trò đến trường một cách thoải mái, thân thiện, vui tươi, nhân ái với khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024
Hoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờHoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờ
06:52:12 22/12/2024
Chị Đẹp gây sốt với nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh", có kỹ thuật hát bằng tóc không ai làm lạiChị Đẹp gây sốt với nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh", có kỹ thuật hát bằng tóc không ai làm lại
06:59:20 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Về thăm quê, bố mẹ chồng bỗng tuyên bố sẽ giao hết tài sản cho vợ chồng tôi nhưng điều kiện kèm theo khiến tôi chẳng muốn nhận

Về thăm quê, bố mẹ chồng bỗng tuyên bố sẽ giao hết tài sản cho vợ chồng tôi nhưng điều kiện kèm theo khiến tôi chẳng muốn nhận

Góc tâm tình

09:43:52 22/12/2024
Phải chấp nhận đánh đổi chứ? Làm sao mong cầu toàn mọi thứ được. Vợ chồng tôi không sống chung với bố mẹ chồng. Ông bà chỉ có mỗi chồng tôi là con trai, còn một đứa em gái thì lấy chồng xa.
Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Netizen

09:30:25 22/12/2024
Khi tham gia Olympia, các thí sinh có thể là những đối thủ quyết liệt trên sân khấu, cùng tranh tài qua từng câu hỏi đầy thử thách.
Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Tin nổi bật

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Khám phá New York mùa Giáng sinh

Khám phá New York mùa Giáng sinh

Du lịch

09:15:40 22/12/2024
New York là một trong những thành phố sầm uất nhất Hoa Kỳ. Đây được coi là thủ đô của thế giới nhờ sức ảnh hưởng sâu rộng trong các lĩnh vực
Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Thế giới

09:11:05 22/12/2024
Sáng 20.12 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden hôm 19.12 đã điện đàm với Giáo hoàng Francis và nhận lời mời thăm Vatican vào tháng sau.
Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Ẩm thực

09:10:10 22/12/2024
Món gà Tây nướng này sẽ khiến Giáng sinh thêm ý nghĩa và ấm cúng hơn rất nhiều. Hãy tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé!
Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tv show

08:29:13 22/12/2024
Tóc Tiên tiếp tục là chị đẹp nổi bật nhất công diễn 4 Chị đẹp đạp gió 2024 , cô có chiến thắng cách biệt trước Thiều Bảo Trâm và giành lấy 2.200 điểm hoa sóng.
SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

Hậu trường phim

08:26:46 22/12/2024
Giành hai giải thưởng lớn nhưng thực tế Park Shin Hye lại thua đau trước Jang Nara ở bảng đề cử cho chiếc cúp Daesang danh giá.
Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Sức khỏe

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

07:13:45 22/12/2024
Ở demo gốc, Hào Quang có giai điệu khá... ngang, cùng yêu cầu kết hợp vũ đạo đương đại đã khiến các Anh Trai nhăn mặt .
Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Lạ vui

07:09:27 22/12/2024
Một đội ngũ chuyên gia đã phát hiện đường hầm liên sao đầy bí ẩn, cho phép kết nối hệ mặt trời với những ngôi sao xa xôi của vũ trụ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.