Khi giáo sư hàng đầu thế giới dạy miễn phí tại Việt Nam
Từ đất nước Bắc Âu xa xôi, Giáo sư (GS) Matthias Paetzold, giáo sư hàng đầu thế giới về lĩnh vực mô hình vô tuyến, đã chọn Việt Nam để trao truyền tri thức. Hằng năm ông sang trường ĐH Bách khoa Hà Nội để giảng dạy cho sinh viên tại Viện Điện tử Viễn thông, thực hiện các hội thảo chuyên đề mà không đòi hỏi kinh phí hỗ trợ. Đã ba năm nay, cứ vào dịp cuối năm, ông lại có mặt tại Việt Nam để làm công việc đầy trân quý này.
GS Matthias Paetzodl chụp cùng trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Một tình bạn đẹp
Tình cờ, trong một lần trò chuyện, tôi được PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội nói về GS Matthias Paetzold. “GS Matthias Paetzold hay lắm. ĐH Bách khoa Hà Nội có hai vị GS nước ngoài rất gắn bó, một trong hai người đó chính là GS Matthias Paetzold” – PGS Trần Văn Tớp hồ hởi nói.
“Cũng giống như cách chúng tôi đã áp dụng tại Na Uy trong vài năm gần đây. Rất nhiều công ty của nước ngoài đến Việt Nam đặt trụ sở, thu hút lao động. Cần phải thuyết phục các công ty này đầu tư một phần lợi nhuận của họ cho những chương trình nghiên cứu tại Việt Nam”.
GS Matthias PaetzolD
Cầu nối giữa GS Matthias với ĐH Bách khoa Hà Nội lại chính là PGS TS Nguyễn Văn Đức, Viện Điện tử – Viễn thông trường ĐH Bách khoa Hà Nội. GS Matthias Paetzold cho biết, mối lương duyên giữa ông và Việt Nam, đặc biệt là với ĐH Bách khoa Hà Nội, bắt đầu từ năm 2004 khi PGS Nguyễn Văn Đức làm luận án sau tiến sĩ tại ĐH Agder, Na Uy, nơi ông làm việc. Sau khi PGS Nguyễn Văn Đức về Việt Nam, giữa hai người đã thành lập một số dự án hợp tác nghiên cứu. Còn PGS Nguyễn Văn Đức thì cho biết, từ 2009 đến nay, GS luôn giúp các trường ĐH của Việt Nam tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế về điện tử và truyền thông.
Không những thế, hai người còn hợp tác nghiên cứu đề tài mô hình kênh dưới nước do quỹ phát triển về khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted tài trợ. Trong khuôn khổ thực hiện đề tài, GS Matthias Paetzold đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu công khoa học quốc tế. Trong mỗi lần về Việt Nam hợp tác, GS làm các thuyết trình khoa học cho nghiên cứu sinh và hỗ trợ họ về thông tin thủy âm, thông tin vô tuyến.
Video đang HOT
Từ năm 2014, ĐH Bách khoa Hà Nội có chương trình tiên tiến, PGS Nguyễn Văn Đức đã mời GS. Matthias sang Việt Nam giảng dạy cùng. “Điều trân trọng và quý nhất ở GS Matthias đó là ông là một trong những GS đứng đầu thế giới về ngành vô tuyến. Nhưng khi sang giảng dạy tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhà trường chỉ hỗ trợ chỗ ở thôi, còn lại tất cả các kinh phí khác là GS tự lo nguồn hỗ trợ” – PGS Nguyễn Văn Đức . Đã 3 năm nay, GS Matthias đều bay sang giảng dạy tại ĐH Bách khoa Hà Nội mỗi năm hai tuần. với Tiền Phong, GS Matthias cho biết: “Khi tôi ở Việt Nam, PGS Nguyễn Văn Đức và tôi đã có cơ hội để tiến hành các dự án, viết lách cùng nhau, và khởi xướng các dự án mới. Tôi tự hào nói rằng, sau nhiều năm hợp tác cùng nhau, đến nay chúng tôi đã có một tình bạn khăng khít”.
Giáo sư Matthias Paetzold.
Việt Nam có thể “níu chân” người tài
về những ngày giảng dạy tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, GS Matthias Paetzold cho biết, trường có chương trình đào tạo chứng chỉ cử nhân rất vững chắc với rất nhiều sinh viên tài năng. “Kết quả từ những bài kiểm tra trong các khóa học của tôi hàng năm luôn làm tôi ấn tượng” – GS Matthias Paetzold khẳng định. Ông cũng cho hay, ông nghe nói rằng những sinh viên ưu tú của Việt Nam thường rời nước sau khi hoàn thành đào tạo cử nhân và tìm kiếm một chương trình đào tạo thạc sĩ tại một trường đại học nước ngoài. “Đây là một điều rất không tốt đối với Việt Nam. Vì những sinh viên tài năng ưu tú này sẽ không thể tiếp tục đóng góp cho phát triển nước nhà nữa” – GS Matthias . Ông cũng cho biết, chương trình đào tạo thạc sĩ của ĐHBK Hà Nội đã đi đúng hướng, cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Nó giúp điều chỉnh cho chương trình học đáp ứng được yêu cầu cần thiết của thị trường lao động, đem lại cả lợi ích cho sinh viên và ngành công nghiệp nói chung. “Tôi mong rằng những thay đổi này sẽ giúp giữ chân những sinh viên ưu tú, những nhà nghiên cứu tài năng” – GS Matthias nhận định.
Nói thêm về vấn đề đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam, GS Matthias cho rằng vấn đề chính của chương trình đào tạo tiến sĩ hiện nay đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ không có được một mức lương thỏa đáng từ trường ĐH. Mức lương được xem như là động lực để những sinh viên ưu tú theo học những chương trình đào tạo tiến sĩ và phấn đấu sự nghiệp của mình như một nhà khoa học. Tại những quốc gia khác như Đức hay Na Uy, nghiên cứu sinh thường nhận được một mức lương hoàn toàn có thể so sánh được với mức lương của những người làm việc trong ngành công nghiệp.
Ông cũng cho biết hợp tác quốc tế là một bước tốt để có thể có được công trình nghiên cứu mang tầm quốc tế. “Cũng giống như cách chúng tôi đã áp dụng tại Na Uy trong vài năm gần đây. Rất nhiều công ty của nước ngoài đến Việt Nam đặt trụ sở, thu hút lao động. Cần phải thuyết phục các công ty này đầu tư một phần lợi nhuận của họ cho những chương trình nghiên cứu tại Việt Nam. Ví dụ, họ có thể cấp những khoản chi phí nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh đang làm tiến sĩ, như thế, sẽ có sức hút đối với các nghiên cứu sinh hơn. Hay Quỹ từ các công ty quốc tế sản xuất tại Việt Nam có thể sử dụng để cho các dự án nghiên cứu mà mục đích nhằm giải quyết các vấn đề về có liên quan đến lợi ích của các sản phẩm của công ty. Đó sẽ trở thành một giải pháp mà đôi bên đều có lợi: cả nền công nghiệp và các ĐH” – GS Matthias Paetzold nêu quan điểm.
Theo TPO
Đào tạo bậc cao ngày càng... thoáng
Tình trạng bùng phát số lượng cơ sở đào tạo sau đại học đã khiến việc tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ trong nước hiện nay ngày càng dễ dãi.
Việc tuyển sinh, đào tạo sau ĐH trong nước ở nhiều trường khá thoáng
Chủ yếu để học viên... dễ tốt nghiệp
Trường ĐH Công nghệ thông tin có 2 ngành đào tạo sau ĐH với tổng chỉ tiêu là 130 thạc sĩ và 8 tiến sĩ. Tổng số thí sinh nhập học trong năm 2017 chỉ đạt 74%. Đáng lưu ý, số học viên phải gia hạn sau 2 năm học tập chiếm 95% và tỷ lệ học viên phải xin gia hạn tiếng Anh sau khi hết thời gian đào tạo khoảng 30%.
Phát biểu tại hội thảo về đào tạo tiến sĩ do Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tổ chức vừa qua, tiến sĩ Ngô Bá Hùng, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin - Truyền thông Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng phương thức đào tạo tiến sĩ hiện nay ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Mặc dù có 2 phương thức tập trung (3 năm) và bán tập trung (4 năm) nhưng hầu hết nghiên cứu sinh đều chọn bán tập trung. Với phương thức này, thời gian đầu tư cho học tập, nghiên cứu rất hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập.
Một phó giáo sư tại TP.HCM rất bức xúc về tình trạng tuyển sinh, đào tạo và tốt nghiệp ngày càng dễ của một số trường. Người này nói: "Luận văn thạc sĩ được yêu cầu phải có điểm mới trong hình thức và nội dung nhưng nhiều trường đưa ra những đề tài định hướng na ná nhau để học viên dễ tốt nghiệp. Chẳng hạn với ngành quản trị kinh doanh thường có dạng đề tài về sự hài lòng của khách hàng, có khi chỉ thay đổi tên công ty A thành công ty B. Đó là lý do dù yêu cầu các trường phải công bố luận văn lên website nhưng không ít trường chưa thực hiện. Chính vì những đề tài quá dễ mà bản thân tôi đã từ chối hướng dẫn nhiều đề tài".
Hạ chuẩn đầu vào để thu hút người học?
Ngay ở khâu tuyển sinh đầu vào bậc học này cũng đang có nhiều vấn đề: trường càng lớn càng khó tuyển sinh.
Thống kê từ ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy từ năm 2012 đến nay số lượng thí sinh đăng ký dự thi sau ĐH giảm mạnh. Với hơn 10.000 người đăng ký dự thi năm 2012, 2013, đến năm 2014 giảm xuống còn 6.706. Đáng chú ý, năm 2017 chỉ còn 2.912 người dự thi, thấp hơn chỉ tiêu được giao. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự, năm 2017 trường này chỉ tuyển bằng 1/4 số học viên cao học so với năm 2011.
Trước tình trạng khó tuyển này, nhiều trường đang có ý định hạ chuẩn đầu vào để thu hút người học. Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đề xuất thay đổi phương thức tuyển sinh thạc sĩ. Trong đó, thay vì thi toán cao cấp 1 môn cơ bản thì chuyển sang phỏng vấn đánh giá năng lực tổng hợp, thi tự luận môn cơ sở thì chuyển sang vấn đáp. Theo viện này, lợi ích với người học là giảm áp lực ôn tập môn toán!?
Theo đề xuất Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, với người đã có thâm niên công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi sau ĐH nhưng có bằng tốt nghiệp ĐH ngành gần hoặc ngành khác thì không cần yêu cầu bổ sung kiến thức chuyên ngành. Thay vào đó, để cho học viên tự bổ túc kiến thức trong quá trình học sau khi trúng tuyển.
Cũng theo trường này, với những ngành ít thí sinh dự thi, để duy trì người học, cần mở thêm hình thức thi vấn đáp bên cạnh tự luận và trắc nghiệm.
ĐH Quốc gia TP.HCM còn đề xuất bổ sung giai đoạn dự bị nghiên cứu sinh trong đào tạo tiến sĩ. Cụ thể là cho phép các đối tượng chưa có đủ các điều kiện đầu vào tham gia giai đoạn dự bị nghiên cứu sinh trong vòng 24 tháng để hoàn thành yêu cầu đầu vào gồm: học ngoại ngữ, làm việc để có bài báo nghiên cứu, học tiền tiến sĩ...
Đề xuất này nhằm tạo điều kiện để thu hút người học bằng cách cho "nợ" đầu vào.
"Thuê học hàm" giáo sư, phó giáo sư
Tiến sĩ Ngô Bá Hùng cho rằng vấn đề còn nằm ở chất lượng người hướng dẫn. Đa số cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh đều quá bận rộn nên thời gian dành cho việc hướng dẫn, giám sát quá trình học tập nghiên cứu của người học còn nhiều hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo sau ĐH.
Đã có hiện tượng thuê giảng viên để mở ngành. Một trường ĐH tại ĐBSCL đào tạo chuyên ngành phương pháp dạy văn, tiếng Việt nhưng trường không đủ yêu cầu đội ngũ theo quy định. Trường phải "thuê học hàm" PGS của một người ngoài Hà Nội để hợp thức hóa thủ tục với giá 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng 3 năm nay người được "thuê học hàm" chưa một lần được mời vào giảng dạy hoặc ít nhất là thăm trường.
Theo TNO
Phản biện xã hội về đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nhân tài Ngày 7/2, tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện về đào tạo sau Đại học và bồi dưỡng nhân tài. Sinh viên đại học Khoa Hóa - Sinh (Trường Đại học Tây Bắc) trong giờ thực hành môn...