Khi đi học là một niềm vui
Cách thức giảng dạy sao cho phù hợp với trẻ nhỏ luôn là câu hỏi đau đầu của giáo viên: Làm cách nào để lôi cuốn trẻ vào bài giảng? Làm cách nào để trẻ tham gia tích cực vào tiết học và qua đó ghi nhớ được những điều được truyền dạy?
Thực tế cho thấy việc dạy khô khan, “thầy đọc trò chép” kiểu truyền thống không phải là phương pháp dạy mang lại hiệu quả cao: trẻ dễ buồn ngủ, thụ động và mất tập trung vì nhàm chán. Nhất là trong độ tuổi hiếu động, việc học không đúng cách sẽ khiến trẻ trở nên lười nhác và “sợ” học.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh để trẻ thật sự tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất, giáo viên phải biết cách pha trộn giữa việc giảng dạy và những hoạt động lôi cuốn các em. Chương trình Anh vău nhi tại trung tâm Anh văn Bộ Ngoại giao (CEFALT) tập hợp một đội ngũ giáo viên giỏi có thể truyền đạt cho các em nhiều trải nghiệm thú vị trong quá trình học, khuyến khích các em tìm tòi học hỏi thêm từ nhiều nguồn kiến thức khác nhau ngoài sách vở. Giáo viên là người làm việc với các em theo từng nhóm đồng thời chú ý vào sự phát triển của từng cá nhân, tạo nên sự thích thú cho các em trong từng buổi học. Giáo viên nhạy bén có thể nhận ra ngay trẻ hứng thú với lĩnh vực gì và áp dụng bài học để tạo ra động lực học tập cho trẻ.
CEFALT còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp các em vừa học vừa chơi, gặp gỡ và trò chuyện vời nhau bằng tiếng Anh, qua đó giúp các em tự tin trong giao tiếp và dần phát triển kĩ năng nghe nói của các em. Khóa vừa qua CEFALT tổ chức cho các bé đi xem phim hoạt hình Smurf (Xì trum) tại rạp Cinebox, giúp các em vừa được cười thỏa thích với bộ phim vui nhộn, vừa học thêm nhiều từ mới và cách phát âm, ngữ điệu đúng kiểu người bản xứ. Hay nhân dịp Noel năm ngoái, CEFALT mời ông già Noel đến từng lớp chơi, nói chuyện với từng bé. Các em vừa được chơi thật vui, chụp hình với ông già Noel vui tính và tìm hiều nguồn gốc của ông già tuyết. Các em còn được nhận những món quà xinh xắn nữa!
Một buổi ngoại khóa của CEFALT.
Video đang HOT
Ngoài ra môi trường học tập tại CEFALT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc học của các em. Lớp học nhiều ánh sáng và màu sắc, đủ rộng để giáo viên có thể cho bé tham gia các hoạt động trong lớp như chơi trò chơi, tập kịch… Với tính thích khám phá và trí tưởng tượng phong phú, các em rất hào hứng tham gia các hoạt động sáng tạo đồ vật, làm thủ công, vẽ tranh, các trò chơi vận động và hát bằng tiếng Anh, từ đó phát triển các kỹ năng tiếng Anh một cách toàn diện và hiệu quả.
Với khẩu hiệu “A joyful English experience – Hứng khởi học tiếng Anh”, i vào ngày 5-11 tới đây.
Theo DT
Thu hồi tập bài giảng đạo đức gây xôn xao dư luận
Liên quan đến tập bài giảng đạo đức gây xôn xao dư luận tại Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng), ban giám hiệu nhà trường cho biết đã ngừng lưu hành, thu hồi toàn bộ tập bài giảng đạo đức, đồng thời tổ chức mời họp phụ huynh học sinh để lấy ý kiến.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Đỗ Thị Lai - hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) cho biết: "Ngay sau khi có ý kiến dư luận cho rằng tập bài giảng đạo đức mà nhà trường biên soạn phát hành nội bộ tới các em học sinh trong trường có nhiều vấn đề bất cập, nhà trường đã tổ chức cuộc họp với toàn thể các thầy cô giáo chủ nhiệm quyết định tạm thời ngừng lưu hành và thu hồi toàn bộ số tập bài và trả lại tiền cho các em học sinh.
Cùng với việc đó, sáng ngày 25/9, Trường THPT Đồng Hòa đã tổ chức cuộc họp đột xuất với phụ huynh học sinh khối 10 để lấy ý kiến của các bậc phụ huynh về tập bài đạo đức tự biên soạn đang gây xôn xao dư luận".
Trường THPT Đồng Hòa đã ngừng lưu hành và thu hồi tập bài giảng đạo đức gây xôn xao dư luận.
Bà Đỗ Thị Lai cho biết thêm, trong cuộc họp phụ huynh sáng nay 25/9, nhà trường tổ chức họp phụ huynh của 4 lớp khối 10. Tiêu chí của cuộc họp là nhà trường lắng nghe toàn bộ ý kiến của các bậc phụ huynh trên tinh thần cùng nhìn nhận thật khách quan về sự việc. Kết thúc buổi họp, phụ huynh 4 lớp khối 10 đều thống nhất ký vào các biên bản cuộc họp và không có ý kiến gì về việc nhà trường phát hành tập bài giảng đạo đức tới con em học sinh trong trường.
Ngay chiều nay 25/9, nhà trường tổ chức họp phụ huynh 4 lớp khối 10 còn lại và sẽ tổ chức họp phụ huynh các lớp khối 11, 12 để tiếp tục lắng nghe ý kiến của toàn bộ phụ huynh học sinh.
Trước thông tin xôn xao dư luận về việc tập bài đạo đức do giáo viên Trường THPT Đồng Hòa tự biên soạn rồi "ép" học sinh học và viết bài thu hoạch với các nội dung chưa đúng chuẩn mực, bà Đỗ Thị Lai bày tỏ: "Trước hết tôi cũng phải khẳng định lại đây không phải là sách đạo đức mà chỉ là tập bài đạo đức có đóng bìa mà thôi. Tập bài gồm 16 bài trên do tôi sưu tầm, biên soạn, được phát cho học sinh từ 2007 nhưng không phải là luận văn thạc sỹ của tôi.
Đây cũng không phải là sách bắt buộc mà chỉ là tài liệu tham khảo cho học sinh ngoài giờ học chính khóa với mục đích bổ trợ cho các em học sinh thêm kỹ năng sống và giúp các em trưởng thành hơn, biết cách ứng xử đúng mực với thầy cô, bè bạn. Chính vì đây chỉ là tập bài giảng sưu tầm nên tôi nghĩ cách diễn đạt không cần quá mô phạm mà làm sao để các em dễ hiểu mà thôi. Ví dụ như ngày gia đình Việt Nam thì có bài viết để các em trước hết nhớ về tình cảm gia đình rồi bày tỏ những suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình trong các bài thu hoạch".
Một bài giảng về đức tính "Khiêm tốn" trong tập bài giảng đạo đức.
Xuất phát của việc phát hát hành nội bộ tập sách đạo đức tới các em học sinh, bà Lai cho rằng do hướng ra đề môn văn trong các kì thi của học sinh ngày càng theo hướng mở, vì thế, nhà trường muốn qua các bài tập đạo đức tổ chức viết bài thu hoạch để học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình. Bà Lai khẳng định nhà trường không ép các em học sinh phải mua tập bài giảng mà những em nào có nhu cầu thì mua thôi. Số tiền mỗi tập bài giảng đến thời điểm này là 10 nghìn đồng chỉ đủ tiền photo.
Về việc Sở GD-ĐT TP Hải Phòng yêu cầu Ban giám hiệu Trường THPT Đồng Hòa tường trình về tập bài đạo đức, bà Đỗ Thị Lai cho biết đã tổ chức cuộc họp hội đồng lập bản tường trình và sẽ gửi báo cáo toàn bộ sự việc lên Sở GD-ĐT TP Hải Phòng vào ngày mai 26/9.
"Toàn bộ sự việc, chúng tôi sẽ báo cáo trung thực và khách quan nhất lên Sở GD-ĐT TP Hải Phòng để Sở GD-ĐT xem xét. Chúng tôi sẽ chấp hành theo quyết định của Sở GD-ĐT ngay khi có kết luận cuối cùng về sự việc", bà Đỗ Thị Lai khẳng định.
Theo dân trí
Giải mã hiện tượng bùng học "không-vắng-mặt" của học sinh Một hiện tượng hết sức quen thuộc đấy nhé! Bùng học theo dạng không vắng mặt!? Bùng học theo dạng "không-vắng-mặt" nghĩa là tuy bạn có đến trường và ngồi ngay trong lớp nhưng lại hoàn toàn không tập trung vào bài giảng. Lượng kiến thức bạn thu về sau buổi học là con số 0, như thể bạn không hề đến lớp...