Khi con trẻ đánh nhau dã man còn người lớn thờ ơ đến tàn nhẫn

Theo dõi VGT trên

Một sự thật đáng buồn nhưng ít người nói đến là nguyên nhân khiến trẻ đánh bạn thường có nguồn gốc từ gia đình. Trẻ bắt nạt thường bị cha mẹ hắt hủi, lạnh nhạt và đánh giá tiêu cực.

Khi con trẻ đánh nhau dã man còn người lớn thờ ơ đến tàn nhẫn - Hình 1

Khi con trẻ đánh nhau dã man còn người lớn thờ ơ đến tàn nhẫn - Hình 2

Lê Nguyên Phương – Chuyên gia tâm lý giáo dục

TS Lê Nguyên Phương có 15 năm tư vấn học đường cho lứa tuổi mầm non đến đại học. Ông lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại Đại học Nam California (USC), Mỹ. TS Lê Nguyên Phương cũng là học giả Fulbright, người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý Học đường tại Việt Nam. Ông là tác giả của bộ sách Dạy con trong hoang mang, giành giải Sách hay 2018 về hạng mục sách Giáo dục.

Năm 2016, Hội đồng thành phố Shawano (bang Wisconsin) thông qua sắc lệnh về nạn bắt nạt trong học đường. Theo đó, khi con mình bắt nạt bạn, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ được thông báo và được cho 90 ngày để giải quyết sự việc. Nếu hành vi bắt nạt bạn tái diễn, cha mẹ sẽ bị phạt 366 USD; tái diễn lần hai là gần 700 USD.

Nếu như ở bang Wisconsin, phụ huynh chỉ bị phạt tiền khi con mình bắt nạt bạn thì ở thành phố Bắc Tonawanda (bang New York), từ cuối năm 2017, ngoài việc phải đóng mức phạt khoảng 250 USD, cha mẹ hoặc người giám hộ có thể phải đối mặt án tù 15 ngày.

Sự việc bắt nguồn từ việc một thiếu niên 15 tuổi đấm vào mặt cậu bé 13 tuổi ngay ngoài tiệm tạp hóa. Vì cả hai còn là trẻ vị thành niên, cảnh sát không thể làm gì được. Ông William Cargo, bố của nạn nhân, rất bất bình vì “những kẻ bắt nạt không phải chịu hậu quả gì”. Theo các nhà chức trách, việc ban hành điều luật này nhắm tới những phụ huynh không chịu hợp tác với cảnh sát và nâng cao trách nhiệm trong việc dạy dỗ con trẻ.

Thế nhưng, không phải ai trong ngành giáo dục cũng biết cách giải quyết những vụ bắt nạt, nhất là hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân.

Tại bang Indiana, cô bé Angel Green bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình, từ cân nặng tới màu tóc. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi bố em bị bắt vì tội xâm hại chính con gái mình. Em bị bạn bè bắt nạt suốt từ lớp 6 đến lớp 8. Mặc dù trường có giáo viên phụ trách trường hợp của Green nhưng vẫn chưa đủ. Cô bé treo cổ tự tử ở cạnh trạm xe buýt năm 2015 khi học lớp 8.

Không biết chuyên viên tâm lý học đường ở trường này có được hỏi đến khi vụ bắt nạt xảy ra hay không? Hay chuyên viên tham vấn tâm lý học đường ở đây là giáo viên chủ nhiệm được tập huấn vài ngày rồi bắt kiêm nhiệm công tác tham vấn như ở…Việt Nam?

KHI NGƯỜI LỚN VÔ CẢM

Câu chuyện tại Hưng Yên chỉ là giọt nước tràn ly của hiện tượng bạo lực học đường xảy ra đã nhiều năm trong nhà trường Việt Nam. Hiện tượng này thực ra là một trong những vấn nạn của học đường, không phải chỉ ở thời gian gầy đây và xảy ra ở nhiều nước.

Tuy nhiên, các vấn đề của hệ thống và môi trường giáo dục tại Việt Nam xảy ra liên tiếp trong thời gian ngắn lẫn thái độ trốn trách trách nhiệm của nhà trường, cũng như mức độ nghiêm trọng ngày một tăng đã khiến người dân bức xúc, đòi hỏi hành động.

Nếu những người có trách nhiệm “lo liệu phòng bị” cho học sinh chỉ biết phản ứng thụ động khi khủng hoảng xảy ra, thì khổ đau của các em đã trở thành thương tật thể xác và tâm lý kéo dài suốt đời.

Hiệu ứng đám đông khi chỉ chú ý đến sự việc đặc biệt như thế, có thể xem như một cái van xã hội báo động những hiện tượng cần phải can thiệp ngay.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ vấn đề xã hội khác, mọi khủng hoảng đều đã có những biểu hiện kéo dài lâu ngày với nhiều mức độ và sắc thái khác nhau mà sự vô tri, vô cảm của người có thẩm quyền hay liên quan đã khiến cho nó trầm trọng hơn.

Nếu những người có trách nhiệm chỉ biết phản ứng thụ động khi khủng hoảng xảy ra, thì khổ đau của các em đã trở thành thương tật không chỉ thể xác, mà còn cả tâm lý kéo dài suốt đời.

Hành động tấn công dã man đó làm chúng ta dễ thấy và tức giận, nhưng hành động bắt nạt không chỉ giới hạn ở tấn công thể xác, mà còn bao gồm cả tấn công tâm lý, mặt đối mặt hay sử dụng phương tiện mạng xã hội (cyber bullying).

Video đang HOT

Chúng ta dễ dàng phẫn nộ khi học sinh bị thương tật hay tử vong vì ẩu đả, hành hung, cưỡng hiếp tại trường; nhưng nhanh chóng bỏ qua khi các em bị bôi nhọ, chế giễu, hay sỉ nhục. Chúng ta dễ dàng bỏ qua và cho đó là thực trạng tự nhiên của nhà trường nói riêng và xã hội nói chung, nghĩ rằng con em phải trải nghiệm chúng mới đủ cứng cỏi để trưởng thành.

Mọi người quên một điều là chính chúng ta khi còn nhỏ, nếu từng là nạn nhân thì đều đau khổ, uất ức, và căm hận những kẻ thủ ác. Quan trọng hơn nữa, một xã hội văn minh không có chỗ cho hiện tượng như vậy, vì đó là hành vi chà đạp nhân phẩm con người.

Chúng ta có thể đã biết nhiều về những vấn đề mà nạn nhân trong vụ bắt nạt phải gánh chịu lâu dài, nhưng lại ít khi để ý tâm lý của trẻ bắt nạt và trẻ bàng quan.

Chúng ta có thể kêu gọi trừng phạt trẻ bắt nạt hay tỏ thái độ từ ngạc nhiên đến công phẫn đối với trẻ bàng quan, nhưng vấn đề sẽ không được giải quyết rốt ráo nếu không tìm hiểu tâm lý của những đối tượng còn lại trong một vụ bắt nạt.

CHA MẸ KHÔNG VÔ CAN

Để giải quyết vấn đề, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là tại sao trẻ bắt nạt bạn học của mình? Nghiên cứu cho thấy động lực không phải chỉ một. Trẻ bắt nạt có thể vì lòng tự tôn kém, sợ bị bạn bè chê cười, bỏ rơi, muốn tìm sự chú ý ngưỡng mộ của bạn bè, thiếu khả năng cảm thông tâm trạng và tình cảm của người khác, hay muốn giải tỏa sự tức giận của mình.

Nếu tham vấn một đứa trẻ bắt nạt, chúng ta sẽ thấy tiềm ẩn dưới cái vỏ “anh chị” cũng như thái độ ngạo mạn và vô cảm là sự sợ hãi và bất lực.

Có một sự thật đáng buồn nhưng ít người muốn nói đến là nguyên nhân khiến trẻ bắt nạt bạn học thường có nguồn gốc từ gia đình. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy các trẻ bắt nạt hay bị cha mẹ hắt hủi, lạnh nhạt và đánh giá tiêu cực.

Tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong những gia đình này thường không gắn bó, thiếu sự hỗ trợ tinh thần từ phía phụ huynh với con cái. Mâu thuẫn giữa “đấng sinh thành” cũng không hiếm trong những gia đình có con là kẻ bắt nạt, khi chúng phải chứng kiến hầu như mỗi ngày thái độ, lời nói, và hành vi của người lớn đối xử với nhau, đặc biệt là để khẳng định quyền lực với “đối tác”.

Việc khẳng định quyền lực đó dĩ nhiên không giới hạn giữa quan hệ chồng vợ, mà rõ nét nhất ở việc dạy dỗ con cái. Con phải tuân theo tất cả yêu cầu do cha mẹ đề ra. Trẻ có thể bị trừng phạt nếu vi phạm mà không hề được giải thích lý do của những lề luật hay mệnh lệnh đó, mặc dù đa phần chúng chỉ là kinh nghiệm riêng tư và có thể rất đặc thù của phụ huynh, hay thậm chí là ngẫu hứng, ba phải, bốc đồng nào đó.

Một sự thật đáng buồn nhưng ít người nói đến là nguyên nhân khiến trẻ bắt nạt bạn học thường có nguồn gốc từ gia đình. Trẻ bắt nạt hay bị cha mẹ hắt hủi, lạnh nhạt và đánh giá tiêu cực.

Việc vâng lời của con cái giúp củng cố bản ngã và và tín điều của những cha mẹ này. Vì vậy, khi con cái không vâng lời, họ cảm thấy tức giận, mất mặt, phản bội, và thất bại trong chuyện làm cha mẹ. Những cảm xúc tiêu cực ấy có thể dẫn họ đến hành động bạo hành thể xác hay tinh thần với con cái.

Ngược lại, trong những tổ ấm mà trẻ được nuông chiều thái quá, nhất là gia đình giàu mà phụ huynh ít thời gian cho con cái, người lớn thường có thái độ hãnh tiến với sự thành công về tài chính của mình và tỏ thái độ khinh thường giá trị nhân văn phổ quát mà họ nghĩ là vô dụng trong một xã hội nơi thân, thế, quyền mới là yếu tố quyết định thành công.

Vì thế, bài học họ gián tiếp hay trực tiếp dạy con là đường dẫn đến thành công bất chấp mọi giá trị đạo đức, bao gồm cả việc bóc lột, lợi dụng, và áp bức người khác.

Còn tại sao trẻ lại bàng quan trước những cảnh bắt nạt tàn nhẫn mà chúng chứng kiến? Một số không biết phải giúp như thế nào, số khác sợ hãi nghĩ rằng sẽ đến lượt mình là nạn nhân, trong khi có những người vốn vô cảm với cảnh như thế.

Nhóm cuối cùng cảm thấy mình vô can vì đã vô cảm. Bởi vì, chúng đã chứng kiến đầy rẫy cảnh tương tự trong gia đình, làng xóm, hay phim ảnh. Chúng đơn giản chấp nhận chuyện bắt nạt như một phần của cuộc sống và cảm thấy mình chẳng có gì liên can.

Tệ hơn nữa khi chính thái độ này lại được dạy dỗ trực tiếp bởi cha mẹ của những đứa trẻ bàng quan. Không ít người nghĩ rằng mình khôn ngoan, khi dạy con làm ngơ và chạy trốn. Họ không biết có thể đã gieo mầm cho những trái độc.

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng mình khôn ngoan khi dạy con làm ngơ và chạy trốn trước những cảnh bắt nạt tàn nhẫn. Họ không biết mình có thể đã gieo mầm cho những trái độc.

Trẻ bàng quan có thể trở thành kẻ bắt nạt hay nạn nhân trong tương lai. Để khỏi phải trở thành nạn nhân, trẻ bàng quan có xu hướng trở thành trẻ bắt nạt, thường về phe với những “băng đảng” đã tồn tại trong trường hay làng xóm.

Ngược lại, một số trẻ khác có thể sợ sẽ trở thành nạn nhân trong tương lai khi thấy chính mình cũng đơn độc và yếu đuối. Chúng sẽ mang cảm giác bất lực này suốt đời và cam chịu áp bức của người khác trong quan hệ vợ chồng, công việc, hay xã hội.

Thái độ vô cảm của trẻ bàng quan là tiền đề và dấu hiệu của một xã hội vô cảm và vô can trước những bất công và áp bức, làm mục ruỗng tinh thần liên đới xã hội.

Trong cuốn “ Dạy con trong hoang mang”, tôi đã chỉ ra: Một hành động tưởng có thể chỉ thoáng qua như khoanh tay đứng nhìn vụ bắt nạt trên sân trường có thể định hình thái độ và tình cảm của trẻ suốt đời.

Chính sự sợ hãi đó đã tước đi của trẻ cơ hội học hỏi những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong mối giao tiếp của xã hội. Tâm lý thụ động và sợ hãi thật ra không cứu được đứa bé trong đường dài, mà tạo điều kiện để cho các bé trở thành nạn nhân trong tương lai, vì những kẻ bắt nạt – dù là chồng vợ, chủ hay ông hàng xóm – luôn thính mũi trước mùi sợ hãi và nhanh mắt trước vẻ run rẩy.

CHỈ TRỪNG PHẠT KẺ BẮT NẠT LÀ CHƯA ĐỦ

Nghiên cứu cho thấy những nỗ lực phòng chống bạo lực học đường thường thất bại vì chúng ta đã không có một kế hoạch toàn diện và chỉ tìm cách trừng phạt kẻ bắt nạt, cũng như nhà trường. Đó là những bước căn bản nhưng không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề.

Một kế hoạch toàn diện đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo về tâm lý và điều kiện của mọi thành phần liên hệ đến hiện tượng này. Về phía học sinh, đó là trẻ bắt nạt, trẻ nạn nhân, và trẻ bàng quan. Phía nhà trường là ban giám hiệu, giáo viên, và kể cả sở giáo dục.

Nghiên cứu cho thấy những nỗ lực phòng chống bạo lực học đường thường thất bại vì chúng ta đã không có một kế hoạch toàn diện và chỉ tìm cách trừng phạt kẻ bắt nạt, cũng như nhà trường.

Và dĩ nhiên, chúng ta không thể quên vai trò của cha mẹ học sinh, cộng đồng và xã hội.

Thường các chương trình can thiệp không hiệu quả khi chúng không phân biệt đối tượng, lứa tuổi, lý do sử dụng bạo lực; không đánh giá và có kế hoạch cho tất cả thành phần học sinh tham dự hay chứng kiến hành động bạo lực; không có chương trình tập trung cho trẻ đã và đang sử dụng bạo lực, thông thường 5% học sinh bắt nạt sẽ gây 30% vụ trong trường.

Ngoài ra, các chương trình phòng chống cũng thất bại khi chỉ dạy vài giờ về ý thức phòng chống bạo lực cho giáo viên, học sinh hay ban giám hiệu mà không tiếp tục giám sát sau một thời gian áp dụng để bảo đảm chất lượng và hiệu quả lâu dài.

Nghiên cứu cũng cho thấy các chương trình phòng chống bạo lực học đường hiệu quả khi chúng được áp dụng một cách nhất quán và liên tục, có kết hợp phòng ngừa và can thiệp, phối hợp các chương trình toàn trường, nhóm nhỏ và cá nhân, có kết hợp hoạt động và hỗ trợ của nhà trường, gia đình và cộng đồng, và cần có các chương trình hỗ trợ song song như chương trình hòa giải xung đột.

Giải pháp đã có qua nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Quyết tâm cũng đã có với sự bức xức của xã hội trước vụ Phù Ủng, Hưng Yên. Hỗ trợ từ phía chính quyền cũng đã xuất hiện với việc Bộ trưởng GD&ĐT thăm nạn nhân.

Điều còn thiếu là một hành động mang tính tập thể và hệ thống, nhất quán và lâu dài của toàn xã hội để một lần giảm thiểu hay chấm dứt nỗi đau cho con em chúng ta là nạn nhân, và để ngăn ngừa một xã hội mà những đứa trẻ bắt nạt ngày nay sẽ là người nắm quyền lực trong tương lai.

Lê Nguyên Phương

Illustration: Phượng Nguyễn

Theo Zing

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường

Mất đồ dùng cá nhân, bị thương vô cớ hay thường xuyên khó ngủ, gặp ác mộng là những dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ có thể đang bị bắt nạt ở trường học, theo trang Activekids.com.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 1

Sợ hãi mạng xã hội: Ngày nay, việc bắt nạt không chỉ diễn ra ở ngoài đời thực mà còn trên mạng xã hội, biểu hiện bằng những lời lẽ xúc phạm, chế giễu hay nhục mạ. Tất nhiên, tôn trọng quyền riêng tư là điều tốt, nhưng cha mẹ cũng không nên quá thờ ơ với cuộc sống của những người trẻ trên mạng xã hội để có thể phát hiện những mối nguy cơ tiềm ẩn một cách nhanh nhất.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 2

Các vết thương không rõ nguyên nhân: Khi đi học, việc con trẻ vô tình gặp phải các tai nạn nhỏ và bị thương là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đứa trẻ có xu hướng không trung thực về nguyên nhân gây nên các vết bầm tím, cào cấu trên cơ thể mình, hãy liên hệ ngay với giáo viên để biết chuyện gì đã xảy ra.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 3

Đồ dùng học tập bị mất hoặc làm hỏng: Tất nhiên, đây cũng là chuyện bình thường khi đi học. Tuy nhiên, nếu tần suất diễn ra việc này quá thường xuyên, cộng thêm thái độ mập mờ của đứa trẻ khi được hỏi thì không hề bình thường chút nào.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 4

Thường xuyên giả bệnh: Với nhiều đứa trẻ nghịch ngợm, việc giả bệnh để được nghỉ ở nhà xem phim hoặc chơi điện tử là chuyện không hiếm. Tuy nhiên, những cơn đau đầu, đau bụng hay ốm giả thường xuyên có thể cho thấy một đứa trẻ đang cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đến trường nên tìm cách trốn tránh.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 5

Thay đổi thói quen ăn uống: Với nhiều đứa trẻ học bán trú và ăn trưa ở trường, việc bỗng nhiên ăn quá nhiều vào buổi tối sau khi tan học trở về nhà có thể do đã bỏ bữa trưa vì bị những kẻ bắt nạt làm phiền hoặc dọa dẫm. Để ý những thay đổi nhỏ nhất trong thói quen ăn uống của trẻ, điều đó không bao giờ là thừa.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 6

Khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng: Việc một đứa trẻ thức khuya vào buổi tối có thể là do mải mê lướt mạng xã hội hoặc giải quyết bài tập về nhà. Tuy nhiên, nếu chúng thực sự gặp vấn đề về giấc ngủ, người hay mệt mỏi, rất có thể là do áp lực, căng thẳng từ việc bị bắt nạt.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 7

Không hứng thú với trường học: Nếu một đứa trẻ có học lực khá bỗng nhiên bị sa sút, chẳng còn đề cập đến những điều thú vị, hài hước ở trường như trước kia vẫn làm thì không loại trừ khả năng chúng gặp phải vấn đề khó khăn nào đó hoặc bị tấn công ở trường.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 8

Bỗng nhiên mất bạn bè và lảng tránh xã hội: Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, không còn đi chơi hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một "báo động đỏ" mà phụ huynh cần để tâm.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 9

Mất tự tin: Một đứa trẻ đột nhiên quan tâm đến vẻ ngoài của mình và áp dụng những cách quyết liệt, thậm chí tiêu cực để thay đổi chúng có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt. Phần lớn các vấn đề bắt nạt ở trường học thường liên quan đến ngoại hình, chủ yếu là cân nặng.

Nếu có 10 dấu hiệu này, rất có thể trẻ đang bị bắt nạt ở trường - Hình 10

Có hành vi tự hủy hoại bản thân: Trốn khỏi nhà, tự làm bản thân bị thương hay thậm chí là đề cập đến việc tự sát có thể là những dấu hiệu của một đứa trẻ đang bị bắt nạt mà những người xung quanh không bao giờ nên bỏ qua.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXHHiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH
14:31:01 20/12/2024
Đại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viênĐại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viên
13:49:07 20/12/2024
Midu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu giaMidu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu gia
14:44:49 20/12/2024
Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giâyBức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây
13:58:12 20/12/2024
Những đám cưới đình đám của showbiz Việt năm 2024Những đám cưới đình đám của showbiz Việt năm 2024
11:04:07 20/12/2024
Sao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ DuyênSao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ Duyên
12:51:43 20/12/2024
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợiCâu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi
13:52:15 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

Mọt game

17:04:23 20/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải đấu khá đặc biệt của LPL khi nó diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng vô cùng ồn ào và nhiều drama .
Lý giải nguyên nhân tần suất bão dày đặc hơn

Lý giải nguyên nhân tần suất bão dày đặc hơn

Thế giới

16:33:24 20/12/2024
Ngoài ra, nghiên cứu cho biết thêm rằng tình trạng mất nhiệt do lượng băng giảm có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông của đại dương và hệ thống khí hậu nói chung.
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

Phim châu á

16:31:27 20/12/2024
Đây là những bộ phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất trong năm 2024. Các tác phẩm này quy tụ dàn diễn viên thực lực chất lượng, sở hữu kịch bản có chiều sâu và đáng suy ngẫm.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Ẩm thực

16:28:17 20/12/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng chế biến ngon miệng khiến ai thưởng thức cũng thích.
Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

Sức khỏe

16:24:58 20/12/2024
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Louis Phạm dính nghi vấn chia tay bạn trai Việt kiều?

Louis Phạm dính nghi vấn chia tay bạn trai Việt kiều?

Sao thể thao

16:22:36 20/12/2024
Ngày 19/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (hay còn được biết đến với nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi đăng dòng trạng thái: Tạm biệt và hẹn gặp lại .
Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Phim âu mỹ

15:26:36 20/12/2024
Sau nhiều tuần liên tục được nhá hàng bởi chủ tịch DC Studios kiêm đạo diễn James Gunn, cuối cùng thì trailer chính thức của Superman, thuộc vũ trụ DCU, cũng đã chính thức ra mắt.
Trend này khét: 1m2 có 10 Gen Z khoe "về quê thi đỗ Big4" ăn cơm mẹ nấu, cưới người mình yêu, lương tiêu phà phà

Trend này khét: 1m2 có 10 Gen Z khoe "về quê thi đỗ Big4" ăn cơm mẹ nấu, cưới người mình yêu, lương tiêu phà phà

Netizen

15:26:14 20/12/2024
Công việc ổn định, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật không làm thêm, được ở gần bố mẹ... , là những cái Gen Z bỏ phố về quê, có việc làm ổn định, thi nhau flex kịch liệt trên MXH cuối năm 2024.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Phim việt

15:23:46 20/12/2024
Thấy Kiên và Quân bàn bạc với nhau kế hoạch và có vẻ cho mình ra rìa, Hùng rất bực tức. Hùng mang tâm sự về nhà nói chuyện trong bữa ăn với gia đình Kiều.
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?

Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?

Sao châu á

15:06:51 20/12/2024
Trong vlog chia sẻ cuộc sống đời thường vừa cập nhật lên trang cá nhân, Kiều Hân liên tục lặp lại hành động lạ đặt tay lên bụng trong nhiều khoảnh khắc.
Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Pháp luật

15:06:29 20/12/2024
Ngày 20/12, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với 55 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn có sự tiếp tay, bảo kê của cán bộ thuế.