Khi con gái theo nghề điện tử
LTS: Chịu “hai tầng” định kiến: “ Sao lại đi học nghề?” và “ Con gái sao học nghề của con trai?”, Ngô Thị Thảo (Hà Nội) vẫn quyết định đi con đường riêng của mình để hướng đến thành công.
Ngô Thị Thảo đang hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ thuật viên điện tử – Ảnh: TRẦN TRỊNH
Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông, ông bà, bố mẹ đều vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhà có ba chị em, tôi là chị cả nên từ nhỏ đã gánh vác một phần việc nhà, ruộng vườn cùng bố mẹ. Dẫu vậy, tôi không lúc nào nguôi ngoai giấc mơ học nghề điện hoặc điện tử.
Bỏ nhà đi học nghề
Ông nội tôi là thợ điện, chuyên sửa chữa điện trong thôn nên từ bé tôi đã tiếp xúc với tuavit, dây điện, bảng điện… Là con gái nhưng tôi bị thu hút và rất hay nghịch ngợm, dù lúc đó chẳng biết gì về điện.
Tốt nghiệp THPT năm 2013, tôi chọn học ngành điện tử tại một trường cao đẳng nghề ở Hà Nội. Dù tôi vỡ òa với niềm vui trúng tuyển, mọi người trong gia đình lại phản đối quyết liệt: “Con gái ai lại đi học điện?”, “Ra trường rồi có xin được việc không?”.
Thời gian đó gia đình gặp cảnh kinh tế khó khăn nên ước mơ học hành của tôi đành dang dở. Dẫu vậy, không phải vì thế mà tôi đánh mất ước mơ. Tôi xin vào làm ở một công ty gần nhà để có tiền đi học. Năm 2014 tôi thi lại và tiếp tục chọn học nghề bằng tiền của mình, dù gia đình vẫn tiếp tục phản đối.
Có lúc tôi phải bỏ nhà một thời gian để được học nghề. Với tôi, học nghề vừa tiết kiệm chi phí và thời gian rút ngắn hơn, lại được đào tạo vào đúng chuyên sâu, học thật làm thật.
Video đang HOT
Trưởng thành theo thời gian
Khi còn là sinh viên, tôi phụ việc theo giờ cho một gia đình để có tiền trang trải việc học tập. Chủ nhà có điều kiện nên đồ gia dụng và các thiết bị trong nhà đều có giá trị và đắt tiền. Tôi nhớ có lần miệt mài vệ sinh lại cái máy hút mùi trong bếp bị hỏng lâu ngày, tôi phải lau chùi mất tới 3 buổi và sửa được đường dây cấp nguồn. Cho tới bây giờ, chủ nhà vẫn thường nhờ tôi đến nhà “bảo dưỡng” các thiết bị khi có vấn đề. Chỉ đơn giản là mình được tín nhiệm đã là một thành công trong nghề rồi.
Nhiều người hỏi tôi: “Tại sao em chọn nghề này?”. Tôi chọn nó bởi vì đó là mơ ước của tôi, là nguồn động lực để tôi cố gắng, là niềm đam mê khiến tôi có mục đích trong cuộc sống, để tôi có ngày hôm nay. Nghề cho tôi cuộc sống đầy đủ hơn. Điều cuối cùng khiến tôi yêu và trân trọng nghề bởi nghề đã cho tôi gặp các thầy cô, đặc biệt là những giảng viên ở Trường CĐ Điện tử – điện lạnh Hà Nội, Trường CĐ Công nghệ Hà Nội, trao cho tôi cái nghề bằng cả tâm huyết của nhà giáo.
Cho tới tận bây giờ khi đã có gia đình, tôi vẫn tiếp tục theo đuổi việc học nghề, chỉ đơn giản học thêm để nâng cấp tay nghề, để có một công việc theo đúng với mong ước bao lâu nay là trở thành một nữ kỹ thuật viên điện tử.
Lời nhắn gửi chân thành
Tôi luôn mong muốn các bạn trẻ – đặc biệt là các bạn học sinh chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12 hay những bạn sinh viên đang đi học và chuẩn bị ra trường – hãy kiên cường, nên có một mơ ước về một công việc, nên chọn lấy một nghề mà bản thân các bạn muốn làm nhất và lấy đó làm mục đích, bởi chỉ có theo đuổi mục đích chính của bản thân thì cuộc sống mới thay đổi được.
Tôi tin nếu bạn hết lòng thì sẽ không gì có thể phụ được bạn. Với các bậc phụ huynh, tôi muốn nhắn gửi hãy tự tin trao đôi cánh cho con em mình để các bạn có thể tự đứng lên, tự lập và tự chịu trách nhiệm với bản thân.
Sinh viên cao đẳng nghề học cơ điện, ôtô theo tiêu chuẩn Đức
Sinh viên 5 trường cao đẳng nghề ký kết chương trình đào tạo song hành với VinFast mới đây sẽ học theo mô hình của Đức và được thẩm định bởi Hiệp hội DIHK.
5 trường cao đẳng hợp tác Vinfast gồm: Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP HCM. Theo ký kết, học viên sẽ được cấp bằng kỹ sư thực hành của trường và chứng chỉ kỹ thuật viên của VinFast. Hãng xe Việt cũng sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo, đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông - Giám đốc Trung tâm Đào tạo VinFast cho biết thêm, chương trình đào tạo được thiết kế theo mô hình của Đức, và được thẩm định bởi Hiệp hội các phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK).
Điểm nổi bật của chương trình là tỷ lệ thời gian thực hành so với lý thuyết là 70/30. Riêng giai đoạn tại VinFast, sinh viên sẽ được đào tạo theo hình thức Work-based Learning và On-the-Job Training - học từ chính các công việc thực tế trong xưởng của VinFast. Sinh viên sẽ đồng thời được luân chuyển các vị trí khác nhau để đạt được nhiều kỹ năng.
Là một trong những cơ sở đào tạo nghề đi đầu trong việc liên kết với doanh nghiệp và mới đây là Vinfast, ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội chia sẻ, trong lĩnh vực sản xuất ôtô, trường ký kết với VinFast triển khai mô hình đào tạo song hành theo chuẩn ngành công nghiệp Đức.
"Đây là mô hình đào tạo khép kín giữa nhà trường và doanh nghiệp, đảm bảo 3 yếu tố quan trọng: Học viên được học lý thuyết tại trường sau đó thực hành với máy móc hiện đại tại nhà máy VinFast với tỷ lệ 30/70 (30% lý thuyết, 70% thực hành); chương trình đào tạo chuẩn quốc tế nên đảm bảo chất lượng đầu ra; học viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp", ông Ngọc cho biết.
Chương trình liên kết đào tạo giữa VinFast và 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đầu tiên sẽ bắt đầu từ năm học 2020-2021, chỉ tiêu tuyển sinh toàn quốc 150 học viên. Học sinh trúng tuyển sẽ bắt đầu khóa học từ tháng 9/2020.
Phòng thực hành với máy móc hiện đại tại nhà máy VinFast.
Liên kết đào tạo song hành là mô hình phổ biến tại các nước tiên tiến trên thế giới. Ưu điểm của hình thức này là đảm bảo chất lượng đầu ra nhân sự, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường và yêu cầu của các doanh nghiệp. Chia sẻ về hình thức liên kết này, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định, chìa khóa trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng hiện nay ở Việt Nam là mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, xã hội hóa và làm sao doanh nghiệp phải là chủ thể tham gia trong công tác giáo dục nghề nghiệp này.
"Doanh nghiệp tham gia với tư cách là nhà đầu tư, người đặt hàng, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp đào tạo, kiểm tra, cấp bằng và cấp các chứng chỉ về đào tạo nghề nghiệp và sau đó là sử dụng lao động. Khi nào các doanh nghiệp có thể tham gia vào toàn khâu trong các chuỗi giá trị về giáo dục thì lúc đó mới hy vọng tạo ra sự đột phá trong giáo dục nghề nghiệp của chúng ta", ông Lộc nhìn nhận.
Học viên thực hành tại trung tâm đào tạo của VinFast.
Mặt khác, trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, những động thái mới đây như việc Mỹ mời Việt Nam đối thoại với Bộ tứ kim cương để tái cấu trúc chuỗi cung ứng, mang lại cơ hội cho Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới. Giới chuyên gia cho rằng, việc tái khởi động lại nền kinh tế sau dịch bệnh và hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực là thách thức chung nhất của các nước, và là chìa khoá của sự thành công. Quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng, đặc biệt có kỹ năng nghề giỏi thì sẽ thắng lớn và ngược lại.
Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo mới đây, bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư vào Việt Nam nhưng lao động trong nước lại chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu. Lao động Việt Nam bị đánh giá thiếu kỹ năng thực hành, thường mất nhiều thời gian để đào tạo lại.
Sinh viên học từ chính các công việc thực tế trong xưởng của VinFast.
Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Lộc đưa ra kết quả khảo sát, có 75% doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề tự động hoá. Theo kế hoạch của các doanh nghiệp trong ba năm tới sẽ tự động hoá 1/4 đến 1/3 các khâu, tức là 25% - 33% việc làm tay chân sẽ được chuyển sang máy móc.
"Sự chuyển dịch tạo ra thách thức cho lao động thiếu kỹ năng, và cũng là cơ hội cho lao động có tay nghề. Chiến tranh thương mại, dịch bệnh... càng thúc đẩy nhanh hơn việc tự động hóa, nên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh công tác đào tạo nghề là vấn đề quan tâm bậc nhất trong chương trình nghị sự của chúng ta", Chủ tịch VCCI nói.
Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển nhân lực, Việt Nam cần 34,4 triệu lao động qua đào tạo nghề, chiếm 78% tổng lực lượng lao động qua đào tạo trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh tình trạng "thừa thày thiếu thợ", trong tổng số hơn 54 triệu lao động hiện tại, mới có 24% lao động đang làm việc qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ - tương ứng khoảng 13 triệu lao động.
Có một bóng mát để ngồi xuống nghỉ ngơi Thật may khi sinh ra trong nhà nghèo và thiếu thốn đủ bề nhưng tôi lại có một người anh trai như anh. Cách xa quê nhà đã gần 15 năm, cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên được những buổi sáng đầu hè ôn thi đại học, thức dậy thấy trên bàn là một hộp cà phê hòa tan....