Khi các tỉ phú Mỹ vận động cử tri
Các tỉ phú Mỹ như Mark Cuban và Elon Musk đang tích cực tham gia vận động cử tri trong cuộc bầu cử được cho là tốn kém nhất từ trước đến nay.
“Cá mập” ra trận
Tỉ phú Mark Cuban ngày 17.10 xuất hiện tại cuộc vận động cử tri của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại bang Wisconsin và dự kiến có một sự kiện khác để kêu gọi sự ủng hộ cho ứng viên đảng Dân chủ tại bang Arizona trong ngày 19.10, trước khi sang bang Michigan vào ngày 20.10.
Tỉ phú Mark Cuban phát biểu trong sự kiện của bà Harris tại Wisconsin ngày 17.10. ẢNH: AFP
Tại sự kiện ngày 17.10, ông Cuban chỉ trích kế hoạch đánh thuế của cựu Tổng thống Donald Trump đối với 60% hàng hóa nhập từ Trung Quốc là “ý tưởng điên rồ”, sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ hơn là Trung Quốc, theo Reuters. Vị “cá mập” nổi tiếng trong chương trình đầu tư Shark Tank tại Mỹ cho rằng ông Trump sai lầm khi tin tưởng Trung Quốc sẽ chi trả cho kế hoạch đó. “Cũng chính ông ta cho rằng Mexico sẽ trả tiền cho bức tường (biên giới). Mexico có trả cho bức tường đó không?”, ông Cuban hỏi và nhận câu trả lời đồng thanh “không” từ đám đông.
Cũng trong ngày 17.10, tỉ phú Elon Musk bắt đầu đợt vận động kéo dài 5 đêm cho ông Trump tại Pennsylvania, bang chiến trường được cho là quan trọng nhất. “Tôi chưa từng hoạt động chính trị nhưng bây giờ tham gia vì tương lai của nước Mỹ và nền văn minh đang bị đe dọa”, ông Musk nói trong sự kiện solo đầu tiên. Trong bài phát biểu, ông chủ Tesla dành nhiều thời gian nói về an ninh biên giới và việc nhập cư trái phép. Vị tỉ phú cho rằng nếu đảng Dân chủ kiểm soát Nhà Trắng thêm 4 năm nữa, họ sẽ “hợp pháp hóa nhiều người nhập cư bất hợp pháp tại các bang dao động cho đến khi không còn bang dao động nào nữa”, theo báo Times of India. Chiến dịch của bà Harris chưa bình luận về tuyên bố này.
Ông Trump kêu gọi quân đội đối phó ‘kẻ thù trong nước’ vào ngày bầu cử
Cuộc bầu cử tốn kém
Ông Cuban và ông Musk là hai trong số nhiều tỉ phú quyền lực đang nỗ lực tạo ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay theo hướng có lợi cho ứng viên ưa thích của họ. Ông Musk đã đóng góp gần 75 triệu USD cho các nhóm hành động chính trị ủng hộ ông Trump. Trái lại, ông Cuban không phải là nhà tài trợ chính trị.
Trang Axios dẫn phân tích của nhóm nghiên cứu OpenSecrets công bố gần đây cho thấy số tiền được những nhà tài trợ giàu có bơm vào dự kiến sẽ biến cuộc đua năm nay thành kỳ bầu cử liên bang tốn kém nhất trong lịch sử với tổng chi tiêu ít nhất là 15,9 tỉ USD, phá kỷ lục 15,1 tỉ USD của năm 2020.
Từ sau khi bà Harris trở thành đại diện đảng Dân chủ thay thế Tổng thống Joe Biden, số tiền ủng hộ cho phe Dân chủ đã tăng vọt và chiến dịch của phó tổng thống đã huy động hơn 1 tỉ USD tính đến nay. Mặc dù vậy, theo tờ The Washington Post, đa phần trong số 50 nhà tài trợ lớn nhất thuộc về đảng Cộng hòa. Những nhân vật ủng hộ đáng chú ý khác cho ông Trump và đảng Cộng hòa gồm tỉ phú Timothy Mellon, vợ chồng Dick và Liz Uihlein sáng lập Hãng chuyển hàng Uline hay bà Miriam Adelson, vợ của ông trùm ngành sòng bạc Sheldon Adelson. Trong khi đó, ủng hộ bà Harris và đảng Dân chủ có tỉ phú Mike Bloomberg hay người sáng lập Reid Hoffman của mạng xã hội LinkedIn và phu nhân Michelle Yee.
Hơn 9 triệu người đã bỏ phiếu sớm
Tính đến ngày 17.10, hơn 9 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, theo số liệu cập nhật của báo The New York Times. Con số trên bao gồm những người bỏ phiếu trực tiếp lẫn qua thư.
Bầu cử Mỹ: Bà Harris công bố các đề xuất nhằm đưa ra nhiều cơ hội kinh tế cho nam giới da màu
Ngày 14/10, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố một kế hoạch nhằm mang lại cho nam giới là người da màu có thêm nhiều cơ hội kinh tế hơn để phát triển, trong nỗ lực giành được thêm sự ủng hộ từ khối cử tri quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở bang Wisconsin ngày 20/8/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Kế hoạch của bà Harris gồm cung cấp các khoản vay kinh doanh có thể xóa nợ cho các doanh nhân da màu, tạo ra nhiều chương trình học nghề hơn, cũng như nghiên cứu thêm về các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến nam giới người Mỹ gốc Phi.
Cụ thể, nếu trở thành Tổng thống, bà Harris sẽ phân phối 1 triệu khoản vay trị giá lên tới 20.000 USD nhằm xóa nợ cho các doanh nhân da màu cũng như những người khác có ý tưởng kinh doanh khả thi. Các khoản vay này sẽ được cung cấp thông qua Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ, chính quyền địa phương và các ngân hàng, với cam kết phục vụ cộng đồng của mình.
Ngoài ra, Phó Tổng thống Harris đặt mục tiêu cung cấp các ưu đãi của liên bang nhằm khuyến khích nhiều nam giới người Mỹ gốc Phi tham gia đào tạo để trở thành giáo viên. Theo số liệu thống kê cho thấy, nam giới da màu chỉ chiếm khoảng 1% số giáo viên trường công trong năm học 2020-21 tại Mỹ. Bà Harris có kế hoạch mở rộng các chương trình liên bang hiện có nhằm xóa nợ cho các khoản vay giáo dục, từ đó khuyến khích thêm nhiều nam giới da màu tham gia vào nghề giáo viên hơn nữa. Bên cạnh đó, bà cũng muốn tạo thêm nhiều chương trình học nghề và cơ hội cấp chứng chỉ trong cộng đồng này.
Để thu hút thêm các cử tri nam, các cố vấn của phó Tổng thống cho rằng bà cần phải thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ hơn với một khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ các nhà đầu tư vào tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, vốn đã trở nên phổ biến trong cộng đồng da màu.
Về y tế, bà Harris cũng cam kết sẽ tạo ra một sáng kiến quốc gia để tài trợ tốt hơn cho các nỗ lực phát hiện, nghiên cứu và chống lại các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng không cân xứng đến nam giới da màu, chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt và các thách thức về sức khỏe tâm thần.
Bà Harris đã công bố kế hoạch trước khi diễn ra cuộc vận động tranh cử của bà tại thành phố Erie, bang Pennsylvania, nơi bà sẽ xuất hiện cùng với Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Fetterman. Theo đó, nhóm vận động tranh cử của bà Harris sẽ lên kế hoạch tổ chức các sự kiện tại các bang chính trường quan trọng, có sự tham gia của những người nổi tiếng là nam giới gốc Phi. Nhóm này cho biết họ cũng có kế hoạch chạy các quảng cáo tại các bang này, với sự "góp giọng" của những người đàn ông da màu địa phương.
Ông Cedric Richmond, đồng chủ tịch chiến dịch tranh cử và cũng là một cựu nghị sĩ da màu, cho biết bà Harris muốn xây dựng một nền kinh tế nơi những người đàn ông da màu được có cơ hội để phát triển, có khả năng mua nhà, chu cấp cho gia đình, khởi nghiệp và tạo dựng sự giàu có.
Kế hoạch trên được đưa ra vào thời điểm có nhiều lo ngại rằng có nhiều người nam giới da màu có thể sẽ không tham gia cuộc bầu cử sắp tới, đặc biệt khi cựu Tổng thống Barack Obama cho biết không có nhiều người đàn ông da màu hứng thú khi có một nữ Tổng thống.
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò gần đây do Trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng của The Associated Press-NORC thực hiện cho thấy khoảng 70% cử tri da màu có quan điểm tích cực về bà Harris, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với khả năng lãnh đạo của bà so với đối thủ Donald Trump về các vấn đề chính sách quan trọng như kinh tế, chăm sóc sức khỏe, nhập cư. Mức độ ủng hộ bà Harris giữa cả hai giới là tương đương nhau.
Về phần mình, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump cũng đã tăng cường nỗ lực để giành được sự ủng hộ của cử tri da màu và cử tri nói tiếng Tây Ban Nha ở cả hai giới. Cụ thể, ông đã tổ chức các cuộc họp bàn tròn với các doanh nhân da màu ở các bang quan trọng.
Lịch trình dày đặc của bà Harris ở các bang 'chiến địa' Tuần này, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thống đốc Minnesota Tim Walz sẽ đẩy mạnh hoạt động tranh cử tại các bang chiến địa của bầu cử Mỹ. Tờ The Hill dẫn thông tin từ chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết ngày 14.10, bà có lịch trình ở hạt Erie (Pennsylvania). Cùng ngày, ông Walz có mặt ở...