Vì sao ông Trump từ chối một cuộc tranh luận thứ 2 với bà Harris?
Quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối tham gia một cuộc tranh luận khác với ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris đán.h dấu một thời khắc quan trọng trong chiến dịch tranh cử năm 2024.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump trả lời phỏng vấn báo chí tại Philadelphia, Mỹ, ngày 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, trong một sự kiện tại vận động tranh cử ở bang Arizona ngày 12/9, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hoà cho biết ông không cần một trận tái đấu vì ông đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận vào tối 10/9, bất chấp có nhiều đán.h giá từ các chuyên gia và những thành viên của cả hai đảng cho rằng nữ Phó Tổng thống Harris chiếm ưu thế trong tranh luận.
“Bởi vì chúng tôi đã thực hiện hai cuộc tranh luận và đã thành công, nên sẽ không có cuộc tranh luận thứ ba. Dù sao thì mọi chuyện cũng đã quá muộn màng, cuộc bỏ phiếu đã bắt đầu”, ông Trump phát biểu, đồng thời ám chỉ đến cuộc tranh luận đầu tiên của ông với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden hồi tháng 6.
Theo nhiều chuyên gia quan sát, một trong những lý do có thể khiến ông Trump không tiếp tục tham gia tranh luận là do ông người thường không thể cưỡng lại cơ hội thống trị màn ảnh nhỏ không thích lặp lại một cuộc đối đầu mà ông không chuẩn bị, không tập trung và lãng phí cơ hội tốt nhất để hạ gục đối thủ. Xét đến cùng, ông muốn giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc thăm dò cho thấy ông đang trong thế giằng co sít sao với bà Harris trong một cuộc đua mà vốn dĩ những lợi thế chính sách về các ưu tiên hàng đầu của cử tri như nền kinh tế và nhập cư giờ đây không còn nữa.
Sau màn tranh luận trên sân khấu ABC News ngày 10/9, Phó Tổng thống Harris nói với người ủng hộ rằng bà và ông Trump nợ cử tri một cuộc tranh luận khác. Động thái của ông Trump đã khiến chiến dịch tranh cử của bà nghĩ rằng cựu tổng thống đang sợ tranh luận.
Video đang HOT
Rõ ràng, ông Trump thường là người hay thay đổi quyết định. Nhưng tuyên bố của ông về việc sẽ không có cuộc tranh luận nào khác với bà Harris lần này có vẻ cứng rắn hơn nhiều so với nhiều tuyên bố trước đây của ông.
Bryan Lanza, cố vấn cấp cao của chiến dịch tranh cử Donald Trump, nhấn mạnh tuyên bố của ông Trump không tham gia tranh luận là một quyết định mang tính chiến thuật.
“Không phải vì sợ hãi mà là vì ưu tiên của chúng tôi khi cuộc bầu cử kết thúc. Chúng tôi có nhiều cơ hội hơn thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp – thông qua các sự kiện tập hợp, thông qua việc đến các tiểu bang và tạo ra tác động – hơn là tham gia vào một cuộc tranh luận gây bất lợi cho Tổng thống Trump”, cố vấn Bryan nói trên chương trình “The Situation Room” của CNN.
Trong khi đó, Alyssa Farah Griffin, một bình luận viên của CNN từng là giám đốc truyền thông Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump, đã dự đoán một kịch bản mà cựu tổng thống có thể thay đổi suy nghĩ trong bối cảnh Ngày bầu cử đang đến gần.
“Tôi dự đoán ông ấy có thể thay đổi thái độ về vấn đề này. Nếu màn thể hiện của bà Kamala Harris tại sân khấu tranh luận giúp bà chiếm được ưu thế trong các cuộc thăm dò ý kiến, có thể trong vài tuần tới, ông Donald Trump sẽ lại thách thức bà ấy tranh luận tiếp. Ông ấy có thể cần một khoảnh khắc lớn để duy trì khả năng cạnh tranh với bà ấy”, bình luận viên Griffin nhận định.
Bẩu cử Mỹ 2024: Bà Harris đán.h bại ông Trump trong cuộc tranh luận, nhưng chưa đảm bảo thắng cử
Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã trở thành tâm điểm của chiến dịch tranh cử năm 2024.
Bà Harris thể hiện sự chủ động và năng lượng mạnh mẽ, trong khi ông Trump gặp khó khăn trong việc nắm bắt cơ hội phản công.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris tại cuộc tranh luận trực tiếp ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania tối 10/9/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 11/9, cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã trở thành điểm nhấn trong chiến dịch tranh cử năm 2024.
Tuy nhiên, kết quả của cuộc tranh luận này không đảm bảo rằng chiến thắng của bà Harris trên sân khấu sẽ chuyển thành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Cuộc tranh luận gây chú ý
Ngay từ những phút đầu tiên, bà Harris đã cho thấy sự chủ động khi buộc ông Trump bắt tay, điều mà ông dường như không sẵn lòng làm. Trong suốt cuộc tranh luận, bà Harris tràn đầy năng lượng, liên tục đưa ra những thông điệp tích cực về tương lai của nước Mỹ, trong khi ông Trump thể hiện sự hoài nghi, chỉ trích tình trạng của quốc gia và cho thấy thiếu năng lượng. Bà Harris không chỉ đối đầu với ông Trump một cách mạnh mẽ mà còn cho thấy khả năng làm chủ sân khấu và tình huống, điều mà bà thường thiếu trong các cuộc tranh luận trước đây.
Trong khi đó, ông Trump xuất hiện với những lời lẽ tiêu cực và dường như chỉ tập trung vào những chỉ trích cũ đối với bà Harris và Tổng thống Joe Biden. Ông Trump liên tục rơi vào các "bẫy ngôn từ" của bà Harris, từ việc bà khiêu khích về số lượng người tham gia mít tinh cho đến việc chế giễu những phát ngôn gây tranh cãi về người nhập cư. Bà Harris còn tận dụng những điểm yếu trong tính cách của ông Trump để xoay chuyển tình thế, biến những giận dữ của ông thành cơ hội khẳng định bà là lựa chọn tốt hơn cho tương lai.
Ông Trump đã mắc phải sai lầm khi không tận dụng những điểm yếu trong lập luận của bà Harris. Ông không đưa ra được một chiến lược rõ ràng cho nhiệm kỳ sắp tới, điều mà các cử tri đang mong đợi. Cựu Tổng thống Trump dường như vẫn cố gắng biến cuộc tranh luận thành một buổi mít tinh cá nhân thay vì một cuộc đối thoại chính trị nghiêm túc. Sự thiếu tập trung này khiến ông không thể tạo ra những khoảnh khắc quyết định và thất bại trong việc làm nổi bật những điểm yếu của Harris.
Ngược lại, bà Harris đã kiểm soát cuộc tranh luận tốt hơn, thể hiện sự tự tin và khả năng phản biện sắc bén. Bà đã tận dụng mọi cơ hội để tấ.n côn.g ông Trump và bảo vệ các chính sách của mình. Phó Tổng thống Harris cũng không ngần ngại chỉ trích Trump về những vấn đề nhạy cảm như nhập cư và sự bất bình đẳng chủng tộc, khắc họa hình ảnh ông như một nhà lãnh đạo gây chia rẽ hơn là thống nhất.
Ưu thế tạm thời và những điểm mạnh của Trump
Mặc dù màn trình diễn của bà Harris nhận được đán.h giá cao, điều này không đồng nghĩa với việc bà sẽ dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Chiến thắng trong tranh luận chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể chiến dịch. Trong quá khứ, những ứng viên như ông Trump năm 2016 hay George W. Bush năm 2004 đã bị coi là thua trong các cuộc tranh luận nhưng vẫn chiến thắng trong bầu cử.
Có thể nói, ông Trump vẫn có lợi thế trên hai mặt trận quan trọng: kinh tế và nhập cư. Các cử tri chủ chốt tại các bang dao động vẫn đang chịu ảnh hưởng của những vấn đề kinh tế sau đại dịch và những thông điệp mạnh mẽ về nhập cư của cựu Tổng thống Trump đã chứng minh được sức mạnh trong các cuộc bầu cử trước. Mặc dù bà Harris đã tạo được ấn tượng mạnh trong cuộc tranh luận, song bà chưa thể đ.e dọ.a đến những lợi thế cốt lõi này của ông Trump.
Bà Harris đã thành công trong việc thể hiện mình là một đối thủ mạnh mẽ và quyết đoán hơn ông Trump trên sân khấu, khiến những người theo dõi tranh luận có cái nhìn tích cực hơn về bà. Tuy nhiên, điều này có thể chưa đủ để thay đổi quan điểm của nhiều cử tri. Những cử tri theo dõi cuộc tranh luận chia sẻ rằng họ có cái nhìn cải thiện về bà Harris so với trước đó, nhưng quan điểm của họ về ông Trump hầu như không thay đổi.
Theo một cuộc thăm dò của CNN do SSRS thực hiện, 63% cử tri theo dõi cuộc tranh luận cho rằng bà Harris đã vượt trội hơn Trump, nhưng sự thay đổi này chỉ có tác động nhỏ đối với quyết định bỏ phiếu của họ. Phần lớn những người theo dõi cuộc tranh luận cho biết sự kiện này không ảnh hưởng đáng kể đến quyết định bầu cử của họ, và những người ủng hộ ông Trump vẫn kiên định với quan điểm của mình.
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris công bố chính sách tranh cử Chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris - ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ - đã công bố cương lĩnh chính sách tranh cử trước cuộc tranh luận trên truyền hình với đối thủ bên đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (giữa) phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh:...