Khi bố mẹ F0, hai con là F1
Ba mẹ đi điều trị tại bệnh viện dã chiến, con gái cách ly tại nhà. Quãng đường gần 10 km từ Bình Chánh đến nơi điều trị Covid-19, chưa bao giờ xa đến thế với chị Nga.
Hai F1 tự chăm nhau
Ngôi nhà của Lộc ở huyện Bình Chánh (TPHCM) trống vắng hơn hai tuần nay sau khi ba mẹ và bà nội cùng nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trong một ngày, chuyển đi điều trị Covid-19 ở bệnh viện dã chiến từ hôm 9/7, cùng thời điểm TPHCM bắt đầu cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Lộc và em gái may mắn âm tính, là trường hợp F1 được cách ly tại nhà.
Lần đầu tiên xa ba mẹ thời gian dài, hai chị em lớp 11-12 tự dọn dẹp, giặt giũ. Thực phẩm được người thân hai bên nội ngoại mua giúp, đặt trước cửa nhà.
Riêng việc nấu nướng, ba mẹ em nhờ bà Út, ở cùng trong khu nhà và cũng là trường hợp F1, giúp đỡ cho hai chị em. Đến bữa ăn, Lộc và em gái lần lượt lấy tô của mình, ngồi cách xa nhau.
Các bác sĩ chăm sóc F0 tại bệnh viện dã chiến (Ảnh minh họa: Hải Long).
Không ra ngoài, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau ngay trong nhà, Lộc và em gái chỉ biết dành thời gian học thêm trên internet, giải trí bằng việc chơi game. Niềm vui duy nhất của hai chị em trong ngày là khoảng thời gian nhìn thấy ba mẹ, bà nội trên màn hình điện thoại những lúc gọi video.
“Mới đầu em cũng thấy lạ vì bình thường ở nhà lúc nào cũng có người lớn. Tụi em nhớ ba mẹ, bà nội. Ba mẹ ngày nào cũng hỏi hai đứa ăn uống thế nào, dặn dò uống thêm nước cam, ăn nhiều vào đừng sợ mập. Người lớn trong dòng họ ai cũng lo vì có mỗi 2 đứa ở nhà. Các cô dì, chú bác đều gọi hỏi thăm tụi em”, Lộc kể.
Hơn một tuần cách ly tại nhà trôi qua, hai chị em đã dần quen với những ngày không có ba mẹ, bà nội và phải tự giữ khoảng cách với nhau. Lộc tự nhủ vẫn may mắn khi được cách ly ở nhà, thoải mái hơn nhiều so với những trường hợp phải đi tập trung. Giờ đây, hai chị em mong một điều duy nhất là ba mẹ, bà nội sớm khỏi bệnh để cả nhà gặp nhau.
Video đang HOT
Động viên nhau vượt qua đại dịch
Cách căn nhà không xa, bố mẹ và bà nội của Lộc đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến thu dung bệnh nhân Covid-19 số 4 tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Với chị Nga, mẹ của Lộc, quãng đường từ bệnh viện dã chiến về nhà chưa đến 10 km, chưa bao giờ lại xa như vậy trước nỗi nhớ con.
Ngày vào bệnh viện dã chiến, vợ chồng chị Nga vừa lo cho hai con gái, vừa lo cho mẹ vì đọc tin tức người lớn tuổi có nguy cơ trở nặng nhiều hơn khi mắc Covid-19. “Nhưng may mắn mẹ tôi khỏe, ít triệu chứng. Còn tôi lại ho nhiều nhất nhà, sốt, mệt mỏi, đau đầu, mất vị giác, khứu giác, không buồn ăn uống”, chị Nga kể.
Các loại thuốc hạ sốt, giảm ho, long đờm, tiêu chảy, vitamin C… là những loại thuốc cơ bản điều trị triệu chứng thường gặp của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Mẹ chồng chị Nga lại trở thành người đại diện báo cáo tình hình sức khỏe của các thành viên trong gia đình cho y bác sĩ tại bệnh viện. Những lúc chị Nga ho quá nhiều, ngay sau khi mẹ gọi điện, bác sĩ lập tức chạy đến phòng thăm khám, kiểm tra nồng độ oxy trong máu, phát thuốc và dặn dò động viên chị. Tối đến, chồng chị Nga vẫn thức để theo dõi, chăm sóc.
Cả gia đình chị Nga cùng động viên nhau vượt qua Covid-19. Thấy chị Nga không buồn ăn uống, mẹ “ép” ăn thêm, uống sữa để có sức khỏe.
“Phòng gia đình tôi rộng rãi, sạch sẽ, điện nước, quạt trần, ghế, mền, gối đều đầy đủ. Các y bác sĩ đều ân cần thăm hỏi mỗi ngày, phát thuốc sáng chiều. Cả nhà đến nay đã hết ho, khỏe lại”, chị Nga chia sẻ sau 2 tuần ở bệnh viện dã chiến.
Khu vực bếp của gia đình chị Nga trong căn hộ tại bệnh viện dã chiến (Ảnh: NVCC).
Mỗi ngày trong bệnh viện dã chiến, chị Nga dậy sớm, tập thể dục tại chỗ, đọc báo, xem tin tức trên điện thoại, gọi điện cho hai con gái. Nhìn hai con hàng ngày qua màn hình điện thoại không đủ làm nguôi ngoai nỗi nhớ của người mẹ.
“Nhớ 2 đứa nhỏ quá, lần đầu tiên tôi xa con lâu như vậy”, chị bùi ngùi nói.
Vừa lấy mẫu chiều 23/7, chị Nga và cả gia đình đang hồi hộp chờ đợi kết quả xét nghiệm. Với gia đình chị, món quà lớn nhất lúc này chính là kết quả âm tính để cả gia đình trở về nhà, được ở cạnh nhau.
'Còn chút hơi thở là còn sự sống', cộng đồng mạng kêu gọi mua máy trợ thở tặng bệnh viện
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19 tại Thành phố (TP) Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận, nhiều cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp đã chung tay chia sẻ, lan tỏa chương trình quyên góp mua máy trợ thở tặng một số bệnh viện phía Nam.
Mọi người cảm thấy hạnh phúc khi lan tỏa được chương trình ý nghĩa, cứu được mạng người.
Trong gần 12 giờ (từ 19 giờ 30 phút ngày 21/7 đến 6 giờ ngày 22/7), TP Hồ Chí Minh phát hiện thêm 2.433 ca dương tính, đã được Bộ Y tế công bố. Tính từ đầu đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4, TP Hồ Chí Minh có hơn 43.700 trường hợp mắc COVID-19, nhiều nhất cả nước.
Trên trang mạng xã hội, Facebooker Truong Anh Ngoc được nhiều người biết tới đã đăng dòng trạng thái: "Những ngày qua, Quỹ thiện nguyện Hạt Vừng đã quyên góp được hơn 3 tỷ đồng, đủ để mua 32 máy thở cho Sài Gòn, số tiền từ hàng nghìn trái tim đầy ắp tình yêu thương của mọi người". Không chỉ vậy, tài khoản Truong Anh Ngoc còn đăng ảnh bài báo mang tựa đề "Tuyến cuối cùng giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.Hồ Chí Minh:Mỗi ngày tiếp nhận liên tục 50 - 60 ca nặng. Nhiều lúc bệnh nhân đột ngột ngưng thở', khiến ai đọc cũng cảm thấy nhói lòng.
Xót xa khi nhiều bệnh nhân trở bệnh nặng, ngừng thở vì biến chứng của COVD-19.
Tuyến cuối cùng điều trị COVID-19 chuyên điều trị, tiếp nhận các bệnh nhân nặng từ các bệnh viện dã chiến, bệnh viện cấp 2, quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được nhắc đến là Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu).
Theo tài khoản Truong Anh Ngoc, anh và Nhóm Hạt Vừng định ngừng chương trình quyên góp tiền mua máy thở nhưng lại không thể cầm lòng khi vừa nhận được tin nhắn từ Trưởng nhóm thiện nguyện Hạt Vừng là anh Bùi Ngọc Hải có nội dung "Vừa mới nhận được lời nhắn của một người em phóng viên đang gồng mình làm thiện nguyện ở Sài Gòn, chúng tôi nổi hết da gà. Em nói có bệnh viện ở Thủ Đức chỉ có 1 máy thở, trong khi bệnh nhân nặng lên đến 6 - 7 người phải dùng máy. Và, bác sĩ phải lựa chọn ai mới được dùng máy. Đau xót! Em cũng chỉ dám xin cho 3 bệnh viện, mỗi bệnh viện 1 máy thở thôi, vì biết các nơi khác cũng rất khó khăn...".
Với thông điệp "Mỗi chiếc máy có thể cứu sống ít nhất 1 mạng người", Nhóm thiện nguyện Hạt Vừng lại thực hiện sứ mệnh của mình là kêu gọi cộng đồng mạng chung tay ủng hộ thêm tiền để mua 3 máy thở (300 triệu đồng/3 máy) để gửi về bệnh viện ở Thủ Đức; đồng thời tiếp tục nhận tiền đóng góp để mua găng tay y tế, quần áo bảo hộ, test xét nghiệm...gửi tặng các y bác sỹ đang ngày đêm chống dịch.
"Của ít, lòng nhiều", người dân đồng lòng ủng hộ công cuộc chống dịch.
"Còn chút hơi thở là còn sự sống" là dòng tâm tư trên mạng của tài khoản Tran Mai Anh. Nick Tran Mai Anh chia sẻ: 33 máy thở HFNC, CPAP của nhóm thiện nguyện Hạt Vừng đã được gửi gấp tới các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông, Bệnh viện Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). Hiện, Nhóm thiện nguyện Hạt Vừng tiếp tục kêu gọi sự chung tay của cộng đồng mạng để mua 10 máy thở tặng gấp Bệnh viện Đa khoa Củ Chi.
Tài khoản Tran Mai Anh trích dẫn nội dung của một tờ báo về tình hình số ca nặng tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi đang tăng lên mạnh. Bệnh viện này có hơn 700 bệnh nhân nhưng chỉ có 15 máy thở cả xâm lấn và không xâm lấn, trong đó số bệnh nặng là hơn 50 trường hợp. "Các trường hợp đang thở máy là những ca bệnh nặng, hiện bệnh viện đang cố gắng điều tiết để chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thời gian tới nếu ca bệnh tiếp tục tăng lên thì nhu cầu về trang thiết bị là rất cần thiết để đáp ứng tối đa các giải pháp cứu chữa bệnh nhân", bác sỹ Trần Chánh Xuân, Giám đốc Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi cho biết.
Dịch COVID-19 hoành hành dai dẳng đang bào mòn cuộc sống của nhiều người dân nghèo, còn ngành Y phải làm việc cật lực. "Đứng ngồi không yên", tài khoản Lê Kiên Thành, Nguyễn Tiên Long cùng với Gotami Nguyễn và 6 người khác viết: "Hướng về Sài gòn, nhà tôi ở đó.... Dù không ở Sài Gòn những ngày này nhưng lòng mình luôn hướng về thành phố thân thương, nơi đã bao bọc, chở che mình và gia đình. Gia đình mình cùng chia sẻ với quê hương thứ 2 những gì cần nhất lúc này".
Theo chia sẻ của các tài khoản trên, họ không kêu gọi và không nhận tiền của ai mà làm thiện nguyện từ nguồn tài chính của gia đình để tặng một số bệnh viện ở khu vực phía Nam gồm: Một nhà contener di động để khám sàng lọc COVID-19 cho bệnh nhân; 5 hệ thống thở trị liệu oxy dòng cao; hàng nghìn đồ bảo hộ dành tặng các y bác sỹ; hỗ trợ tài chính cho vài nhóm thiện nguyện giúp người dân nghèo.
Các nhân viên lắp máy thở theo chương trình ủng hộ máy thở của VPBank. Ảnh: Sao Mai/VPBank.
"Các thiết bị mình đang mua mặc dù đã thanh toán trước nhưng do cháy hàng nên một số đơn vị nhận hàng chậm hơn dự kiến. Mình đã cố gắng hết sức, mong các đơn vị nhận tài trợ hết sức thông cảm. Đây là những công việc mình đã thực hiện xong, chắc chắn mình sẽ tiếp tục thực hiện tiếp, nhất là ưu tiên mua máy thở để cứu bệnh nhân nặng. Sài Gòn chỉ cần 1 cái máy thở sẽ cứu được từ một đến vài người ", tài khoản Lê Kiên Thành cho biết.
Dòng trạng thái của nick Nguyễn Quyết khiến nhiều người càng thêm trân quý sức khỏe và sự sống của mình.
Dịch bệnh phức tạp nhưng tình người mãi tỏa lan. Cả nước đang hướng về TP.Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành cũng đang gồng mình chống dịch.
"...Cả đất nước đều đang vì Sài Gòn, dành những gì tốt nhất cho Sài Gòn giữa những ngày dịch bệnh. Bốn đợt dịch COVID-19 ở Việt Nam, tôi cũng chứng kiến những điều tương tự: Khi dịch bùng lên ở Đà Nẵng, cả nước dồn vào tập trung ủng hộ Đà Nẵng. Khi dịch bệnh căng thẳng ở Bắc Giang, tất cả không tiếc sức mình chi viện cho Bắc Giang. Và hôm nay, đến lượt Sài Gòn nhận được sự giúp đỡ đó...Ngày mai, nếu cả nước gặp khó khăn 1.000 lần, thì Sài Gòn cũng sẽ không chần chừ vì cả nước mà hy sinh 1.000 lần", tài khoản Ngô Nguyệt Hữu trích dẫn bài viết của KT Le (Lê Kiến Thành )
Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 Quốc gia do Tập đoàn Viettel xây dựng và phát triển gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, Hệ thống hỗ trợ công tác Tiêm chủng Quốc gia, Trung tâm đáp ứng. Ảnh: Diệu Linh/Viettel.
Chị 7 tuổi bế em một tháng tuổi đi điều trị Covid-19 ở BV dã chiến TPHCM Bệnh viện dã chiến số 7 tại TPHCM tiếp nhận hàng trăm ca F0 mỗi ngày, trong đó có không ít trường hợp cả gia đình già trẻ, lớn bé bồng bế nhau đi điều trị Covid-19. Chiều tối 15/7, Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 7 tại khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức) tiếp tục đón hàng...