Khi ban giám hiệu đã ham dạy buổi 2 để thu tiền, cả thày lẫn trò đều mệt mỏi
Có tổ chức thanh tra để chấn chỉnh tình trạng vi phạm quy định dạy buổi 2 cũng khó mà tìm ra kẻ hở. Cách duy nhất chỉ là sự đoàn kết của phụ huynh trong trường…
Sau một loạt bài viết phản ánh về việc dạy buổi 2 tại nhiều trường trung học hiện nay, chúng tôi bất ngờ nhận được lời chia sẻ của không ít giáo viên đang dạy tại một số trường trung học phổ thông kể về những góc khuất, áp lực, nỗi khổ tâm cùng với sự oan ức khi trường học nơi ấy triển khai dạy buổi 2 đại trà cho học sinh toàn trường.
Nhiều trường lấy ý kiến phụ huynh để tổ chức dạy buổi 2 (Ảnh: TT/giaoduc.net.vn)
Những “chiêu” ép học sinh phải tham gia học buổi 2
a / Ban đại diện phụ huynh, cánh tay nối dài của hiệu trưởng
Đầu năm học, nhà trường họp Ban đại diện cha mẹ học sinh trường bàn về việc triển khai dạy buổi 2. Ban đại diện phụ huynh trường luôn nhất trí với nhà trường và đã triển khai trong cuộc họp phụ huynh cuối và đầu năm học.
Theo cô giáo A. (xin được giấu tên) dù biết nhiều phụ huynh không muốn con học cả ngày nhưng cũng không dám phản đối vì tâm lý không muốn con bị nhà trường để ý.
Phụ huynh thường im lặng, và đương nhiên biên bản sẽ được ghi phụ huynh thống nhất với kế hoạch của nhà trường.
b/ Phân thời khóa biểu tiết dạy tăng cường và tiết chính khóa đan xen
Để huy động 100% học sinh phải tham gia học buổi 2, một số trường trung học phân thời khóa biểu buổi sáng và buổi chiều đan xen nhau. Vì thế, dù không muốn học sinh cũng không thể nghỉ học.
Video đang HOT
Tin nhắn của một giáo viên trung học (Ảnh tác giả)
Buộc đi học buổi 2 nhưng tối về các em còn phải đi học thêm 1-2 ca mới về. Vì theo lời một số em, muốn học nâng cao để thi vào trường tốp đầu không thể học đại trà chung với cả lớp, càng không thể học với giáo viên không đủ năng lực dạy học chuyên sâu.
c/ Giao chỉ tiêu về từng lớp, cột trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm
Khi đã có biên bản thống nhất của phụ huynh trong cuộc họp của các lớp, nhà trường bắt đầu cột trách nhiệm vào giáo viên chủ nhiệm.
Lớp nào không đăng ký đi học đủ 100%, không thu đủ tiền, giáo viên chủ nhiệm sẽ bị nhắc nhở thường xuyên.
Vì uy tín, vì không muốn mất lòng Ban giám hiệu, một số giáo viên đổ áp lực lên đầu học sinh. Có thầy cô giáo vận động học sinh đi học một cách nhẹ nhàng, cũng có thầy cô lại dùng mệnh lệnh. Học sinh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đăng ký theo học đầy đủ.
Nỗi khổ của nhiều thầy cô giáo
Nếu như ở Bình Thuận, cả năm học buổi 2 (6 môn) học phí chỉ phải đóng 1.200.000đ/học sinh thì tại Đồng Nai, có trường thu học phí buổi 2 một học kỳ đã là 1.440.000đ, cả năm là 2.880.000đ/học sinh.
a/ Giáo viên chủ nhiệm trở thành “chủ nợ”
Giáo viên một trường trung học tại tỉnh Đồng Nai nói rằng nhà trường bắt giáo viên chúng tôi thu tiền. Thế nên, mỗi ngày lên lớp, thay vì vào dạy luôn giáo viên phải dành thời gian nhắc nhở học sinh đóng tiền và thu tiền của những em mang nộp.
Tin nhắn của giáo viên một trường trung học (Ảnh tác giả)
Có phải thu được một lần là xong, các em thường đóng lai rai suốt tuần hoặc cả tháng. Em đóng luôn học kỳ, cả năm còn đỡ, nhiều gia đình khó khăn nên chỉ đóng theo tháng. Thế là, giáo viên cũng phải thu tiền lai rai cả tháng.
Cũng có những học sinh, tham gia học buổi 2 đầy đủ nhưng lại cứ “quên” đóng tiền báo hại thầy cô giáo luôn phải đóng vai “chủ nợ” để đòi tiền. Trò bị đòi xấu hổ, mặc cảm, thầy đi đòi cũng chẳng sung sướng gì vì nếu không đòi được thầy cô cũng không thể yên với nhà trường.
b/ Thầy cô bị mắng oan
Cô giáo A. nói rằng bản thân không ủng hộ kiểu dạy học buổi 2 thế này, không đồng tình với việc thu học phí quá cao và phản đối việc buộc giáo viên đi dạy phải thu tiền. Nhưng rút cuộc, muốn yên ổn giảng dạy cũng phải làm theo quy định của nhà trường.
Tiền buổi 2 nhiều người ăn theo, không phải giáo viên nào cũng muốn dạy
Thế là, thầy cô nghe không ít lời ca thán từ phụ huynh, từ học sinh. Nhiều người cho rằng thầy cô thu tiền cho mình nên mới ép học sinh đi học thêm.
Nhưng có biết đâu, thù lao trả cho công giảng dạy của giáo viên cũng khá ít. Một tiết dạy chỉ khoảng 180 ngàn đồng. Một tháng mỗi người dạy từ 10 đến 20 tiết thì mỗi tháng chỉ được vài triệu đồng, nhiều nhất cũng gần 4 triệu đồng.
Trong khi, người được nhận nhiều tiền nhất lại chính là Ban giám hiệu nhà trường (gấp dăm lần giáo viên giảng dạy), sau đó đến kế toán, thủ quỹ…
Cách nào dẹp được việc lợi dụng dạy buổi 2 để tăng thu nhập?
Công văn số: 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc tổ chức dạy buổi 2 cũng đã quy định rõ chỉ được tổ chức dạy khi phụ huynh, học sinh thật sự có nhu cầu và phải hoàn toàn tự nguyện.
Nhiều trường học nếu về thanh tra cũng sẽ trưng ra đầy đủ những bằng chứng nhà trường tổ chức buổi 2 đúng quy định như có đơn cùng chữ ký của phụ huynh xin cho con được học buổi 2, có biên bản cuộc họp Ban đại diện phụ huynh trường, biên bản thống nhất của phụ huynh các lớp.
Vì thế, có tổ chức thanh tra để chấn chỉnh tình trạng vi phạm quy định dạy buổi 2 cũng khó mà tìm ra kẻ hở. Cách duy nhất chỉ là sự đoàn kết của phụ huynh trong trường khi kiên quyết phản đối việc tổ chức buổi 2 không hiệu quả.
Sự đoàn kết của giáo viên khi thấy học sinh chịu khổ và bản thân mình phải chịu áp lực để cùng nhau có ý kiến. Nhưng xem ra, chính thầy cô cũng sợ bị cấp trên để ý thì thật khó dẹp bỏ chuyện dạy buổi 2 không hiệu quả lắm thay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.
3 bí quyết yêu khiến chàng chết nghiện, chỉ muốn vồ ngay lấy vợ
Phụ nữ cần phải để cho chồng có cảm giác 'thèm' những lúc thế này các anh chỉ còn cách năn nỉ để được một đêm cuồng nhiệt.
Nếu bạn cảm thấy trong cuộc sống vợ chồng đang diễn ra một cách vô vị thì hãy thử đổi cảm giác, phòng cách 'yêu' để chàng chết nghiện. Đó cũng chính là liều thuốc cứu tinh cho cuộc hôn nhân bên bờ vực. Hãy thử để biết anh ấy như thế nào bạn nhé.
Mạnh dạn nói "không" để tăng khát khao chiếm hữu
Người phụ nữ khi đã lập gia đình sẽ luôn muốn làm mọi điều cho chồng, cho con. Được nhìn chồng, con vui là hạnh phúc của rất nhiều bà vợ. Yêu chồng, chiều chồng là tốt nhưng tất cả đều có giới hạn, đừng để chồng muốn gì được nấy dễ sinh "hư". Hãy mạnh dạn nói "không" với những yêu cầu không hợp lý. Chị em hãy nhớ rằng đàn ông vốn rất thích chinh phục, khi cái gì cũng có sẵn họ sẽ không còn thấy thích thú và ham muốn nữa. Khiến chồng phải khao khát, đó mới là đàn bà khôn.
Thay đổi 'thời khóa biểu' khi yêu
Thay vì lên đỉnh và kết thúc cuộc chơi cho đến sáng ngày hôm sau, bạn có thể phá vỡ luật chơi bằng những quy tắc mới lạ, mang lại những phút giây đam mê bất tận cho cả hai đến buổi sáng ngày hôm sau.
Bao lâu rồi bạn chưa "yêu" vào buổi sáng? Hãy thử một vài lần thay đổi xem sao. Đừng đưa ra lí do là bạn không có thời gian. Hãy lên lịch để được "yêu" ít nhất 2 lần/tuần vào đầu ngày mới với cảm xúc dâng trào sau một đêm ngủ dài, "chuyện ấy" sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.
Bạn cũng có thể nghĩ đến việc "dựng" chàng thức dậy lúc nửa đêm. Đàn ông rất thích điều này. Khi tất cả đều chìm trong màn đêm, chàng khẽ khàng được đánh thức bởi bàn tay mềm mại của bạn. Và tất nhiên, khi đã hiểu "chuyện gì đang xảy ra", chàng sẽ không cho bạn "thoát". Hai bạn sẽ có một đêm thật nồng cháy.
Phá bỏ bức tường rào
Bạn đã bao giờ thử thay đổi để có một cuộc yêu viên mãn. Hãy thử đoi hoi môt cuôc yêu trong khi lu tre vân con thưc ơ phong bên canh va săn sang xông sang go cưa đoi kê chuyên. Cam giac hôi hôp như phim hanh đông nhưng kha thu vi sẽ khiến hai bạn nhớ mãi không quên.
Bạn cũng có thể thử bịt mắt đối phương và yêu chàng theo cách không giống như thường ngày. Chàng sẽ không đoán được điều gì sẽ xảy ra. Hoặc bất ngờ đứng sau chàng khi chàng đang làm việc với một bộ đồ s exy và một mùi hương quyến rũ. Chàng sẽ không thể tập trung làm việc được nữa. Và hai bạn sẽ có những khoảnh khắc khó quên.
Vùng lũ Thừa Thiên Huế dọn trường, phơi sách chuẩn bị lên lớp Ngày 22-10, trời bắt đầu tạnh ráo và nước lũ dần rút khỏi các thôn làng của tỉnh Thừa Thiên Huế sau nửa tháng mưa dầm dề trong bão lũ. Bà Nguyễn Thị Thiếp, thôn Giáp Tây, xã Hương Toàn, TX Hương Trà tranh thủ giặt giũ quần áo khi nước lũ rút ra - Ảnh: TẤN LỰC Dọn dẹp nhà cửa, phơi...