Khi bài toán thiếu giáo viên tiếng Anh ở vùng cao Hà Giang chưa được giải
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao núi đất phía Tây của tỉnh Hà Giang, đây là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp không ít khó khăn.
Lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ. Ngoài những thách thức hiện hữu do điều kiện địa lý, kinh tế – xã hội, vấn đề thiếu giáo viên môn tiếng Anh đang là ‘ bài toán khó’ khiến các ngành, các cấp trăn trở.
Cô giáo Phạm Thị Hương, giáo viên tiếng Anh của Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Thàng Tín (Hoàng Su Phì, Hà Giang) dạy học tiết tiếng Anh ở khối lớp 3.
Việc thiếu giáo viên tiếng Anh là khó khăn rất lớn trong việc bố trí tổ chức dạy học cho các học sinh lớp 3 khi môn tiếng Anh là môn học bắt buộc theo chương trình mới. Năm học 2022 – 2023, toàn huyện có 25 trường, trong đó có 13 trường Tiểu học; 12 trường Tiểu học và Trung học Cơ sở với 61 lớp/1.665 học sinh lớp 3 triển khai bắt buộc tổ chức dạy học môn tiếng Anh và Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong năm học này, toàn huyện chỉ có 5 giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học và 25 giáo viên khối Trung học Cơ sở. Bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hoàng Su Phì đánh giá, hiện nay, số lượng giáo viên tiếng Anh của huyện đang thiếu khá nhiều.
Bà Nguyễn Thị Bích Hằng bày tỏ, nguồn tuyển dụng giáo viên tiếng Anh còn khó đối với huyện, bởi công tác đào tạo môn tiếng Anh ở địa phương còn ít. Cùng với đó, do địa hình vùng sâu vùng xa, các giáo viên mới ra trường hiếm khi lên đây để tham gia ứng tuyển.
Là địa bàn giáp biên, điều kiện kinh tế – xã hội tại xã Thàng Tín (huyện Hoàng Su Phì) còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Thiện Hà, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Thàng Tín cho biết, hiện tại, trường có một cô giáo dạy tiếng Anh, cô giáo tốt nghiệp Đại học sư phạm tiếng Anh chuyên môn Trung học Cơ sở. Do điều kiện thiếu giáo viên, cô phải xuống kiêm nhiệm thêm cả cấp Tiểu học. Do đó, cô cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác soạn giảng. Bên cạnh đó, với số tiết dạy quá lớn, có những ngày, buổi sáng cô dạy 4 tiết, chiều lại đảm nhiệm 3 tiết, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của giáo viên.
Học sinh lớp 6 tại huyện vùng cao Hà Giang trong tiết học tiếng Anh.
Thiếu giáo viên tiếng Anh đang là vấn đề lớn. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng chuyên môn dạy và học rất đáng để lưu tâm. Là giáo viên dạy khối Trung học Cơ sở, trong năm học này, cô giáo Phạm Thị Hương, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Thàng Tín phải “tăng cường” dạy cho học sinh khối Tiểu học. Cô Hương bày tỏ: Do tình trạng thiếu giáo viên, cô phải kiêm nhiệm thêm cả khối Tiểu học. Khó khăn lớn nhất đối với cô Hương là do đang quen dạy học ở môi trường các học sinh lớn hơn, nhận thức nhanh hơn. Bây giờ dạy cả các em nhỏ, đang độ tuổi rèn chữ, rèn nền nếp, việc truyền tải kiến thức không suôn sẻ.
Video đang HOT
“Thời gian một tiết học chỉ có 35 phút, nội dung kiến thức không quá nhiều nhưng tôi gặp khá nhiều trở ngại, như việc bất đồng ngôn ngữ. Ở xã biên giới này, đa phần các em là dân tộc thiểu sổ, thuộc nhiều dân tộc khác nhau, nhiều em chưa đọc thông viết thạo. Bên cạnh đó, mặc dù ở trên lớp, cô trò tương tác với nhau khá nhiều. Khi về nhà, các em không được ôn luyện lại, một tuần có 4 tiết học, nhưng khi sang tuần mới, những kiến thức cũ đã dạy, cô lại phải bỏ rất nhiều thời gian để nhắc và ôn lại.” Cô Phạm Thị Hương chia sẻ.
Cô giáo Phạm Thị Hương, giáo viên tiếng Anh của Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Thàng Tín (Hoàng Su Phì, Hà Giang) phải dạy kiêm nhiệm cả khối trung học cơ sở và tiểu học.
Ngành Giáo dục xác định thực hiện đúng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, đảm bảo việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh, môn Tin học lớp 3 tại các trường Tiểu học, trường Phổ thông có lớp tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 quy định. Ngành Giáo dục huyện Hoàng Su Phì đã đề ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên. Giáo viên cấp Trung học Cơ sở được sắp xếp, bố trí dạy hỗ trợ cho các trường Tiểu học nếu như các trường gần nhau. Đồng thời, các trường bố trí thời khóa biểu hợp lý để các thầy cô thuận tiện trong việc di chuyển từ trường nọ sang trường kia, tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên tham gia giảng dạy.
Đối với các điểm trường ở xa, ngành Giáo dục huyện tham mưu UBND các xã, thị trấn thực hiện phương án chuyển học sinh từ các điểm trường về học tại trường chính để thuận lợi cho việc dạy và học, nhằm đảm bảo mục tiêu 100% các em học sinh lớp 3 được học tiếng Anh, Tin học. Cùng với đó, ngành đã đưa ra phương án dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hoàng Su Phì, nhằm động viên các thầy cô, ngành đã gặp gỡ, làm công tác tư tưởng để các thầy cô xác định được nhiệm vụ, thách thức của năm học này, đồng thời vận động các thầy cô cùng cố gắng để thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Đối với những thầy cô dạy quá số tiết, ngành sẽ tham mưu lên các cấp, ngành để chi trả chế độ thừa giờ, hỗ trợ đi lại cho các thầy cô để các thầy cô an tâm tiếp tục sự nghiệp “trồng người”.
Học sinh lớp 6 tại huyện vùng cao Hà Giang trong tiết học tiếng Anh.
Để đảm bảo việc dạy và học được tốt, ngành Giáo dục huyện Hoàng Su Phì đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang tiếp tục tổ chức tập huấn trực tiếp, cho đội ngũ giáo viên cốt cán môn tiếng Anh và môn Tin học Tiểu học và Trung học Cơ sở để các giáo viên nắm chắc hơn nữa việc thực hiện chương trình sách giáo khoa tiếng Anh, Tin học lớp 3 và hỗ trợ giáo viên khác.
Đồng thời,ngành đề nghị các cấp, các ngành có thẩm quyền tuyển mới bổ sung thêm giáo viên tiếng Anh, Tin học để đảm bảo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó, quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị máy móc cho các đơn vị trường học nhằm phục vụ cho các phòng học trực tuyến môn tiếng Anh.
Việc dạy và học ở những địa bàn xa xôi, vùng cao, vùng biên giới luôn là điều khó khăn ngay cả trong điều kiện đầy đủ giáo viên. Việc thiếu giáo viên ở những địa bàn đặc thù này lại khiến những khó khăn ấy nhân lên gấp nhiều lần. Đây không phải vấn đề có thể giải quyết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện, đi lên, hai yếu tố cả về “chất” và về “lượng” đều cần được đảm bảo.
Một huyện 18 trường tiểu học nhưng chỉ có 1 giáo viên Tiếng Anh
Toàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có 18 trường tiểu học nhưng hiện chỉ có duy nhất 1 giáo viên dạy Tiếng Anh.
18 trường tiểu học, 2.609 học sinh lớp 3 nhưng chỉ có 1 cô giáo Tiếng Anh
Chia sẻ với VietNamNet, ông Bùi Văn Thư, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), cho hay vấn đề bức thiết mà ngành giáo dục địa phương đang phải đối mặt đó là việc thiếu trầm trọng giáo viên dạy Tiếng Anh.
Từ năm học 2022-2023, cả nước thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới đến lớp 3, bắt buộc học sinh phải được học 4 tiết Tiếng Anh/tuần. Năm học này, toàn huyện Mèo Vạc có 2.609 học sinh đang học lớp 3 với 76 lớp. Do đó, theo tính toán, với 4 tiết/tuần/lớp x 35 tuần thực học x 76 lớp, tất cả các trường ở huyện Mèo Vạc cần 10.640 tiết Tiếng Anh/năm học. Ở các khối lớp còn lại đây là môn tự chọn, nếu chưa có điều kiện có thể chưa học.
Trong khi đó, huyện chỉ có duy nhất một giáo viên Tiếng Anh - tình cảnh mà ông Thư cho là "rối ren nhất của tỉnh Hà Giang".
"Các huyện khác dù có thể cũng khó khăn nhưng còn có khoảng vài giáo viên" - vị trưởng phòng nói
Một giờ học Tiếng Anh của học sinh lớp 3 tại huyện Mèo Vạc với sự hỗ trợ việc dạy trực tuyến bởi thiếu hụt giáo viên.
Theo ông Thư, nguyên nhân việc thiếu hụt giáo viên Tiếng Anh là do trước đây, môn này ở tiểu học chỉ là tự chọn. Từ vài năm nay, khi có chủ trương môn Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc với học sinh lớp 3 ở Chương trình phổ thông mới, công tác chuẩn bị giáo viên cũng được triển khai nhưng vì nhiều lý do mà giáo viên Tiếng Anh vẫn thiếu hụt.
Các lý do như ông Thư cho biết, thứ nhất là thực hiện việc tinh giản biên chế nên dẫn đến thiếu giáo viên nói chung. Thứ hai, cách đây mấy năm, huyện cũng có tuyển được một số nhưng lại phân cho cấp THCS bởi lúc đó môn Tiếng Anh ở bậc học này là bắt buộc. Huyện cũng có chương trình cử giáo viên đi học văn bằng 2, thế nhưng bởi môn này khá đặc thù nên không phải ai cũng học được.
"Mèo Vạc là huyện đặc biệt khó khăn, khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang và là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước. Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên dù chúng tôi muốn tuyển người nhưng cũng khó.
Trước đây, huyện có 2 giáo viên dạy khối tiểu học nhưng họ chuyển công tác về vùng xuôi vào các năm 2020, 2021. Giáo viên Tiếng Anh duy nhất của khối tiểu học hiện công tác trên địa bàn huyện là cô giáo trẻ sinh năm 1995, người Hà Giang. Cô giáo này dạy cho Trường Tiểu học thị trấn Mèo Vạc và hỗ trợ cho một số trường lân cận. Chúng tôi cũng mới tuyển được cô giáo này năm 2021. Trước đây, cô từng dạy hợp đồng ở địa bàn khoảng 2 năm".
Còn số lượng giáo viên Tiếng Anh ở cấp THCS của huyện này dù khá hơn, song cũng chưa đáp ứng nhu cầu.
"Cấp THCS có 18 trường và hiện có 25 giáo viên dạy Tiếng Anh. Số này thực ra cũng chưa đủ theo quy định, song tạm thời còn có thể khắc phục được".
Nhờ miền xuôi hỗ trợ miền ngược
Ông Thư cho hay, vấn đề giáo viên Tiếng Anh tạo áp lực cho ngành giáo dục huyện. Ngay từ đầu năm, huyện Mèo Vạc đã phải xây dựng phương án dạy học kết hợp giữa trực tuyến với trực tiếp để làm giải pháp tạm thời, trong bối cảnh thiếu hụt quá nhiều giáo viên như vậy.
Và mới đây, huyện được Trường Marie Curie (Hà Nội) hỗ trợ cho 20 giáo viên dạy trực tuyến cho học sinh khối lớp 3.
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mèo Vạc đã đề nghị Trường Marie Curie hỗ trợ dạy trực tuyến 3 tiết/tuần từ điểm cầu Hà Nội, 1 tiết còn lại sẽ do các thầy cô huyện Mèo Vạc phụ trách. "Với 1 tiết này, chúng tôi điều động tăng cường giáo viên cấp THCS xuống dạy hỗ trợ cho tiểu học, chia theo từng xã".
Theo tính toán, với 3 tiết/tuần/lớp x 35 tuần thực học x 76 lớp, Trường Marie Curie sẽ hỗ trợ dạy trực tuyến cho tất cả các trường ở huyện Mèo Vạc là 7.980 tiết/năm học. Kinh phí mà Trường Marie Curie bỏ ra trả lương giáo viên cho việc hỗ trợ này là 160.000 đồng/tiết; như vậy với 7.980 tiết sẽ cần 1,276 tỉ đồng.
Sau khi được trường bạn hỗ trợ, UBND huyện Mèo Vạc đã gấp rút đầu tư trang thiết bị cần thiết để đảm bảo việc dạy học trực tuyến diễn ra hiệu quả, chất lượng nhất.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT), nhận định huyện Mèo Vạc đã rất linh hoạt khi tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng. Ông Tài cũng cho hay, hiện nay, nhiều địa phương đã có các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, như: điều động, biệt phái giáo viên từ vùng thuận lợi sang vùng khó, từ trường này sang trường khác...
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, để thực hiện việc dạy ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 3 năm học 2022- 2023, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho 2 năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061.
Trong đó, Yên Bái hiện có 132 giáo viên, còn thiếu 148 giáo viên; Tây Ninh có 250 giáo viên, thiếu 105 giáo viên; Lai Châu có 76, thiếu 164 giáo viên; Bình Phước có 189, thiếu 204 giáo viên; Hà Giang có 138, thiếu gần 300 giáo viên....
Bộ GD-ĐT nhìn nhận, việc tuyển dụng giáo viên ở một số địa phương khó khăn do không có biên chế để tuyển dụng; có biên chế nhưng không tuyển được giáo viên do giáo viên không đủ điều kiện về trình độ đào tạo hoặc không có cơ chế thu hút giáo viên.
Giáo viên vùng khó đề nghị có thêm chính sách để phát triển giáo dục Các thầy cô đề nghị trang bị cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu dạy và học, thêm chính sách hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh và chế độ đãi ngộ cho giáo viên ở vùng khó khăn. Điều kiện dạy và học ở các khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cán mốc doanh thu hơn 30 tỷ sau 4 ngày công chiếu, 'Tìm xác: Ma không đầu' tung phân đoạn cười ra nước mắt của Ngô Kiến Huy và Đại Nghĩa
Phim việt
23:32:15 23/04/2025
Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"
Sao châu á
23:28:36 23/04/2025
Vỡ mộng cặp đôi phim Hàn: Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cú sốc cực khó nuốt
Hậu trường phim
23:12:41 23/04/2025
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
23:06:48 23/04/2025
NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi
Sao việt
23:03:27 23/04/2025
Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'
Nhạc việt
22:48:33 23/04/2025
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng
Sao âu mỹ
22:21:08 23/04/2025
Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo
Pháp luật
22:00:49 23/04/2025
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
22:00:44 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025