Khâu nhục – món ngon níu giữ chân khách đến với xứ Lạng
Là món ăn có xuất xứ từ người Hoa, sau khi du nhập vào Việt Nam, món ăn được người dân tộc Tày, Nùng, biến tấu với hương liệu Việt để trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Lạng.
Món ăn thường xuất hiện trong những dịp lễ tết hay cưới hỏi.
Khâu nhục là món ăn được người Hoa mang tới Việt Nam. Điều đó được thể hiện ngay ở cái tên mang phiên âm tiếng Hoa, “khâu” nghĩa là hấp chín đến mềm rục, còn “nhục” là thịt. Như vậy, món ăn có thể hiểu nôm ma là thịt được hầm nhừ, hấp chín tới mềm rục. Là món ăn có nguồn gốc “ngoại quốc”, sau khi du nhập vào Việt Nam, được người dân tộc Tày, Nùng, chế biến cùng hương liệu địa phương để trở thành đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn. Người ta thường nấu khâu nhục để thiết đãi khách phương xa hay trong những dịp trọng đại như lễ tết, cưới hỏi.
Một số nguyên liệu chế biến món khâu nhục
Nguyên liệu chế biến khâu nhục không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi chế biến theo quy trình tỉ mỉ, cầu kỳ, tốn thời gian hơn thường lệ. Trước hết, người nấu bếp cần chọn nguyên liệu ngon. Miếng ba chỉ tươi rói, chưa từng để đông lạnh. Các gia vị vừa đủ nhưng không được thiếu món nào, nếu không sẽ không đạt chuẩn. Ngoài húng lìu, ngũ vị hương, khoai môn, nấm hương, mộc nhĩ, quả mắc mật khô, địa liền, còn có cả lá tàu soi – một loại rau muối mặn đặc trưng của người dân tộc Tày, Nùng.
Tảng thịt ba chỉ cắt miếng to, luộc sơ rồi vớt ra lấy tăm châm nhiều trên lớp bì để ngấm gia vị. Càng châm nhiều, phần bì đem quay càng vàng giòn. Khi quay, người ta phết thêm mật ong cho tới khi miếng thịt chuyển màu nâu cánh gián, thậm chí hơi xem cạnh càng hấp dẫn.
Tiếp đến, khi thịt vớt khỏi chảo sẽ cho để nguội rồi cắt thành miếng vừa phải và tẩm gia vị cho ngấm. Sau cùng, người ta sẽ mang thịt hấp cách thủy từ 4-5 giờ cho tới khi chín mềm rục. Món khâu nhục vừa bắc ra có mùi thơm béo ngậy của thịt, hương thơm từ lá mắc mật, cái bùi của khoai lẫn cùng nhiều hương liệu khác hòa quyện lẫn nhau.
Người ta thường xếp đĩa khâu nhục vào đĩa sâu lòng với phần bì lợn vàng ruộm úp lên trên, thịt nạc ôm trọn gia vị và khoai vào trong, thành hình vòm như ngọn đồi nhỏ. Món ăn đạt chuẩn có vị béo mềm đậm đà, nếm nhiều mà không ngấy ngán.
Tại Lạng Sơn, vào các dịp cỗ bàn tiệc tùng trọng đại, trên mâm không thể thiếu thịt lợn nướng và khâu nhục. Điều này đã trở thành nét văn hóa riêng của người dân bản địa. Người ta thường ăn kèm với cơm, bánh mỳ và các loại rau, thưởng thức trong tiết trời lạnh giá của mùa đông rét ngọt.
Video đang HOT
Theo Dân trí
Những món đặc sản Hải Dương nhắc đến là thèm
Hải Dương là vùng đất bình dị, gần gũi và các món ăn nơi đây cũng thấm đượm tinh thần quê hương.
Những món đặc sản tuy giản dị nhưng mang một hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được khiến cho thực khách nào đã từng thử qua đều phải thấy nao lòng.
Bánh đậu xanh
Đặc sản nổi tiếng nhất của Hải Dương phải kể đến là những chiếc bánh đậu xanh ngọt lịm, thơm phức.
Đến Hải Dương ai cũng một lần thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh và mang về làm quà cho người thân. Tùy theo khẩu vị, thực khách có thể chọn lựa bánh có độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc nhân vào bánh. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thơm, bùi của đậu, chút ngầy ngậy mà không ngán của mỡ lợn, chút ngọt của đường kết tinh và mùi tinh dầu man mát của hoa bưởi.
Cái độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Món này thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Trải qua cả trăm năm, hương vị bánh đậu xanh vẫn không bị thay đổi nhiều, trở thành nét văn hóa ẩm thực rất đỗi tự hào của người dân Hải Dương
Bánh gai Ninh Giang
Dẫu không phải là mảnh đất sáng tạo bánh gai nhưng món bánh này ở Hải Dương cũng mang hương vị hấp dẫn khiến nhiều thực khách không khỏi ngỡ ngàng. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn. Còn nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu như dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ...
Bánh gai là món quà vặt chứa đựng nhiều tình cảm của người Hải Dương.
Thưởng thức bánh gai cũng phải có "nghệ thuật". Thực khách phải cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Lúc này, mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một. Bánh gai Hải Dương nổi tiếng nhất là bánh gai vùng Ninh Giang.
Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là "bà hoàng" của các loại vải. Khi mùa hè đỏ lửa cũng là lúc vườn vải nơi đây nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng vào thời điểm này, khắp các con đường đổ vào mọi thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Vào độ tháng 5, làng quê Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương sẽ luôn tấp nập, đông đúc như có hội.
Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là "bà hoàng" của các loại vải.
Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước và nhiều trái gần như không có hạt. Khi ăn, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.
Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng thì có thể tìm thấy khắp mọi nơi nhưng để thưởng thức món bún cá rô vừa thơm, vừa hấp dẫn, vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương.
Cách chế biến đã khiến bún cá rô đồng Hải Dương có hương vị riêng.
Bún cá rô đồng Hải Dương ngon đặc biệt hơn nhiều nơi khác bởi cách chế biến nước dùng và cá đặc sắc. Cá rô sau khi làm sạch vẩy được bỏ vào nồi nước có nêm chút gia vị rồi luộc sôi, chờ nguội thì gỡ thịt cá ra để riêng. Xương cá được giã nhừ, lọc kỹ rồi cho nước vào nồi nước dùng. Cá dùng chế biến phải đúng cá rô đồng, béo chắc, đủ to để gỡ được khổ thịt ưng ý mà không vụn quá. Rau cải cúc, rau cải xanh hay rau cần phải tươi non, làm sạch rồi cắt khúc đều chằn chặn. Trên bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thìa là tươi non thì bao giờ cũng điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm.
Thưởng thức bát bún cá rô đồng trong ngày đông lạnh giá mới là cái thú. Đó là cảm giác ngồi xì xụp bát bún cá nóng hổi, thìa nước dùng ngọt đậm, thịt cá mềm, ngon trộn lẫn cùng những sợi bún trắng đều tăm tắp khiến thực khách nhớ mãi.
Rươi Tứ Kỳ
Về Tứ Kỳ - Hải Dương mà không thưởng thức những món rươi ở đây thì quả thực là điều tiếc nuối. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, món chả rươi là món dễ chế biến và thơm ngon nhất vùng quê này.
Chấm chả rươi với mắm chắt, tỏi ớt băm nhuyễn ăn cùng bún, rau thơm ngậy ngon hết sức.
Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể "đánh gục" cả những người có khẩu vị khó tính nhất. Vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, và mùi thơm thanh thanh của vỏ quýt cộng với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. Ngoài chả rươi còn có món nem rươi, lẩu rươi, rươi rang muối... cũng được ưa thích.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Hải Dương. Nguyên liệu làm bánh gồm những nguyên liệu giản dị như gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi.
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản nhưng bánh đa Kẻ Sặt hấp dẫn rất nhiều người.
Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng hiện nay người ta còn cho thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn, vì vậy mới có tên là bánh đa gấc Kẻ Sặt. Để có thể làm ra những cuộn bánh đa người làm phải rất công phu và nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm ra bánh phải được lựa chọn rất kỹ.
Khi ăn, bánh có vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi. Tuy nhiên, chính vị bùi và béo của bánh khiến nó đặc biệt hơn những loại bánh đa thông thường.
Bánh dày Gia Lộc
Khách qua đường dừng chân lại thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) thường ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Đôi khi, chỉ một lần thưởng thức rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này.
Chiếc bánh dày trắng mịn, dẻo thơm đã trở thành một trong những đặc sản của thị trấn Gia Lộc.
Bánh dày Gia Lộc có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối hòa quyện vào nhau tạo nên một dư vị rất độc đáo. Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề người thợ làm bánh phải vào bậc nghệ nhân.
Thưởng thức thứ bánh này, thực khách sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện vơi hương thơm lá chuối. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén, ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương.
Theo Dân trí
Ngược xứ Lạng thưởng thức đặc sản vùng biên giới Ai đã từng đặt chân đến Lạng Sơn một lần ắt hẳn sẽ còn muốn quay lại thêm lần nữa. Du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cùng sông núi mà còn bị hút hồn bởi những món ăn chứa chan tình người xứ Lạng. Đào Mẫu Sơn Đến Lạng Sơn, du khách không thể không ghé...