“Khát” trường học cho con em công nhân
Nhu cầu gửi con đi học lớn hơn so với khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất (CSVC) nên việc tìm trường công cho con của công nhân lao động gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các nhóm trẻ cả cấp phép và tự phát theo hộ gia đình lại linh hoạt giờ giấc nhận trông giữ trẻ, giá cả phải chăng nên cho dù tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng vẫn được nhiều gia đình lựa chọn.
Các nhóm lớp độc lập tư thục được sự hỗ trợ từ Đề án 404 để cải thiện các điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ. Ảnh: T.G
“Bùng nổ” nhóm lớp độc lập tư thục
Theo kết quả khảo sát nhu cầu công nhân lao động (CNLĐ) tại các khu công nghiệp (KCN) và Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ của Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng, trong 2.045 phiếu khảo sát, 58,1% CNLĐ đã có con và 45,3% con của CNLĐ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, chỉ 10,9% con CNLĐ được gửi ở trường công lập.
Đa số CNLĐ còn lại gửi con tại các nhà trẻ tư thục hoặc nhóm trẻ gia đình, tương ứng với 22,9% và 18,3%. Số còn lại gửi con về quê cho ông bà chăm sóc nên CNLĐ, nhất là nữ công nhân lao động chưa yên tâm về chăm sóc, giáo dục con cái, thiếu gắn bó với doanh nghiệp và chính quyền, đoàn thể địa phương.
Toàn TP Đà Nẵng có 205 trường mầm non kể cả công lập và ngoài công lập. Số lượng nhóm lớp độc lập tư thục (ĐLTT) quy mô từ 8 – 50 trẻ (đã được cấp phép) là 705, nhóm dưới 7 là 407. Theo đánh giá của Hội Liên hiệp phụ nữ TP Đà Nẵng, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ làm công tác bảo mẫu, cấp dưỡng của các nhóm trẻ, nhất là nhóm trẻ cấp phép trước năm 2000 còn nhiều hạn chế…
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhận định: “Trong bối cảnh các tỉnh, thành đều phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với khoảng 60% là lao động nữ trong khi các trường mầm non công lập quá tải, việc phát triển trường lớp không theo kịp tốc độ tăng dân số cơ học thì sự ra đời của mô hình nhóm lớp độc lập tự thục đã đáp ứng được nhu cầu gửi con của công nhân lao động.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, số lượng các nhóm lớp ĐLTT chưa được cấp phép rất lớn, như phường Long Bình của Đồng Nai chưa có một nhóm lớp nào được cấp phép do không đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, người chăm sóc chưa được đào tạo. Tình trạng bạo hành trẻ cũng chủ yếu xảy ra ở các nhóm lớp độc lập tư thục nhưng không thể xóa bỏ được loại hình này”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cùng công nhân gỡ rối
Trung tâm Chăm sóc và Giáo dục One Sky Đà Nẵng tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng được đưa vào hoạt động từ năm 2017 dưới sự tài trợ của Tổ chức Half the Sky Foundation. Đối tượng mà trung tâm tiếp nhận là con của các CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, chưa có nhà và làm việc tại các nhà máy ở KCN Hòa Khánh. Tổng chi phí sinh hoạt, ăn uống của mỗi trẻ tại trường là 4,7 triệu đồng/tháng, nhưng phụ huynh chỉ phải đóng 800.000 đồng/trẻ/tháng, số tiền còn lại do Tổ chức Half the Sky Foundation tài trợ.
Trung tâm tiếp nhận trẻ từ 6 tháng tuổi và để đáp ứng nhu cầu của bố mẹ là công nhân, mở cửa đón trẻ từ 6 giờ 30 và trả trẻ muộn nhất vào 18 giờ 30 từ thứ 2 – 7. Số lượng trẻ mà trung tâm tiếp nhận năm học 2018 – 2019 này là 250 trẻ – nếu so với số lượng con em công nhân trên địa bàn còn khiêm tốn. Ngoài ra, trên địa bàn Q. Liên Chiểu còn có Trường MN tư thục Ánh Dương, MN tư thục Nốt Nhạc Xanh chủ yếu tiếp nhận trẻ là con của CNLĐ của KCN Hòa Khánh với mức học phí dao động từ 1,4 -1,6 triệu.
Trong một nỗ lực khác, TP Đà Nẵng có đề án đầu tư đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và tập huấn giáo viên với tổng số tiền gần 100 tỷ đồng để năm học 2019 – 2020 thí điểm thu nhận trẻ dưới 18 tháng tại 21 trường trên địa bàn. Theo PGĐ phụ trách Sở GD&ĐT Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận, từ khi có Chỉ thị 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/5/2015 về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN – KCX, hoạt động đầu tư xây dựng trường mầm non ở KCN-KCX trên địa bàn Đà Nẵng được quan tâm và đẩy mạnh. Đà Nẵng đã huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ xây dựng 1 trường mầm non công lập, 4 trường mầm non tư thục, nâng cấp 2 trường mầm non tư thục từ nhóm trẻ độc lập tư thục.
Quan điểm của chính quyền và ngành GD-ĐT TP Đà Nẵng là nếu quyết liệt đầu tư các trường mầm non công lập, tư thục tại các KCN-KCX thì sẽ có sự thay đổi đáng kể sau 1, 2 năm nữa. Các nhóm trẻ ĐLTT buộc phải thay đổi, tự nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ hoặc tự rơi rụng. Điều này là có cơ sở khi kể từ đầu năm học 2018 – 2019 cho đến nay, Đà Nẵng giảm khoảng 70 nhóm trẻ ĐLTT.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Đi học ca 3: Khát vọng con chữ từ khu công nghiệp
Sáng đến công ty làm, chiều tối về ăn qua loa rồi vội vàng đến lớp; Đêm khuya khi người mệt đừ nhưng cũng phải cố lấy sách vở ra ôn bài. Ngày qua ngày, nhiều công nhân trẻ ở TPHCM vẫn miệt mài phấn đấu cho sự nghiệp "nuôi con chữ" của mình.
Công nhân Hồng Thị Thoa - lớp 12 (TT GDTX quận 12) luôn cố gắng với khát vọng "nuôi con chữ"
Những học viên xa quê "vượt dốc"
Ngày đi làm quần quật, tối đến tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên(TTGDTX), những thanh niên xa quê lập thân đang phấn đấu học với ước mơ đổi đời. Để tìm được một lối vào giảng đường CĐ, ĐH đối với họ quả là gập ghềnh khi phải vừa học vừa kiếm tiền để "nuôi sự học".
Đã hơn một năm nay, Nguyễn Thanh Tuấn đều đặn, sáng đi làm ở Công ty Việt Nhật (quận Bình Thạnh, TPHCM), chiều tan ca về phòng trọ tắm sơ qua rồi lại xuống TTGDTX Thủ Đức để học. Tuấn thường về đến phòng trọ lúc đồng hồ chỉ hơn 10 giờ đêm. "Nhiều lúc mệt đừ không muốn ăn, nhưng mình phải cố gắng để thức học bài và sáng mai còn đến công ty", Tuấn tâm sự. Tối học bài đến 12 giờ mới ngủ, 4 giờ sáng phải "bật dậy" ôn bài rồi chuẩn bị đi làm, cường độ công việc lại cao nên hầu như khi đến lớp học là các bạn cứ "rã" người ra. Vì thế cảnh "ngủ gà ngủ gật" ngay trên lớp học cũng là dễ hiểu.
Trần Nhì Múi - thông dịch viên tiếng Hoa của Công ty Hương Khang (KCN Bình Dương), học lớp 11 - Trung tâm GDTX - KTHN Dĩ An (Bình Dương) nói về lo lắng của mình khi đi học buổi tối: "Nhiều đêm về khuya, dù đoạn đường từ trường về phòng trọ không xa, nhưng là con gái nên em cũng thấy sợ. Để an tâm em phải chọn đường ngắn, nhiều người qua lại".
Trong khi đó, bạn Hồng Thị Thoa (21 tuổi) - công nhân một công ty giày da ở quận 12 đang là học viên lớp 12 của TTGDTX quận thường xuyên phải mượn vở bạn chép bài vì hay đến muộn. 5 giờ 30 phút mới tan ca, Thoa đạp xe thẳng đến trường dù không kịp ghé phòng trọ để thay quần áo nhưng việc muộn giờ học của cô công nhân giày da không còn là chuyện lạ đối với các bạn trong lớp và giáo viên. Thoa tâm sự: "Không chỉ vậy, nhiều lúc mình mệt và đói nên học không vào". Khó khăn là thế, nhưng quyết tâm được đến lớp để "kiếm cái chữ" của cô gái trẻ quê Hải Dương vẫn không hề nao núng.
Một lớp học ở TTGDTX quận 12 có nhiều học viên là công nhân theo học
Khi sinh viên là công nhân
Không chỉ có những học viên theo học tại các TTGDTX, mà cả những lớp học ở các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ cũng có không ít người khoác trên mình bộ đồng phục công nhân.
Vừa tan ca sau giờ làm tại công ty may mặc ở khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 2 (Bình Dương) Linh đạp xe về phòng trọ thay vội bộ quần áo công nhân rồi chạy đến một trung tâm ngoại ngữ". Linh 25 tuổi, quê ở Định Quán (Đồng Nai), làm công nhân ở KCN Sóng Thần 2 hơn 3 năm. Nhờ tằn tiện chị mới có tiền tham gia lớp học cơ bản ở trung tâm ngoại ngữ. Linh tâm sự: "Lúc nhỏ không biết sự cần thiết của tri thức, 18 tuổi đã lấy chồng và sinh hai đứa con trai. Từ khi đi làm công nhân vất vả, thiếu thốn tôi mới thấm thía được giá trị của tri thức đối với cuộc sống cũng như công việc. Đây là cơ hội để tôi bổ sung kiến thức, chỉ mong nhờ vào nó mà tôi có thể kiếm được công việc nhẹ nhàng hơn".
Khi chúng tôi hỏi vì sao chị không chọn học tiếng Anh mà học tiếng Trung, Linh giải thích: "Đơn giản vì tại công ty tôi đang làm, nếu biết tiếng Trung thì lương sẽ cao hơn, lại có cơ hội trở thành người quản lí...". Linh cũng cho hay, một vài đồng hương của chị đang làm việc tại Công ty Juki Việt Nam (KCX Tân Thuận, TPHCM) nhờ đi học thêm tiếng Nhật, sau đó giao tiếp giỏi nên được "chấm" đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Hiện họ đều là tổ trưởng, tổ phó, cán bộ kỹ thuật của công ty, lương khá cao.
Lớp học của chị Linh có 25 người. Phần lớn là công nhân ở nhiều vùng quê khác nhau về làm trong các KCN tại Bình Dương và Thủ Đức (TPHCM). Anh Thanh, 34 tuổi, làm bảo vệ ở KCN Sóng Thần 1 cũng cố gắng mỗi tối vượt hơn 4km đến tham gia lớp học. Anh tâm sự: "Biết đâu sau lớp học này, tôi đổi nghề cũng không chừng. Gần một tháng học, tôi cảm thấy thú vị vô cùng vì vốn ngoại ngữ ngày càng khá lên".
Mong tương lai tốt đẹp hơn
Dù rất nhiều lần đến muộn giờ học, nhưng Hồng Thị Thoa lại là một trong những học viên được thầy cô và bạn bè nể phục. Bởi Thoa luôn cố gắng vượt qua chính mình để có được tấm bằng tốt nghiệp THPT. Thoa nói: "Nghe nhiều người kể, mới tốt nghiệp lớp 9 thì rất khó xin được việc và có xin được cũng làm rất vất vả nhưng lương thì chẳng đáng bao nhiêu, khiến em rất tự ti. Nhiều lúc mặc cảm với mọi người trong lúc nói chuyện. Nhưng bây giờ em đã thấy mình tự tin hơn vì được thầy cô giúp đỡ rất nhiều. Ước mơ của em cũng sắp thành hiện thực khi chỉ không lâu nữa là em bước vào kỳ thi quan trọng nhất".
Anh Nguyễn Thanh Long (Công ty Chen Tai), đang theo học lớp tiếng Trung giao tiếp (Bình Dương) cho biết: "Lúc chưa tham gia khóa học, sau giờ tan ca tôi thường đi... lai rai với bạn bè, không thì lê la ở mấy quán cà phê, xem phim, bóng đá đến khuya. Nhưng sau bốn tháng theo học ở Trung tâm Hoa ngữ Dĩ An, tôi đã có thể bàn công việc trực tiếp với quản lý người Trung Quốc. Mức lương hiện tại 3 triệu đồng/tháng nhưng chắc chắn sẽ tăng khi tôi hoàn thành khóa học".
Thầy cô tại Trung tâm GDTX Quận 12, rất vui khi nói về những học sinh đặc biệt của mình. "Công nhân quyết tâm vượt qua vất vả để học và tốt nghiệp THPT là những người có ý chí mạnh mẽ, nhất là những học sinh bỏ học kiếm sống lâu năm. Họ học chăm chỉ, thái độ nghiêm túc và nhiều em có thành tích tốt. Các thầy cô trong trường rất quý các học viên công nhân và dành sự quan tâm đặc biệt cho các em. Học sinh yếu, kém hoặc thiếu tiết còn được thầy cô phụ đạo miễn phí vào ngày Chủ nhật", một thầy giáo cho biết.
Thanh Hải
Theo GDTĐ
Con trai nữ công nhân môi trường bị 'xe đên' tông chết sẽ được miễn phí học phí trong 3 năm nếu làm được điều này? Trần Đức Anh, học sinh lớp 9, con trai đầu của cô công nhân, đang chuẩn bị đối mặt với kì thi thành phố rất cam go để tuyển sinh vào lớp 10. Thật bất công với em vào thời điểm này! Để giúp Đức Anh trên chặng đường học vấn sắp tới, trường Lương Thế Vinh đã mang đến cho em một...