Khát khao đến giảng đường của cậu học sinh nghèo người dân tộc Khơ-mú
Trở thành thủ khoa đầu ra của trường THPT huyện Quế Phong ( Nghệ An) Moong Văn Dương đã tới cổng giảng đường đại học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em vẫn chưa thể bước chân vào trường.
Không học thêm vẫn có thể giành được điểm 10
Moong Văn Dương (18 tuổi), trú bản Nhật Nhoóng (xã Nậm Nhoóng, Quế Phong) là con đầu trong một gia đình có 4 anh em. Cũng như người dân trong bản, gia đình em vô cùng nghèo do cuộc sống chỉ phụ thuộc vào nương rẫy. Vì vậy, sau khi học xong lớp 9, Dương đã nghỉ đến việc nghỉ học, đi làm để phụ giúp bố mẹ các em.
Thế nhưng, bố mẹ Dương lại nghĩ khác, chỉ có con đường học tập thì mới giúp thoát nghèo. Vì vậy, gia đình đã động viện em xuống trường THPT huyện để tiếp tục theo đuổi con chữ. Hàng tháng, bố mẹ em đã có gắng nhận thêm việc để có tiền gửi cho con ăn học.
“Mỗi tháng, em nhận được khoảng 200.000 đồng gia đình gửi cho. Số tiền này không lớn nhưng đó là mồ hôi nước mắt của bố mẹ. Vì vậy, em chi tiêu tằn tiện chẳng dám mua một chiếc áo mới nào cho mình”, Dương kể.
Ước mơ của Dương là được đến trường. Ảnh: Người Đưa Tin Pháp Luật
Em tự biết mình vốn không thông minh, học lực không mấy nổi trội so với các bạn, thậm chí hai năm lớp 10 và lớp 11 em không đạt học sinh khá. Vì vậy, em chỉ có thể lấy sự cần cù, chăm chỉ để bù vào. Em sống hiền lành và chan hòa với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, em nổi tiếng với tinh thần chịu khó nhất nhì trường THPT huyện Quế Phong.
Thầy Nguyễn Xuân Quang – giáo viên chủ nhiệm -cho biết: “Dương là một học trò rất ngoan, luôn lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, đặc biệt em rất chăm chỉ học tập. Dù gia cảnh khó khăn, mỗi tháng em chỉ được bố mẹ chu cấp 100.000 – 200.000 tiền ăn, nhưng em có một ý chí rất lớn nên thầy cô và bạn bè ai cũng quý mến, luôn tạo điều kiện giúp đỡ. Em không phải là thiên tài thông minh, nhưng là thiên tài trong nỗ lực”.
Không có điều kiện để đi học thêm như các bạn, nên ngoài thời gian học trên trường thì Dương chủ yếu tự học. Hàng đêm, khi các bạn đã đi ngủ, chiếc giường của Dương vẫn sáng đèn. Em mượn sách nâng cao của thầy cô, in đề các năm trước để luyện. Để cập nhật kiến thức, em dùng mạng internet học online ở ký túc xá. Vì vậy, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, rất nhiều người bất ngờ khi biết rằng em đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân; 9,5 môn Địa lý; 9,25 môn Lịch sử; 7,5 điểm môn Văn. Bởi đây là số điểm cao nhất khối tổ hợp môn xã hội của trường THPT huyện Quế Phong. Tổng điểm xét tuyển khối C (bao gồm cả điểm ưu tiên) của Dương là 29 điểm.
Khi rời khỏi phòng thi và tự chấm điểm, Moong Văn Dương nghĩ mình sẽ đỗ nhưng không nghĩ lại đạt điểm cao như vậy, đặc biệt là điểm 10 môn Giáo dục công dân.
Khi được hỏi về bí quyết học tập, cậu học trò Khơ mú này chỉ cười: “Em không có bí quyết gì đặc biệt cả. Em đọc nhiều, học đi học lại để ghi nhớ kiến thức, phần nào chưa rõ thì hỏi thầy cô, kết hợp làm đề thật nhiều để luyện kỹ năng và củng cố kiến thức”.
Ước mơ được đến giảng đường
Dương tâm sự, từ nhỏ em ước mơ được vào trường quân sự để sau này trở về bảo vệ cho người dân bản và gia đình. Thế nhưng, do học lực của mình không giỏi, xem điểm chuẩn của trường này các năm trước khá cao nên em không đủ tự tin để đăng ký làm hồ sơ. Bởi vậy, khi đạt kết quả này, Dương có phần nuối tiếc bởi nếu em dũng cảm theo đuổi ước mơ, cánh cửa trường đã rộng mở hơn. Em cũng không phải lo lắng chi phí học hành cũng như cơ hội xin việc khi ra trường.
“Em muốn được tiếp tục đi học, tiếp tục đến trường như các bạn cùng trang lứa. Vì vậy em đang cân nhắc khoa Luật hoặc Sư phạm Địa lý, trường đại học Vinh. Thế nhưng, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, 3 đứa em còn đang đi học, em chưa biết lấy kinh phí ở đâu để đóng học phí, trang trải cuộc sống”, Dương rầu rĩ nói.
Video đang HOT
Biết ước nguyện của con trai, anh Mong Văn Tùng và chị Vi Thị Bình mấy đêm nay cũng không ngủ do lo lắng. Anh chị hy vọng con mình sẽ tiếp tục được đi học, nhưng nhìn hoàn cảnh gia đình, tính toán các chi phí thì phụ huynh không khỏi sầu muộn.
“Trước đây cả 2 vợ chồng chúng tôi đều không có điều kiện học hành, nên chỉ mong các con ai cũng biết cái chữ. Dương đạt kết quả thế này tôi hạnh phúc lắm. Điều tôi lo lắng là không biết lấy tiền đâu cho con đi học”, chị Bình thở dài.
Nói về việc này, cô Từ Thị Vân – Hiệu trưởng trường THPT Quế Phong xác nhận, em Moong Văn Dương là học trò người Khơ-mú, sinh sống ở bản nghèo, xa trung tâm, nơi người dân chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em. Vì vậy, kết quả này của Dương khiến các thầy cô rất bất ngờ. “Xuất phát điểm của em không thuận lợi như các bạn, điểm thi đầu vào của em không cao. Trong hai năm lớp 10 và lớp 11, học lực của em chỉ ở mức trung bình. Nhưng nhờ sự cố gắng, năm lớp 12, em đã có sự bứt phá trong học tập và là học sinh tiên tiến. Thành tích này xứng đáng với sự nỗ lực vượt khó và cố gắng không mệt mỏi của em”, cô Vân cho biết.
Thủ khoa Học viện Tòa án tiết lộ bí quyết để học hứng thú, hiệu quả
Với số điểm tốt nghiệp 3.46/4, chính Phan Huyền Trang cũng bất ngờ khi trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Tòa án.
Theo Phan Huyền Trang, thủ khoa đầu ra năm 2020 của Học viện Tòa án, để đạt được thành công, chúng ta cần tìm ra khao khát từ chính bản thân mình, và khi đã đạt được rồi thì phải tiếp tục đặt ra mục tiêu tiếp theo chứ không được "ngủ quên trên chiến thắng".
Yêu thích làm Thẩm phán từ nhỏ
Khi còn nhỏ, Huyền Trang có vô tình xem được chương trình "Tòa tuyên án" của VTV, đây cũng là lần đầu tiên cô biết đến hoạt động xét xử của Tòa án.
Trang tâm sự: "Khi xem chương trình, vị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi ấy đã làm mình rất ấn tượng. Từ trang phục, phong thái uy nghiêm đến kiến thức rộng lớn làm mình rất ngưỡng mộ. Từ hôm đó mình chưa bỏ qua bất kì tập nào của chương trình "Tòa tuyên án".
Trang đặt ra mục tiêu cho mình phải thật cố gắng để trở thành cô sinh viên của Trường đại học Luật Hà Nội. Nuôi dưỡng niềm đam mê, Trang tìm rất nhiều sách và tài liệu liên quan đến Luật.
Trang chia sẻ, hồi nhỏ cô rất ít đọc sách, thậm chí là không đọc vì rất lười, nhưng từ khi tìm được niềm đam mê của mình, việc đọc sách đối với Trang chưa bao giờ thú vị như vậy.
Đến năm lớp 12, Trang được biết Học viện Tòa án tuyển sinh khóa đầu tiên, cô vui mừng khôn xiết, "giống như định mệnh vậy, đúng năm mình thi đại học thì Học viện Tòa án bắt được thành lập, bạn không thể tượng tượng được cảm xúc của mình khi đó đâu, vui hơn khi biết mình đạt học sinh Giỏi hay bất cứ danh hiệu nào".
Từ đó Huyền Trang càng nỗ lực hơn để đi đến mục tiêu của mình. Trang tin rằng đây chính là cơ hội mở ra cho mình, và mình chỉ cần cố gắng nữa thôi, sự cố gắng giống như một chất xúc tác để Trang có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Quả thực là như vậy, nhờ sự chăm chỉ cùng với niềm đam mê Trang đã thi đỗ vào Học viện Tòa án với số điểm 28 trong niềm vui và tự hào của gia đình.
Huyền Trang trong lễ tốt nghiệp. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Phải luôn luôn đặt ra mục tiêu cho bản thân
Đỗ vào Học viện Tòa án chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường thực hiện ước mơ của mình, Trang luôn hiểu điều đó. Chính vì vậy khi mới đặt chân vào trường cô đã tự đặt ra mục tiêu cho từng năm học và mục tiêu của bốn năm học.
"Việc đặt ra mục tiêu cho bản thân rất quan trọng, vì mình từng là người chỉ biết sống hôm nay không nghĩ đến ngày mai.
Khi bản thân không có mục tiêu tức là không có phương hướng, mà khi bạn không có phương hướng thì mọi thứ bạn làm đều không có ý nghĩa cho tương lai", Trang nói.
Huyền Trang không đặt ra mục tiêu phải trở thành thủ khoa đầu ra của trường, Trang đặt ra mục tiêu trở thành một người tự tin với ước mơ của mình, tự tin với những kiến thức mình đã lĩnh hội được.
"Thứ nhất đó là làm sao lĩnh hội được tốt nhất, hiệu quả nhất những kiến thức được học tại đây.
Hơn nữa là rèn luyện, khám phá năng lực của bản thân trong các hoạt động của Học viện cũng như bên ngoài từ đó có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
Bởi trước đây tôi khá là trầm, do đó tôi thiếu nhiều kỹ năng mềm, sự trải nghiệm bên ngoài trang sách.
Trong khi đó, muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào thì ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc thì cần phải trau dồi thêm kinh nghiệm sống, các kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng", Trang cho biết.
Song song với đặt ra mục tiêu là quá trình thực hiện, đó là phương pháp học. Trang không ngại hỏi thầy cô, các anh chị đi trước, và cũng đã thất bại nhiều lần vì không hiệu quả.
Đối với Trang, việc đặt ra mục tiêu cho bản thân rất quan trọng, nếu không có mục tiêu, bạn sẽ mất phương hướng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Qua một quá trình học hỏi và tìm hiểu, Trang rút ra được nhiều kinh nghiệm: "Mỗi người sẽ phù hợp với từng phương pháp học khác nhau nên mình đã góp nhặt những điều tôi cảm thấy ổn và thích hợp để học tập.
Theo tôi nghĩ sự quan trọng trong việc tạo ra cảm hứng để học tập là điều quan trọng, bạn có thể tạo cho mình một không gian học tập thoải mái nhất, thay đổi cách học độc lập thành học nhóm để có thể thúc đẩy nhau học tập, tăng khả năng làm việc nhóm, nhiều lúc căng thẳng trong học tập thì mình làm những công việc đơn giản như trình bày sắp xếp kiến thức mình học, sử dụng mind map ( bản đồ tư duy) hoặc một cách trình bày khác với đa dạng hình khối, màu sắc tránh đơn điệu cũng đem lại cảm hứng và hiệu quả trong học tập".
Trang nhấn mạnh thêm, việc lắng nghe thầy cô giảng bài trên lớp thực sự là cách học mà giúp Trang nhớ rất lâu và lĩnh hội được những kiến thức thực tế nằm ngoài cuốn giáo trình đang học.
Ngoài thời gian học trên lớp, nữ sinh cũng dành thời gian để tham gia các hoạt động của trường như các câu lạc bộ, các phong trào mà trường tổ chức. Trang là chủ nhiệm Câu lạc bộ Học thuật của trường và cũng là chủ nhiệm đầu tiên.
Theo Huyền Trang, những hoạt động này giúp chúng ta có cơ hội phát hiện nhiều khả năng mới về bản thân, tự tin hơn khi đứng trước đám đông, bên cạnh đó giúp mình tăng thêm các mối quan hệ trong và ngoài trường. Hơn nữa nó còn là phương pháp hiệu quả để bộc lộ tính cách, cá tính cá nhân.
Huyền Trang trong vai trò là Trưởng Ban tổ chức của cuộc thi Hùng biện "Sharp in speed" (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
"Vượt chướng ngại vật" để "về đích" thành công
Chính Huyền Trang cũng bất ngờ về thành tích thủ khoa đầu ra của mình.
Trang chia sẻ: "Thật sự là bất ngờ, đến bây giờ mình vẫn cảm thấy lạ lẫm với danh hiệu này. Bởi đối với mình thủ khoa của một trường đại học nó có một cái gì đó xa cách và rất khó để mình có thể đạt được. Nó giống như "Điều ước thứ bảy" xảy đến với mình vậy thật bất ngờ và có cả hạnh phúc nữa".
Nhưng không có điều bất ngờ nào tự nhiên mà đến, đó là cả một quá trình rèn luyện và cố gắng.
Trang chia sẻ, những môn về Luật chung, có thể sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng khi đã hiểu được cơ bản thì cần phải xuất sắc "vượt chướng ngại vật", đây chính là thời gian quan trọng để đánh giá thành tích học tập của cá nhân.
"Thầy cô luôn là "thư viện" hữu ích nhất, sẽ không có giảng viên nào từ chối khi các bạn hỏi bài. Những kiến thức và kinh nghiệm từ bậc thầy luôn quý giá mà không sách vở nào mang lại cho chúng ta được", Trang tiết lộ.
Về chiến thuật "vượt rào", nữ sinh này cho biết phương pháp chủ yếu của cô là học theo bản đồ tư duy.
Vì những vấn đề liên quan đến luật không thể sai sót được, cho dù là chi tiết nhỏ nhất.
Phương pháp này giúp chúng ta nhớ lâu, nhớ những chi tiết quan trọng. Trang còn bật mí thêm, nên dùng nhiều màu sắc để dễ hình dung, đặc biệt là những màu sắc bản thân yêu thích.
Hiện nay, Huyền Trang đang tiếp tục học lên Thạc sĩ để trau dồi và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện ước mơ của mình.
Trang nói: "Từ khi còn nhỏ cho đến bây giờ mình vẫn luôn muốn trở thành một người cán bộ Tòa án tốt. Và làm việc dù ở bất kỳ vị trí nào miễn là sống một cách trách nhiệm và có ích cho xã hội".
Những cú trượt và hành trình 'làm lại từ đầu' của thủ khoa kép ĐH Giao thông Vượt qua cú trượt dài những năm cấp 2 khi luôn là học sinh 'đội sổ', Bảo Lâm tiếp tục gặp phải nỗi ám ảnh khi trở thành thủ khoa đầu vào với mác 'con nhà nòi' ở ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội... Kết quả, Nguyễn Bảo Lâm (1997) đã trở thành thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Giao thông...