Khảo sát nhanh cho kết quả ’sốc’ về học trực tuyến
Một khảo sát nhanh thực hiện với gần 4.000 sinh viên một trường đại học cho thấy, đa số sinh viên cho rằng việc học trực tuyến hiệu quả thấp hơn học trực tiếp trên lớp.
Nhiều trường đại học tại Việt Nam đang triển khai dạy học trực tuyến do dịch Covid-19 – Phạm Hữu
Một khảo sát nhanh về việc học trực tuyến vừa được Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐH Nha Trang thực hiện với gần 4.000 sinh viên trong ngày 12.4 vừa qua.
Đa số học bằng điện thoại, không có wifi
Kết quả khảo sát cho thấy một vài thông số tích cực như có tới 90% sinh viên tham gia suốt lớp học, có nhiều ý kiến cho rằng học trực tuyến giúp nâng cao kỹ năng tiếp cận công nghệ thông tin, rèn tính chủ động trong việc học…
Nhưng khảo sát này cũng cho thấy những con số rất “sốc” về thực trạng dạy học trực tuyến đang diễn ra. Theo đó, đa số sinh viên học trực tuyến bằng điện thoại và phần lớn không có wifi để học.
Có tới 85% sinh viên cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn so với học truyền thống (học tập trung trên lớp). 36% sinh viên được khảo sát cho biết có gặp những đối tượng quấy phá lớp học.
Có 14-18% sinh viên còn cho rằng giảng viên chưa điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức trực tuyến, chỉ đưa bài giảng lên hệ thống và chưa có nhiều tương tác với người học.
Ngoài ra, khảo sát này cũng có 64% sinh viên cho rằng giảng viên giao bài tập nhiều, môn nào cũng có bài kiểm tra và thu hoạch theo tuần. Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu nhiều, chương trình chưa giảm tải nên nội dung học khá nặng.
Vì sao học trực tuyến kém hiệu quả?
Phiếu khảo sát nhanh cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân được dẫn đến tình trạng trên. Theo đó, có gần 80% sinh viên cho rằng học trực tuyến nhưng mạng yếu, bị ‘văng’ khỏi hệ thống zoom hoặc không nghe rõ, nghe liền mạch lời giảng viên.
Xếp thứ hai trong các hạn chế được sinh viên chỉ ra là “học trực tuyến làm đau đầu, đau tai, đau mắt do ngồi học quá lâu và nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại quá nhiều” (chiếm tới gần 68% mẫu khảo sát).
Bên cạnh đó, nguyên nhân học trực tuyến khó tập trung vì môi trường xung quanh nhiều khi ồn ào hoặc yếu tố bên ngoài tác động, chiếm 62%. Hình thức học này còn hạn chế sự tương tác và trao đổi giữa người học và người dạy dẫn đến dễ nhàm chán.
Video đang HOT
Ngoài ra còn một số khó khăn của hình thức học này được chỉ ra như dùng điện thoại nên thao tác bị hạn chế, nhìn slide và xem video không rõ, không mở được file bài tập có dung lượng lớn; chưa quen học nhóm trực tuyến…
Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường này, việc khảo sát này nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như khó khăn của người học trong quá trình học tập theo hình thức trực tuyến. Trên cơ sở đó để có những giải pháp hỗ trợ người học để đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị đào tạo trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường ĐH đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ học kéo dài. Trước những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, Bộ GD-ĐT sẽ có hội nghị đào tạo trực tuyến giáo dục ĐH trong dịch Covid-19 vào ngày 17.4 tới. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm và một số lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, đào tạo trực tuyến.
Hà Ánh
Nên bỏ thi THPT quốc gia?
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, nhiều ý kiến của giáo viên, lãnh đạo trường, chuyên gia giáo dục cho rằng không nên tổ chức thi THPT quốc gia năm nay với nhiều lý do khác nhau.
Học sinh TP.HCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trong đó, lý do lớn nhất được đặt ra là dịch bệnh phức tạp chưa biết khi nào học sinh trở lại trường; chi phí tổ chức cho kỳ thi tốn kém hàng ngàn tỉ đồng; học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế và chất lượng không đồng đều giữa các thí sinh ở các vùng miền...
Đánh giá học sinh cũng là quá trình ba năm học chứ không chỉ ở một vài bài thi THPT quốc gia, nên việc cả nước phải chi hàng ngàn tỉ đồng cho một kỳ thi quốc gia để mục tiêu chính là xét tốt nghiệp theo tôi là không cần thiết.
TS TÔ VĂN PHƯƠNG (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang)
Hàng ngàn tỉ đồng cho kỳ thi
Theo Bộ GD-ĐT, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được tính toán mức phí trên 35 tỉ đồng, bao gồm từ việc tập huấn nghiệp vụ thi, ra đề, chi phí địa điểm làm việc, ăn ở, thuê hạ tầng, vận hành, nâng cấp phần mềm quản lý thi, vận chuyển đề, chấm thi, kiểm tra thi.
Riêng số tiền được tính toán mua, thuê máy móc vật tư phục vụ ra đề thi là trên 19 tỉ đồng. Công tác kiểm tra thi với 40 đoàn, mỗi đoàn 5 người/3 ngày thì mức chi phí phải bỏ ra là trên 1,53 tỉ đồng.
Ông Trần Tú Khánh, vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính Bộ GD-ĐT, xác nhận riêng tại Bộ GD-ĐT kinh phí tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mỗi năm khác nhau, có năm vài ba chục tỉ đồng, có năm 40-50 tỉ đồng nhưng cũng có năm hơn mức này.
Đó là tiền từ Bộ GD-ĐT, còn việc tổ chức thi tại các tỉnh, thành do các tỉnh chi trả. Ngoài ra, theo TS Lê Trường Tùng (ĐH FPT), nếu tính tổng chi phí xã hội thì giả sử mỗi thí sinh 1 triệu đồng, khi đó 1 triệu thí sinh là 1.000 tỉ đồng.
Không cần thiết thi
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm rất cao, ngay cả năm 2019 khi thay đổi cách thức xét, tỉ lệ này cũng chỉ giảm nhẹ từ trên 97% xuống còn trên 94%. Như vậy, dù không có kỳ thi này, hầu hết học sinh vẫn tốt nghiệp.
TS Tô Văn Phương - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang - nhận định: "Như vậy, xét tổng thể, đa phần học sinh THPT có năng lực đủ để tốt nghiệp. Việc đánh giá học sinh cũng là quá trình ba năm học chứ không chỉ ở một vài bài thi THPT quốc gia, nên việc cả nước phải chi hàng ngàn tỉ đồng cho một kỳ thi quốc gia để mục tiêu chính là xét tốt nghiệp theo tôi là không cần thiết".
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - còn cho rằng trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp hiện nay, nếu bỏ được kỳ thi THPT quốc gia là điều tốt vì sẽ giảm rủi ro, đỡ tốn kém cho xã hội.
Trong khi theo TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Luật giáo dục hiện hành quy định học sinh muốn được cấp bằng tốt nghiệp THPT phải thông qua kỳ thi nhưng không nói rõ kỳ thi mang tầm quốc gia. "Do vậy kỳ thi này có thể do trường phổ thông hoặc sở GD-ĐT tổ chức cũng được" - ông Lý nhấn mạnh.
PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): Phải sửa Luật giáo dục
Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2019, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay cho thấy Luật giáo dục không quy định trường hợp dịch bệnh kéo dài nên chỉ có cách là sửa luật và đây là quyền và trách nhiệm của Quốc hội.
Với thực tế tình hình dịch COVID-19 hiện nay, Bộ GD-ĐT cần phải tính đến cả phương án xấu nhất là chưa thể đi học được cho đến tận tháng 7, việc thi cử sẽ ra sao? Do vậy, Bộ GD-ĐT cần phải xem xét việc kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật giáo dục để có thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia ngay trong năm nay.
TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG (Lâm Đồng): Giao cho các trường xét tốt nghiệp
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Không tổ chức thi, làm sao xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay? Có thể áp dụng các phương thức như: giao cho các trường lấy kết quả học kỳ 1 và một bài kiểm tra tập trung (khi học sinh trở lại trường) kết hợp với thái độ học tập, rèn luyện trong năm học, trong đó có giai đoạn học sinh nghỉ học tạm thời. Các trường theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT xét công nhận tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập và rèn luyện trong năm học 2019-2020.
Giao xét tốt nghiệp THPT về cho trường nhưng cần tăng cường kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số cụ thể, quy trách nhiệm cho người đứng đầu; đồng thời kiểm tra chéo việc thực hiện giữa các đơn vị; thẩm tra, phúc tra lại việc xét công nhận tốt nghiệp, quá trình thực hiện cho nghiêm túc.
Giáo viên TRẦM THANH TUẤN (Trường THPT Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh): Thời gian học không đồng đều
Có thực tế là thời gian học của học sinh lớp 12 không đồng đều ở các tỉnh thành. Bởi trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra không phải địa phương nào cũng cho học sinh lớp 12 nghỉ học hẳn từ sau Tết Nguyên đán. Do đó, sẽ không có sự công bằng khi học sinh phải thi chung một đề thi mà thời gian học tập lại không đồng đều.
Thứ hai, dẫu đã có sự tinh giản chương trình nhưng khối 12, kiến thức thuộc về học kỳ 2 vẫn còn khá nhiều. Học sinh 12 của những năm học trước, để đáp ứng kỳ thi quốc gia, các em thường phải "chạy nước rút" cho hết chương trình để tiến hành ôn tập. Thế nhưng trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như thế này, các trường học có dám "tăng tiết" giúp học sinh ôn tập như mọi năm hay không?
Một học sinh lớp 12: Lịch học lùi liên tục, chưa có sự chuẩn bị tốt
Nếu giữ kỳ thi THPT, tôi cảm thấy rất hoang mang vì từ đầu năm đến giờ lịch học liên tục lùi, dạy học trực tuyến còn mới nên nhiều bạn không kịp thích ứng, thêm nữa là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Nếu giờ đột ngột phải đi thi, một kỳ thi mang tính bước ngoặt, thì cả tâm lý lẫn sự chuẩn bị đều không tốt. Tôi không muốn ba năm cấp III miệt mài của mình được gói gọn chỉ trong một kỳ thi mà rõ ràng học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt.
Một học sinh tên Linh: Hi vọng kỳ thi diễn ra bình thường
Theo em, nên giữ nguyên kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay vì đề thi minh họa kiến thức học kỳ 2 các câu đều rất cơ bản, đa số là kiến thức học kỳ 1. Còn về phần chi phí thi, nếu hủy kỳ thi quốc gia thì các trường ĐH cũng sẽ tổ chức thi riêng để xét tuyển.
Như vậy đối với những bạn ở vùng sâu vùng xa như em, việc tập trung về thành phố thi vào các trường ĐH cũng rất tốn kém. Còn nếu xét học bạ, em lại thấy không công bằng giữa các trường THPT (đặc biệt là các trường chuyên), mức độ kiểm tra khó dễ khác nhau. Em hi vọng sẽ hết dịch sớm và cũng mong kỳ thi diễn ra như bình thường.
TRẦN HUỲNH
Dịch Covid-19 kéo dài, ĐH Nha Trang dạy trực tuyến cho hơn 13.000 sinh viên Do ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19 kéo dài, trường ĐH Nha Trang đang đồng loạt dạy E-learning trực tuyến cho hơn 13.000 sinh viên, học viên cao học của nhà trường. Những tín hiệu tích cực: "Học mọi lúc, mọi nơi..." Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, trường ĐH Nha Trang đã thành lập Ban...