Khảo sát: Gần một nửa sinh viên Sư phạm lo lắng về sự an toàn của công việc
Trước câu hỏi “Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua?”, có đến 46,5% sinh viên cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của công việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai
Ảnh minh họa
Khảo sát sát liên quan đến ngành Sư phạm của một nhóm tác giả là giảng viên tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM vừa được thông tin tại buổi tọa đàm “ Kỹ sư tâm hồn – giữ vững lòng tin” tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Du, TPHCM.
Khảo sát được thực hiện với hơn 250 sinh viên, giáo viên, nhân viên trong trường phổ thông.
Trước câu hỏi “Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua?”, kết quả khảo sát chỉ ra có đến 46,5% sinh viên cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của công việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai; có 11% sinh viên “cảm thấy mất tự tin, xấu hổ khi đang học ngành Sư phạm.
Video đang HOT
Nhóm tác giả cho biết, một số sinh viên tâm sự các em không dám giới thiệu mình đang học trường Sư phạm, chỉ trả lời chung chung là học đại học. Như vậy, có thể thấy không ít sinh viên có cảm xúc tiêu cực trước những sự việc xảy ra vừa qua ở trường phổ thông. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến động cơ phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực trong trương lai, gây khó khăn cho việc đào tạo…
Một con số cũng đáng chú ý là có tới 26,5% sinh viên lại “Cảm thấy bình thường vì những việc này tồn tại từ rất lâu”. Các em giải thích, trước đây từng bị giáo viên cư xử tệ và hiện nay em của các em vẫn tiếp tục chịu đựng thái độ không đúng mực của thầy cô ở phổ thông. Vì thế trước những thông tin trên báo đài họ không có gì bất ngờ.
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, một trong 3 tác giả của khảo sát cho rằng đây là suy nghĩ rất đáng ngại, phản ánh sự thất vọng của chính bộ phận sinh viên Sư phạm về tư cách, tác phong người thầy. Nhưng cũng phải nhắc đến, phần lớn sinh viên (85%) vẫn mong muốn cải tiến ngành giáo dục để điều chỉnh nhận thức xã hội về nghề giáo.
Cũng với câu hỏi trên dành cho giáo viên, nhân viên ở trường phổ thông, có đến gần 55% cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của bản thân trong công tác giáo dục. Có 8 phiếu trả lời cảm thấy tự tin, xấu hổ khi công tác trong ngành giáo dục.
Từ thực trạng này, nhóm tác giả nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao năng lực giao tiếp ứng xử cho giáo viên phổ thông từ hoạt động đào tạo của trường Sư phạm là rất cần thiết. Được biết, từ năm học 2015-2016 trở về trước, môn “Giao tiếp ứng xử sư phạm” chỉ được xếp vào các môn tự chọn ở Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Nhưng sau đó, môn học này đã chính thức trở thành môn học bắt buộc chung trong toàn trường.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Hải Dương: Tổ chức đối thoại giữa CBQL, giáo viên với học sinh mỗi học kỳ
Sở GD&ĐT Hải Dương vừa có văn bản tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học. Trong đó yêu cầu tổ chức ít nhất 1 buổi toạ đàm, đối thoại giữa CBQL, giáo viên với học sinh trong nhà trường mỗi học kỳ.
Ảnh minh họa/internet
Cùng với đó, lắng nghe, tôn trọng, sẵn sàng đối thoại giữa CBQL, giáo viên với học sinh, giữa cán bộ quán lý với giáo viên để kịp thời nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng và các vướng mắc phát sinh, giải quyết thấu đáo với mục tiêu tốt nhất cho học sinh, giáo viên.
Áp dụng các biện pháp phù hợp để khuyến khích, động viên học sinh mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, trình bày quan điểm về các hoạt động giáo dục của nhà trường, về văn hoá ứng xử giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Báo cáo thời gian, địa điểm tổ chức tọa đàm, đối thoại giữa cán bộ quản lý, giáo viên với học sinh trong nhà trường về Sở GD&ĐT (qua phòng Chính trị, tư tưởng) để kịp thời nắm bắt và cử cán bộ cùng tham gia toạ đàm, đối thoại.
Nhấn mạnh tăng cường nền nếp, kỷ cương, an ninh trong trường học, Sở GD&ĐT cũng lưu ý nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại trong giờ học. Tăng cường giáo dục kỹ năng cho học sinh sử dụng mạng xã hội một cách có văn hóa và đúng quy định.
Không để cha mẹ học sinh hay những người không có nhiệm vụ tự ý vào nhà trường, bộ phận thường trực phải báo cáo và đăng ký lịch với lãnh đạo nhà trường khi có công dân liên hệ công tác. Phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân gây mất an ninh, an toàn trường học. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho nhà giáo vào học sinh trong nhà trường.
Thiết lập, công khai đường dây nóng của nhà trường để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm: Phải đi kèm chính sách tuyển dụng Tỷ lệ sinh viên sư phạm tốt nghiệp không tìm được việc làm trong môi trường sư phạm, hay phải đi tìm việc mưu sinh ở những lĩnh vực khác... đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Kim Hồng -...