Khánh Hòa: Xáo tam phân là cây quý thế nào mà ở đây cả nhà nước và nhân dân cùng bảo tồn?
Sau cơn sốt xáo tam phân diễn ra rầm rộ trong 2 năm 2012 – 2013, lượng cây xáo tam phân ngoài tự nhiên đã cạn kiệt, một số người tìm cách bảo tồn để giữ nguồn gen quý.
Xã Ninh Vân (TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa)-địa phương có nhiều người tâm huyết bảo tồn xáo tam phân nhất vì dòng XTP nơi đây có dược tính cao.
Bảo tồn cây xáo tam phân trong dân
Ông Nguyễn Văn Trường (thôn Tây, xã Ninh Vân, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, để bảo tồn loại cây quý này, cách đây 8 năm, ông bắt đầu đem cây từ tự nhiên về trồng trên rẫy, số lượng hàng ngàn cây nhưng qua thời gian, cây không được chăm sóc tốt nên chỉ còn lại vài trăm cây…
Vườn xáo tam phân đầu dòng tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao (Khánh Hòa).
Một số cây xáo tam phân lớn tuổi đã cho trái, đường kính gốc cây lớn nhất cũng chỉ 4 – 5cm. Cây xáo tam phân trồng từ hạt có sức sống mạnh, lớn nhanh và rễ nhiều hơn cách trồng từ giâm cành. Số lượng người trồng xáo tam phân tại Ninh Vân hiện không nhiều, khoảng 3 – 4 hộ, tổng diện tích chừng vài ngàn mét vuông.
Việc buôn bán xáo tam phân nơi đây tuy không còn rầm rộ nhưng vẫn diễn ra âm ỉ, giao dịch lấy nguồn từ nơi khác. Giá xáo tam phân gốc Ninh Vân có thể lên tới 10 triệu đồng/kg (khô), nhưng nguồn gốc từ nơi khác chỉ vài trăm ngàn/kg.
Video đang HOT
Ông mong muốn Nhà nước có giải pháp hỗ trợ người dân gây trồng loài cây xáo tam phân này để không bị mất nguồn gen quý.
Ông Nguyễn Tiễn (thôn Đông, xã Ninh Vân, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cũng âm thầm đem xáo tam phân trồng lên rẫy. Sau thời gian trồng trên rẫy khó chăm sóc, ông đã đưa về vườn nhà trồng với số lượng hàng chục cây.
“Trồng xáo tam phân rất khó, cây chậm lớn, giâm hom cũng khó sống. Tôi trồng xáo tam phân được 7 năm nhưng chiều cao cây chỉ có 2m. Tôi cứ để cây phát triển tự nhiên, hình thành bụi mà không cần làm giàn”, ông Tiễn chia sẻ.
Ở thôn Bắc (xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), ông Nguyễn Văn Cùng cũng đang đầu tư trồng xáo tam phân trên diện tích 3ha, hiện cây đã cao 1m.
Kiến nghị chuyển giao quy trình trồng cây xáo tam phân
Sau khi cây xáo tam phân trong tự nhiên cạn kiệt, để bảo tồn nguồn gen, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp điều tra, bảo tồn xáo tam phân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, sở đã thực hiện vùng điều tra rộng hơn 4.200ha của 28 xã, phường trên địa bàn tỉnh, trong đó có 27 xã, phường có xáo tam phân nhưng chỉ phát hiện có hơn 50 cây, hầu hết là dạng tái sinh (trồng lại) chứ không phải nguyên gốc.
Do số lượng cây xáo tam phân trong tự nhiên quá ít nên ngành kiến nghị bảo tồn bằng phương pháp chuyển vị, có nghĩa là không bảo tồn tại chỗ mà chuyển cây đến nơi có điều kiện thích hợp để bảo vệ và phát triển. Vì thế, tỉnh đã lập vườn cây xáo tam phân đầu dòng tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao và tăng cường chuyển giao cây con giống cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Ông Bùi Văn Binh – Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao cho biết, đề tài bảo tồn xáo tam phân được tỉnh giao cho trung tâm thực hiện từ năm 2014 với nội dung lập vườn cây đầu dòng với số lượng ban đầu 500 cây. Đến năm 2015, vườn đã phát triển giâm hom chồi lên 5.000 cây xáo tam phân.
Giai đoạn 2016 – 2017, trung tâm cung cấp cho thị trường 3.000 cây xáo tam phân/năm. Tuy nhiên, đến năm 2018, 2019 thị trường chững lại nên trung tâm không tiếp tục phát triển cây xáo tam phân giống nữa nhưng vẫn giữ toàn bộ cây đầu dòng.
Có thị trường là trung tâm phát triển ngay trên cơ sở vườn cây đầu dòng. Thời gian qua, một số cá nhân ở xã Phước Đồng (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Ninh Hòa và một số nơi khác trong và ngoài tỉnh tìm mua về trồng để bảo tồn xáo tam phân. Trung tâm không triển khai nhân giống bằng cấy mô vì thời gian nuôi cấy rất lâu, không hiệu quả bằng cách giâm hom.
Quyết liệt hỗ trợ các doanh nghiệp ở Bạc Liêu liên kết với nông dân trong bao tiêu sản phẩm
Chiều 5/8, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đã chủ trì Hội nghị nhằm tổng kết công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020, đồng thời, đánh giá kết quả hợp tác liên kết bao tiêu, chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tại hội nghị, mùa khô năm 2019 -2020 hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường bất thường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, cũng như triển khai các giải pháp và thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch, xây dựng đề án, kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định.
Đặc biệt, nhờ có công trình cống Âu thuyền Ninh Quới, công tác điều tiết nước liên tỉnh do tỉnh Bạc Liêu chủ động tiến hành đã mang lại hiệu quả tốt cho khu vực liên tỉnh. Nguồn nước mặn đã được kiểm soát, không xâm nhập qua địa bàn tỉnh bảo vệ sản xuất các trà lúa. Bên cạnh đó, nước mặn phục vụ nuôi tôm cũng đã được cấp sớm hơn năm 2019, nhất là khu vực phía Bắc huyện Hồng Dân và huyện Phước Long.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly phát biểu kết tại Hội nghị.
Ngoài ra, trong mùa khô 2019 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng 188 công trình thủy lợi dẫn nước và trữ nước phục vụ sản xuất và đắp 176 đập tạm để ngăn mặn và bơm chuyền nước ngọt lên đồng để bảo vệ sản xuất cho bà con nông dân. Riêng số hộ bị thiếu nước sinh hoạt cao điểm nhất là 1 ngàn 500 hộ, đã được ngành chức năng kịp thời kéo dài đường ống và khoan bổ sung giếng cấp nước phục vụ nhu cầu, không xảy ra thiếu nước sinh hoạt của người dân.
Đối với công tác thực hiện hợp tác liên kết bao tiêu, chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã với nông dân, tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã xây dựng được 28 cánh đồng lớn có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, với diện tích gieo trồng gần 52 ngàn ha.
Đặc biệt, trong đó 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xây dựng mới 3 cánh đồng lớn, nâng tổng số lên 31 cánh đồng với diện tích canh tác 18.611 ha. Có trên 30 cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác, công ty, doanh nghiệp tham gia thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu lúa gạo cho nông dân. Qua mô hình liên kết, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong đầu tư và bao tiêu sản phẩm.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung biểu dương những kết quả của các ngành các cấp và bà con nông dân trong công tác phòng, chống hạn mặn vừa qua.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung, nhấn mạnh: Đợt hạn mặn vừa qua khốc liệt hơn mùa khô năm 2015-2016, tỉnh đã xây dựng kịch bản khá sớm, trung ương dự báo rất sớm và kịp thời. Đồng thời, bà con nông dân có ý thức rất cao trong phòng chống hạn mặn thích ứng bằng các mô hình sản xuất phủ hợp nên giúp cho công tác chống hạn mặn của tỉnh đạt kết quả rất tốt.
Vì vậy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đề nghị chính quyền địa phương phải vào cuộc để hỗ trợ xây dựng tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển. Yêu cầu ngành Nông nghiệp chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai sản xuất và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vùng lúa ST 24- 25 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời, các địa phương phải vào cuộc quyết liệt trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong liên kết với nông dân trong bao tiêu sản phẩm.
Các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản xuất lúa gạo và thủy sản với đại diện UBND các huyện và thị xã trong tỉnh Bạc Liêu.
Trong khuôn khổ Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo và thủy sản đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản xuất lúa gạo và thủy sản với đại diện UBND các huyện và thị xã trong tỉnh./.
Bạc Liêu: Nuôi tôm công nghệ cao thế nào để cứ 1ha cho thu tới 23 tỷ đồng? Đây là một bước thành công bất ngờ của mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong bể tròn nổi tại tỉnh Bạc Liêu. Doanh thu của mô hình nuôi tôm công nghệ cao này lên đến 23 tỉ đồng/ha/năm. Con số cao nhất từ trước đến nay tại các tỉnh nuôi tôm nước lợ phía Nam. Ngày 31.7, ông Lưu Hoàng Ly,...