Khánh Hòa thống nhất phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến đảm bảo phòng, chống dịch
Ngày 23/10, ông Võ Hoàn Hải – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, theo phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến, mỗi lớp học sẽ được chia thành hai nửa lớp (để sắp xếp cho nửa số học sinh đến lớp học trực tiếp, nửa còn lại ở nhà học trực tuyến).
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này đã thống nhất các trường THCS, THPT, trung tâm Giáo dục ở các TP Nha Trang, Cam Ranh, thị trấn Cam Đức (Cam Lâm) dạy học trực tiếp trở lại vào ngày 25/10.
Lịch học sẽ được bố trí hoán đổi nhau, việc bố trí này là để giúp học sinh khi học trực tiếp sẽ được các thầy cô củng cố thêm kiến thức, giải đáp các vấn đề các em còn thắc mắc, chưa rõ khi học trực tuyến ở nhà.
Khánh Hòa thống nhất phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến đảm bảo phòng, chống dịch.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, dạy trực tiếp và trực tuyến song song còn giúp được cho những học sinh ở nhà không có điều kiện, không có máy tính, điện thoại để học trực tuyến thì sẽ được bố trí học trực tiếp. Để dạy được trực tiếp và trực tuyến song song, mỗi lớp cần phải được trang bị một webcam và micro cho giáo viên khi giảng dạy, với giá thành khoảng 550.000 – 800.000 đồng/bộ. Các trường có thể bố trí kinh phí để tự trang bị.
Sở Giáo dục và đào tạo Khánh Hòa đã chỉ đạo “khuyến khích các đơn vị, trường học dạy học trực tiếp và trực tuyến song song, cùng khung giờ”. Hai nhóm học sinh đều được học cùng một lúc, cùng nội dung của thầy cô đang giảng dạy trên lớp, đảm bảo số tiết đứng lớp của giáo viên, không phải dạy tăng tiết, vượt tiết.
Video đang HOT
Khi học sinh học tập trung, trường bố trí cho ngồi giãn cách, học giãn cách. Giữa buổi học không ra chơi như trước, học sinh chỉ giải lao ngay tại lớp giãn cách. “Như vậy sẽ hạn chế việc học sinh đến trường sẽ túm tụm nhau trong giờ nghỉ, giờ ra chơi, tránh việc tiếp xúc gần giữa học sinh với nhau, để phụ huynh cũng bớt lo ngại”, ông Hải nói.
Hà Nội: Trường học hoàn tất khâu khử khuẩn, vùng xanh mong mỏi ngày mở cửa trường học
Khi Bộ GD&ĐT có hướng dẫn về việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình), nhiều giáo viên, phụ huynh tại các địa bàn thuộc vùng xanh tại Hà Nội đều hy vọng, mong mỏi học sinh sớm được trở lại trường học tập.
100% trường huy động làm nơi cách ly đã được bàn giao
Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, để chuẩn bị cho học sinh trở lại học trực tiếp thì các trường được trưng dụng làm nơi các ly tập trung, phục vụ công tác phòng chống dịch... cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh.
Qua khảo sát được biết, 100% trường học (mẫu giáo, phổ thông) tại Hà Nội đã được trả lại để tổ chức vệ sinh, khử khuẩn. Công tác vệ sinh trường học được các trường thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trách nhiệm theo đúng quy định.
Công tác vệ sinh khử khuẩn được các trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ Nguyễn Đức Hòa cho biết: Trước đó toàn huyện có 12 trường học được địa phương huy động làm địa điểm tiêm chủng vaccine ngừa Covid- 19 nhưng hiện tất cả các cơ sở này đã được trả lại và tiến hành rà soát, vệ sinh thiết bị đồ dùng dạy học, các lớp học, phòng làm việc và toàn bộ khu vực trường...
Ngày 15/10, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục thực hiện việc dạy và học bằng hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường khi điều kiện cho phép; hoàn thành việc tiêm vaccine cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên; có phương án chuẩn bị tổ chức tiêm vaccine cho học sinh trong độ tuổi khi có hướng dẫn và phân giao vaccine của cơ quan y tế. Ngoài ra, các trường tiếp tục duy trì việc phối hợp chặt chẽ với gia đình để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe của học sinh; hướng dẫn học sinh các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe và các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình học trực tuyến tại gia đình; khi phát hiện có biểu hiện sốt, ho, khó thở và các yếu tố dịch tễ khác, giáo viên, nhân viên, học sinh phải thông tin ngay cho nhà trường; đồng thời, đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
Tại huyện Mê Linh, trước đây một số trường được huy động làm nơi cách ly; trong đó trường làm nơi cách ly cuối cùng đã được giao trả vào cuối tháng 9/2021. Công tác vệ sinh khử khuẩn lớp học, phòng chức năng, khuôn viên... của các trường học thường xuyên được thực hiện.
Ngoài trường học thuộc 18 huyện, thị xã thì ở các cơ sở giáo dục (mầm non, phổ thông) thuộc 12 quận nội thành, công tác vệ sinh, khử khuẩn cũng đã được thực hiện đầy đủ và chỉ cần chờ "lệnh" là học sinh có thể đến trường.
Lãnh đạo nhiều phòng GD&ĐT các quận, huyện trên địa bàn TP, đặc biệt là các huyện ngoại thành đều bày tỏ mong muốn Hà Nội sớm cho học sinh vùng xanh quay lại trường với lí do: Học sinh ở một số lớp đầu cấp như lớp 1, lớp 2, lớp 6 thuộc vùng xanh nông thôn tiếp thu hạn chế khi phải học tập trực tuyến, qua truyền hình; trong khi việc kiểm soát dịch ở những khu vực này tốt, có nơi không có ca dương tính nào trong thời gian qua.
Nhà trường, phụ huynh đồng nhất mong đi học
Tại huyện Ba Vì, đợt dịch thứ 4 địa phương này có 8 ca F0, trong đó ca mắc gần nhất vào ngày 13/8, nghĩa là hơn hai tháng, huyện này chưa có thêm ca mắc mới. Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết địa phương này có hơn 60.000 học sinh ở cả 3 cấp. Học sinh ở xã nào chủ yếu học tập trung ở xã đó, không phải đi chéo xã. Do đó mong muốn của cá nhân ông cũng như của các thầy cô, phụ huynh có thể cho học sinh, ít nhất là lớp 6, lớp 9 và lớp 12 đi học trực tiếp bởi học sinh trung học có ý thức cao hơn về phòng dịch và các nhà trường đã chuẩn bị kỹ các biện pháp giãn cách, phòng dịch.
Địa bàn Sóc Sơn hiện có 85.000 học sinh. Ngày 2/10, địa phương này phát hiện 2 ca F0 liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Việt Đức. Sau khi rà soát và xét nghiệm, 22/22 trường hợp liên quan đến ca mắc này đều âm tính. Từ đó đến nay, gần 20 ngày địa phương này không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các nhà trường thường xuyên vệ sinh đảm bảo cơ sở vật chất và rất "mong muốn học sinh có thể sớm trở lại trường học tập". Đây cũng là ý kiến của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức Lê Văn Hiến.
Thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh ở vùng xanh đều mong muốn trường học sớm mở cửa trở lại
Với 73 trường học thuộc 3 cấp với trên 50.000 học sinh, Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh đã xin ý kiến các nhà trường về phương án, thời gian đi học trực tiếp. Theo đó, 4 phương án được phòng GD&ĐT Mê Linh đưa ra xin ý kiến đối với 73 trường của toàn huyện. Cụ thể: Phương án 1, tất cả các cấp đi học từ 25/10. Phương án 2: Các cấp tiểu học, THCS đi học từ ngày 25/10; riêng cấp mầm non đến trường từ ngày 1/11. Phương án 3: 100% cấp học đi học từ 1/11 và phương án 4 do phụ huynh đề xuất. "Đến 10 giờ sáng 20/10, kết quả thăm dò như sau: 9% nhà trường đồng ý với phương án 1; 30% đồng ý phương án 2, trên 60% đồng ý phương án 3 và không có trường chọn phương án 4. Như vậy, đa số thầy cô mong các cấp học trên địa bàn được đi học trực tiếp từ ngày 1/11"- ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho hay.
Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh sẽ triển khai xin ý kiến phụ huynh. Từ nay đến 1/11 là còn hơn một tuần nữa. Khoảng thời gian này, phòng phối hợp với các đơn vị sẽ tích cực tuyên truyền đến phụ huynh, các nhà trường sắp xếp thời khóa biểu... để chủ động mọi phương án nếu được phép đón học sinh trở lại.
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trình UBND TP Hà Nội 4 phương án đề xuất cho học sinh trở lại trường. Trong đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nghiêng về phương án 1: Tạm thời cho 100% học sinh mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên của 18 huyện, thị xã vùng xanh trở lại trường học trực tiếp. 12 quận còn lại kết hợp học trực tiếp và trực tuyến (các lớp 5, 6, 9, 10, 11, 12 sẽ học trực tiếp, các lớp còn lại và cấp mầm non tiếp tục học trực tuyến, qua truyền hình). Sau một tuần trở lại trường, căn cứ vào cấp độ dịch do ngành Y tế quy định và tình hình dịch trên địa bàn, sẽ quyết định việc cho học sinh các lớp đang học trực tuyến, qua truyền hình và cấp mầm non trở lại trường học trực tiếp; thời gian thực hiện từ 25/10.
Ngay sau đó, đơn vị này đã rút phương án đề xuất trên vì phải chờ đánh giá mức độ dịch theo các cấp độ 1, 2 của các xã và dựa trên đánh giá đó mới xây dựng phương án cho học sinh đi học.
Tại Công điện số 22 về việc triển khai các biện pháp tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid- 19" trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu Sở GD&ĐT căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn, tham khảo ý kiến của đại diện ban phụ huynh học sinh để khẩn trương xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các hoạt động GD&ĐT tương ứng cấp độ dịch tại các địa bàn thuộc TP đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định của TƯ và TP.
Quảng Trị: Đảm bảo tốt công tác dạy học kết hợp an toàn phòng, chống dịch bệnh Ngày 21/10, các trường học trên địa bàn thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đồng loạt thực hiện dạy trực tiếp trở lại sau quá trình học online, do trước đó địa phương này ghi nhận liên tiếp các trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng. Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hàm Nghi (thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị)...