Khánh Hòa: Mua 500-600 tấn cá nóc độc/năm, xuất khẩu 6 tỷ đồng
Đây là một trong những mục tiêu cụ thể của đề án khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc đảm bảo an toàn thực phẩm vừa được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành.
Ngoài mục tiêu nói trên, đề án còn đề ra mục tiêu: sản lượng sản phẩm cá nóc xuất khẩu đạt 200 – 240 tấn/năm; giá trị xuất khẩu cá nóc thành phẩm ước đạt 6 tỷ đồng/năm; đào tạo kiến thức về nhận biết, phân loại các loại cá nóc xuất khẩu bảo đảm an toàn thực phẩm cho ngư dân, công nhân chế biến thủy sản, cán bộ quản lý nhà nước tham gia đề án; tạo thêm việc làm và thu nhập cho công nhân chế biến thủy sản, ngư dân, công nhân cơ sở thu mua thủy sản.
Có 4 địa phương trong số 5 tỉnh thành đã đề xuất dừng triển khai thí điểm do không có hiệu quả về mặt kinh tế. 4 địa phương này là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang. Riêng Khánh Hòa vẫn đề nghị tiếp tục do đã có đầu ra xuất khẩu tương đối ổn định sang Hàn Quốc. Tỉnh này khẳng định, đề án đã có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Tất cả cá nóc được khai thác, thu mua, vận chuyển, sơ chế, chế biến trong đề án chỉ phục vụ mục đích xuất khẩu ra nước ngoài (tất cả các nước có nhu cầu nhập khẩu cá nóc), không được phép đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa. Địa điểm thu mua cá nóc là tại các cảng: Hòn Rớ, Vĩnh Lương, Đại Lãnh, Ba Ngòi và phải được giám sát bởi cán bộ chuyên ngành.
Video đang HOT
Các tàu cá tham gia đề án phải được cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp mã số tham gia chuỗi cá nóc xuất khẩu. Chủ tàu và người lao động trên tàu cá phải là những đối tượng đã được cấp chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật nhận biết, phân loại cá nóc, phương pháp bảo quản cá nóc trên tàu.
Sản phẩm cá nóc đánh bắt được trên tàu không được làm thực phẩm cho thuyền viên đi trên tàu; chỉ được bán cá nóc với kích cỡ, màu sắc, loài theo quy định đã được thỏa thuận trong hợp đồng với cơ sở thu mua cho tàu thu mua trên biển hoặc cơ sở thu mua được chọn tham gia thực hiện đề án.
Được biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 1 doanh nghiệp tham gia đề án là Doanh nghiệp tư nhân Phước Thọ.
Theo Thanh Hiền (Báo Khánh Hòa)
Doanh nghiệp xin mua cá nóc để xuất khẩu
Cá nóc có độc tố gây tê liệt thần kinh nhưng là món ăn khoái khẩu nếu biết cách chế biến, được Hàn Quốc và Nhật Bản ưa chuộng
Ngày 13.11, ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi cho biết, đã giao Chi cục Thủy sản khảo sát về nguồn lực khai thác cá nóc của ngư dân theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Trước đó, một doanh nghiệp tư nhân ở Nha Trang (Khánh Hòa) đề nghị UBND Quảng Ngãi cho phép thu mua loài cá này để chế biến xuất khẩu.
"Doanh nghiệp mới đề nghị, còn chúng tôi phải nghiên cứu thêm. Trước đây chưa có đơn vị nào thu mua loài cá này ở địa phương. Theo tôi tìm hiểu thì cá nóc khó chế biến và ở Nhật chỉ có 12 đầu bếp thành thục loài cá này", ông Tô nói.
Cá nóc có độc tố tetrodotoxin gây tê liệt thần kinh. Ảnh: AFP
Cá nóc có tên khoa học là Tetraodontiformes, trong đó có nhiều chủng mang độc tố tetrodotoxin trong gan, nguy hiểm cho hệ thần kinh, có thể dẫn đến tử vong khi ăn. Dù vậy, đây là món ăn đặc sản ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, ngư dân chế biến cá nóc theo cách truyền thống nhưng vẫn xảy ra sơ suất. Những năm 2000 hầu như năm nào cũng xảy ra các vụ ngộ độc cá nóc. Năm 2003, trước tình hình ngộ độc do ăn cá nóc gia tăng, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương nghiêm cấm khai thác, chế biến, kinh doanh... Song, đây là nguồn tài nguyên dồi dào cận được tận dụng để xuất khẩu, do vậy Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp chủ trì nghiên cứu phương pháp chế biến đồng thời có đề án khai thác.
Trong báo cáo công bố hồi đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp cho biết, đề án thí điểm khai thác, thu gom, chế biến cá nóc sang Hàn Quốc giai đoạn 2004 - 2016 đã được triển khai ở 5 tỉnh Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang.
Bước đầu, các doanh nghiệp đã xuất khẩu cá nóc đúng chất lượng sang Hàn Quốc. Song, tỷ lệ cá nóc đáp ứng yêu cầu ban đầu của nhà nhập khẩu chưa cao, sản lượng xuất khẩu thấp. Không ít cơ sở chế biến xuất khẩu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.
Hiện 4 trong 5 tỉnh thành đã đề xuất dừng triển khai thí điểm do không có hiệu quả về mặt kinh tế. Riêng Khánh Hòa vẫn đề nghị tiếp tục do đã có đầu ra xuất khẩu tương đối ổn định sang Hàn Quốc.
Theo Phạm Linh (VNE)
Đẩy mạnh công tác truyền thông về Năm Du lịch quốc gia 2019 - Nha Trang, Khánh Hòa UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch truyền thông về Năm Du lịch quốc gia 2019 - Nha Trang, Khánh Hòa nhằm tạo sự lan tỏa về chuỗi các sự kiện, hoạt động trong Chương trình. Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2019 sẽ được tổ chức kết hợp với khai mạc tuần lễ Festival biển Nha Trang -...