Khánh Hòa: Lập 2 tổ công tác đốc thúc tiêm vaccine phòng bệnh sởi
Để ngăn chặn sự gia tăng ca mắc bệnh sởi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa lập 2 tổ công tác liên tục đi giám sát, đốc thúc việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Đẩy nhanh tiêm vaccine phòng bệnh sởi
Ngày 19/3, trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Tôn Thất Toàn – Phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, tất cả các xã, phường trên địa bàn đang triển khai tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
“Chúng tôi đã lập 2 tổ công tác để giám sát, đốc thúc việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi để việc tiêm chủng đạt hiệu quả cao, an toàn. 2 tổ công tác này còn tuyên truyền mạnh mẽ đến các địa phương, khu dân cư để họ hiểu rõ tác dụng của tiêm chủng.
Cùng với đó, phối hợp nhắc nhở các trường học cấp mầm non ở Khánh Hòa thống kê số trẻ từ 5 tuổi trở xuống chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng bệnh sởi để vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm ngay.
Đồng thời, thông qua việc giám sát địa bàn, nhanh chóng phát hiện các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng, cơ sở khám chữa bệnh để triển khai các biện pháp xử lý, điều trị hiệu quả cho người bệnh”, bác sĩ Toàn nói.
Theo bác sĩ Tôn Thất Toàn, triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh sởi là sốt, phát ban ở tai, mặt rồi lan xuống tay, chân, lưng.
Video đang HOT
Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, từ 4 ca mắc bệnh sởi ngày 26/8/2024, đến nay toàn tỉnh này ghi nhận 2.615 ca sốt phát ban nghi sởi. Đã thực hiện xét nghiệm tổng cộng 895 mẫu trong đó có 652 mẫu dương tính với bệnh sởi.
Hầu hết ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa đến cơ sở y tế điều trị khoảng 1 tuần là được xuất viện. Tại các bệnh viện, bác sĩ đều chăm sóc, điều trị đúng phác đồ cho bệnh nhân.
Qua khảo sát thực tế của ngành y tế địa phương, gần 50% trường hợp sốt phát ban nghi bệnh sởi đều rơi vào nhóm trẻ từ 5 tuổi trở xuống, trong đó đa số chưa tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Phụ huynh cần chủ động đưa con đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi
Theo bác sĩ Tôn Thất Toàn, bệnh sởi ủ bệnh 8 đến 11 ngày, triệu chứng đặc trưng nhất là sốt, phát ban ở tai, mặt rồi lan xuống tay, chân, lưng… Trẻ em dưới 5 tuổi không may mắc bệnh sởi, dù đã đã điều trị khỏi thì nguy cơ suy dinh dưỡng vẫn rất cao. Vậy nên, các gia đình cần chủ động đưa con mình đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Phụ huynh ở Khánh Hòa đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Để tránh bỏ sót trẻ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa chỉ đạo khẩn các Trung tâm Y tế trên địa bàn “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” chưa tiêm vaccine phòng bệnh sởi để vận động đi tiêm; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa đủ mũi, nhất là trong thời gian bị gián đoạn cung ứng vaccine phòng bệnh sởi.
Ưu tiên tiêm trước cho nhóm tuổi từ 1 đến 5 tuổi, khi không còn đối tượng từ 1 đến 5 tuổi thì nghiên cứu mở rộng ra đối tượng 6 đến 10 tuổi.
Mục tiêu của Khánh Hòa đặt ra là hết tháng 3, có 95% trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai hiện có mặt tại địa phương được tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Bà Võ Mỹ và một số phụ huynh có con dưới 5 tuổi ở Vĩnh Hòa (Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, được các nhân viên y tế giải thích rõ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi. Hiện tiêm vaccine là giải pháp quan trọng giúp cơ thể trẻ tạo ra miễn dịch, phòng ngừa bệnh sởi. Vậy nên, các gia đình đều ghi nhớ lịch tiêm chủng để đưa con đi tiêm đúng lịch, đủ liều.
Hà Nội thêm gần 300 ca mắc sốt xuất huyết trong 1 tuần
Bước vào cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm, ngành y tế Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân chủ động tiêm vaccine phòng bệnh (nếu có).
Cán bộ y tế TTYT huyện Ứng Hòa tư vấn, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh sau mưa lũ tại xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa. (Ảnh: Sở Y tế Hà Nội)
Từ ngày 13/9 đến ngày 19/9, Hà Nội ghi nhận thêm 285 ca mắc sốt xuất huyết. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, các bệnh nhân sốt xuất huyết phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc như: Đan Phượng (46 ca); Thạch Thất (29); Hà Đông (22); Cầu Giấy (20); Chương Mỹ (17); Thanh Oai và Đống Đa mỗi nơi 14 ca; Thanh Xuân (13); Bắc Từ Liêm (11); Phúc Thọ và Hoàng Mai mỗi nơi 10 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 3.251 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, giảm 74,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tuần ghi nhận 23 ổ dịch sốt xuất huyết tại 19 quận, huyện, thị xã gồm Bắc Từ Liêm 3 ổ dịch; Phúc Thọ, Thanh Oai mỗi nơi 2 ổ dịch; còn lại mỗi nơi ghi nhận 1 ổ dịch tại Cầu Giấy, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đống Đa, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Sơn Tây, Tây Hồ, Thạch Thất, Thanh Trì, Thanh Xuân và Thường Tín. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 165 ổ dịch, còn 32 ổ dịch đang hoạt động.
CDC Hà Nội nhận định, hiện tại đã bắt đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm tại Hà Nội (tháng 9 đến tháng 11) với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Về bệnh tay chân miệng, trong tuần qua thành phố ghi nhận 45 trường hợp mắc, giảm 7 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 2.006 trường hợp. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch; cộng dồn năm 2024 là 41 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.
Bệnh sởi ghi nhận 2 ca mắc trong tuần, cộng dồn từ đầu năm đến nay là 6 ca mắc. Ca mắc sởi trong tuần là bệnh nhân nữ (15 tháng tuổi, địa chỉ quận Đống Đa), tiền sử chưa tiêm vaccine phòng bệnh sởi, khởi phát bệnh ngày 8/9 với triệu chứng sốt, ho. Ngày 11/9 xuất hiện ban từ mặt sau lan ra toàn thân, nhập Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm sởi dương tính.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nam (7 tuổi, địa chỉ quận Hoàng Mai), tiền sử tiêm vaccine chưa đầy đủ, khởi phát bệnh ngày 30/8 với triệu chứng sốt cao, sau đó phát ban ở mặt, thân mình và chân. Ngày 9/9 đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm sởi dương tính.
"Bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như TP HCM, Nghệ An, Thanh Hóa. Tại Hà Nội đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc sởi trên địa bàn. Vì vậy dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc sởi, đặc biệt là vào 3 tháng cuối năm", CDC Hà Nội thông tin.
Bệnh ho gà ghi nhận 4 ca mắc trong tuần, bệnh liên cầu lợn ghi nhận 1 trường hợp mắc tại huyện Đan Phượng. Một số dịch bệnh khác như viêm não Nhật Bản, não mô cầu, rubella không ghi nhận trong tuần.
Trong tuần này, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động tại xã Quất Động (huyện Thường Tín), xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất), phường Khương Đình (quận Thanh Xuân), phường Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm), xã Tân Hội (huyện Đan Phượng), phường Nhật Tân (quận Tây Hồ), phường Hàng Bột (quận Đống Đa), xã Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai), xã Hợp Đồng (huyện Chương Mỹ).
CDC Thành phố cũng yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả các ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt là tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân. Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại các khu vực có nguy cơ cao và các khu vực bị ảnh hưởng do ngập lụt.
Bên cạnh đó, phối hợp với ban ngành, đoàn thể hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi nước rút (nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó); tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ cao sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường.
Với các bệnh có vaccine, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn.
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk Ngày 13/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh sởi tại huyện Cư Kuin. Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đang triển khai các biện pháp để khống chế ổ dịch, không để bệnh lây lan trên địa bàn. Cán bộ y tế điều tra, giám sát ổ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Tăng huyết áp diễn biến âm thầm, để lại biến chứng, hậu quả nặng nề

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó
Có thể bạn quan tâm

3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Hình ảnh đẹp của hoa hậu Ngọc Hân, Hoà Minzy gây sốt với chia sẻ 'không xả rác'
Sao việt
22:28:26 27/04/2025
Bradley Cooper đã cầu hôn siêu mẫu Gigi Hadid?
Sao âu mỹ
21:51:12 27/04/2025
"Ông hoàng miền Tây" ra Hà Nội hát lót, gửi tiền về quê mua vàng tích lại, giờ giàu sụ
Tv show
21:48:00 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Nóng: Rộ tin Ngô Diệc Phàm gặp biến căng trong tù, tình cũ hot girl "mất tích" bí ẩn hơn 2 tháng qua
Sao châu á
21:21:15 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương
Thế giới
21:04:33 27/04/2025
Mũ vành tròn: vừa chống nắng, vừa nâng tầm phong cách
Thời trang
20:32:54 27/04/2025
Đoạn clip 2 phút hé lộ bí mật động trời chôn vùi sự nghiệp của tổng tài hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
20:25:18 27/04/2025