Khẳng định thương hiệu bằng chất lượng đào tạo toàn diện
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển tri thức. Trường ĐH Y – Dược Thái Nguyên đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ và khẳng định thương hiệu bằng chất lượng đào tạo toàn diện.
Nhà trường đã triển khai thành công kiểm định chất lượng đào tạo 02 chuyên ngành đào tạo chủ chốt theo tiêu chuẩn AUN-QA.
Nhiều năm qua với mục tiêu hướng tới đào tạo ra đội ngũ cán bộ y tế có khả năng vận dụng các kiến thức y học cơ sở cần thiết cũng như các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu để triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, Trường Đại học Y – Dược (ĐH Thái Nguyên) đã mở rộng các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội.
TS Nguyễn Quang Đông, Tổ trưởng Tổ truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Y – Dược cho biết: Nhà Trường đã và đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế trình độ đại học, sau đại học và đào tạo ngắn hạn; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ y tế, đóng góp hiệu quả vào công tác đào tạo và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Thông tin tuyển sinh năm 2021, về đào tạo Đại học chính quy Nhà trường tuyển sinh 7 mã ngành bao gồm: Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Răng – Hàm – Mặt, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học và Hộ sinh. Đồng thời tuyển sinh 35 chuyên ngành Sau Đại học. Bên cạnh đó, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên cũng triển khai và mở rộng gần 100 chương trình đào tạo ngắn hạn.
Đối tượng dự tuyển không chỉ bó hẹp phạm vi trong nước mà dần mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Với nhiều chương trình trao đổi sinh viên hấp dẫn tại các quốc gia như Mỹ, Bỉ, Thái Lan, Hàn Quốc…Với chương trình học rất đa dạng, gắn với thực tiễn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người học và thị trường lao động.
Nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện
Hiện nay, giáo dục toàn diện là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, qua đó giúp người học có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để sau khi ra trường có thể tự tin lập thân, lập nghiệp.
Video đang HOT
Trường ĐH Y – Dược (ĐH Thái Nguyên) luôn mở cửa đón nhận sinh viên quốc tế đến học tập, thực tập và giao lưu tại trường.
TS Nguyễn Phương Sinh, Phó hiệu Trưởng Trường Đại học Y – Dược (ĐH Thái Nguyên) khẳng định: Với mục tiêu ổn định về quy mô, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện, bao gồm đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo; năng lực thực hành; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực ngoại ngữ và tin học đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế chất lượng cao. Trong thời gian qua Nhà trường đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp cụ thể như:
Từng bước xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược về công tác cán bộ nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên, tăng tỷ lệ đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị tiến sĩ.
Đầu tư trung hạn và dài hạn để nâng cấp, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng. Đến nay, Nhà trường đã có 54 phòng, 5 giảng đường đa phương tiện, bệnh viện thực hành, hội trường và thư viện, nhà làm việc và các phòng nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ giảng viên.
Trong đó bao gồm hệ thống giảng đường thông minh, phòng thí nghiệm trọng điểm, các phòng thi trắc nghiệm, cải tạo và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, thư viện số; tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy và học. Đầu tư và phát triển Bệnh viện Trường đáp ứng các điều kiện đào tạo thực hành Đại học và Sau đại học.
Năm 2020 thông qua kết nối mạnh mẽ với các đơn vị, học viên, sinh viên Nhà trường đã có cơ hội được thực hành tại các cơ sở lớn gồm nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh như: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện TW Thái Nguyên, Bệnh viện C Thái Nguyên, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ…
Ngoài ra, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện một số chương trình đào tạo chủ chốt như: ngành Y khoa và ngành Cử nhân điều dưỡng theo hướng tiếp cận dạy học dựa trên năng lực và cải thiện hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục. Triển khai rà soát, điều chỉnh và cập nhật các chương trình đào tạo định kỳ theo quy định (hiện tại Nhà trường có 06 chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học chính quy, 03 CTĐT liên thông đại học và 35 CTĐT trình độ sau đại học).
Xây dựng kế hoạch thực hiện tái kiểm định Nhà trường vào năm 2022 theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo và kiểm định chất lượng 15 CTĐT (từ 2020 – 2025) hầu hết theo tiêu chuẩn AUN-QA. Tháng 03/2021 Nhà trường đã triển khai thành công kiểm định chất lượng đào tạo 02 CTĐT chủ chốt là ngành Y khoa và ngành Cử nhân điều dưỡng theo tiêu chuẩn AUN-QA.
Như vậy, với tầm nhìn chiến lược xây dựng Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên thành một Đại học sức khỏe đa ngành, đa bậc học; cơ sở đào tạo lớn về nhân lực y tế chất lượng cao cùng những nỗ lực trong công cuộc đổi mới. Tin tưởng rằng Nhà trường sẽ giữ vững vị thế, thương hiệu trở thành một điểm sáng về chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời, tạo một môi trường học tập tốt để sinh viên có thể tự tin phát huy hết năng lực, tư duy của mình.
Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học: "Cú hích" cải tiến chất lượng
Theo các chuyên gia, Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT) đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở đào tạo.
Sinh viên Trường ĐH Phenikaa trong giờ thực hành. Ảnh minh họa
Trong đó có việc mở ngành đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo.
Tiệm cận chuẩn của khu vực và thế giới
PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội) khẳng định: Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là căn cứ quan trọng để xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành/nhóm ngành/từng lĩnh vực đối với từng trình độ.
Thông tư cũng quy định quy trình xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo; đồng thời là căn cứ quan trọng trong việc tạo ra một chuẩn tối thiểu về trình độ, năng lực của sinh viên tốt nghiệp trong cùng một ngành ở các trường khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc tuyển dụng nhân lực trong ngành. Mặt khác, tạo thuận lợi cho việc công nhận lẫn nhau và hội nhập quốc tế với khu vực cũng như trên thế giới.
Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, khi chúng ta xây được Chuẩn đầu ra tối thiểu cho các ngành một cách rõ ràng, tương thích với chuẩn mực của khu vực và thế giới thì chất lượng đào tạo cũng tăng lên; việc công nhận chương trình, môn học với các trường trên thế giới dễ dàng hơn, và nhất là, chất lượng nguồn nhân lực sẽ tăng lên, và có khả năng linh hoạt hơn trên phạm vi toàn cầu.
PGS.TS Vũ Thị Hiền cho rằng: Điểm mới là quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo, như quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với chương trình đào tạo đại học là 120 tín chỉ, chương trình đào tạo song ngành cộng thêm 30 tín chỉ, chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho Trường ĐH Ngoại thương, bởi trong thời gian tới nhà trường có định hướng mở các ngành theo hướng song ngành, ngành chính - ngành phụ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà trường xây cấu trúc chương trình một cách rõ ràng và thuyết phục được các bên liên quan.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khoát - Trưởng phòng Đào tạo đại học, Trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội), Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT đã kế thừa Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Các quy định của Thông tư tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện; trong đó có việc mở ngành, cũng như rà soát chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận chuẩn của khu vực và thế giới.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) trong giờ thực tập - thời điểm chưa có dịch Covid-19. Ảnh: TG
Phát huy quyền tự chủ của các trường
PGS.TS Nguyễn Đức Khoát trao đổi: Trước đây để mở ngành đào tạo, các trường phải gửi hồ sơ lên Bộ GD&ĐT để được phê duyệt và cấp phép. Tuy nhiên, với quy định của Thông tư này, các trường chủ động khảo sát nhu cầu xã hội và căn cứ vào thực tiễn, thực lực để quyết định mở ngành. Tức là các trường được tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành.
"Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã khảo sát, xây dựng Chiến lược đến năm 2030, định hướng phát triển từng ngành theo từng năm. Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT là khung pháp lý để nhà trường có cơ sở và quyết tâm triển khai thực hiện" - PGS.TS Nguyễn Đức Khoát nói.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đức Khoát, Thông tư trên quy định tường minh về chuẩn đầu ra, đầu vào ứng với từng chương trình đào tạo: Đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. VD: Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo phải xác định rõ yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo.
Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở đào tạo. Ảnh: IT
Khẳng định, Thông tư là bước tiến mới, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) viện dẫn: Các định nghĩa, khái niệm được thể hiện cô đọng, rõ ràng. Trước đây, quy định về Chuẩn chương trình đào tạo nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Nay được gói gọn trong một văn bản, từ quy trình, yêu cầu tối thiểu cho đến chuẩn đầu ra, đầu vào và các yếu tố bảo đảm chất lượng khác.
"Có thể nói, Thông tư lần này vừa bảo đảm tính tự chủ, vừa là công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với thực tiễn và chất lượng đào tạo tốt hơn" - PGS.TS Bùi Đức Triệu trao đổi, đồng thời bày tỏ tâm đắc với các quy định Chương III của Thông tư, trong đó có quy định về xây dựng chuẩn chương trình cho các lĩnh vực và ngành đào tạo và hội đồng tư vấn khối ngành.
PGS.TS Bùi Đức Triệu cũng tán thành với quy định Chuẩn chương trình đào tạo phải được rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ ít nhất một lần trong 5 năm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD&ĐT quyết định rà soát, chỉnh sửa, cập nhật Chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu thay đổi của khoa học, công nghệ và xu thế phát triển ngành đào tạo. "Hy vọng những quy định này sẽ đem lại chuẩn mực mới, phát huy tính tự chủ, công tác quản lý và mang lại chất lượng tốt hơn cho các cơ sở giáo dục đại học và xã hội" - PGS.TS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh.
Theo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), do Chuẩn chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả chương trình đào tạo cần phải đáp ứng nên các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo để khẳng định uy tín, thương hiệu của trường mình.
Chuẩn hóa chương trình đào tạo đại học Sau nhiều lần tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (gọi tắt là Thông tư 17) với nhiều điểm mới. Việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo là cần...