Khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ
Không chờ diễn ra như kế hoạch của phiên họp thường kỳ tháng 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã có buổi họp sớm 12 ngày để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo đề nghị của Chính phủ. Trên cơ sở nhất trí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về gói hỗ trợ an sinh xã hội với quy mô lên đến 62 nghìn tỷ đồng, hướng tới hỗ trợ khoảng 20 triệu người là những lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế trong xã hội – những đối tượng chịu tác động lớn nhất từ dịch Covid-19.
ây là giải pháp chưa từng có tiền lệ với nguồn kinh phí được huy động tổng lực từ ngân sách nhà nước (NSNN), nguồn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện theo phương thức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt.
Như vậy tính đến nay, Việt Nam đã có tương đối đầy đủ các giải pháp đồng bộ chống dịch Covid-19 trên mặt trận kinh tế – xã hội. Bao gồm: Chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng với quy mô 250 nghìn tỷ đồng; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 nghìn tỷ đồng; chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng. Không dừng ở đó, Bộ Tài chính còn kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm chi thường xuyên bằng cách giảm ít nhất từ 30 – 50% kinh phí hội nghị, công tác; sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm, “thắt lưng buộc bụng” để có thêm nguồn lực chống dịch; trình Quốc hội quyết định thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) đối với DN nhỏ và vừa ngay từ ngày 1-7-2020, sớm hơn 5 tháng so với dự kiến để 700 nghìn DN có thêm nguồn lực khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng từ việc giảm nghĩa vụ nộp thuế; tiếp tục rà soát để thực hiện cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho người dân và DN với tổng giá trị cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2020 khoảng 500 tỷ đồng… ây được coi là nỗ lực của ảng và Nhà nước trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, thể hiện tính ưu việt của Việt Nam trong bối cảnh diễn biến tình hình dịch bệnh chưa thể tiên đoán trước được.
Kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng cao nhưng bước vào năm 2020, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương các cấp. ể phù hợp với tình hình mới, các nhiệm vụ điều hành của Chính phủ theo Nghị quyết số 01/NQ-CP đã có nhiều điểm thay đổi căn bản. Cụ thể là chuyển hướng sang ưu tiên phòng chống, dập dịch; tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thực hiện các gói hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tăng cường sức chống chịu của DN… Chúng ta đã huy động tổng lực để thực hiện mục tiêu kép là phòng, chống dịch Covid-19, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Yếu tố có tính chất quyết định không chỉ ở những con số hỗ trợ vừa được công bố, quan trọng hơn là các gói hỗ trợ phải được tổ chức thực hiện cho đúng, trúng đối tượng, không để bị trục lợi và kịp thời đến tay người dân, DN, góp phần để người dân không bị đứt bữa, DN giữ được người lao động. Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục siết chặt chi tiêu ngân sách, hạn chế tổ chức hội họp không cần thiết, tích cực chung tay cùng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn hơn nữa cho DN, người dân. Dự báo tình hình sẽ còn khó khăn hơn, Chính phủ đã nâng cao cấp độ chống dịch bằng một quyết tâm mới, khí thế mới, sẵn sàng vươn lên mạnh mẽ, biến nguy thành cơ, đưa kinh tế tăng tốc phát triển ngay khi dịch được khống chế. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, Việt Nam có đủ năng lực, nguồn lực, kinh nghiệm và ý chí để chiến thắng trong cuộc chiến cam go này.
Video đang HOT
PHƯƠNG ANH
Những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Singapore
Chính phủ Singapore gần đây đã tiếp tục tăng cường các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp (và hộ gia đình, cá nhân) ở Singapore được công bố hồi tháng 2 và tháng 3 năm nay. Những giải pháp này sẽ là một tham khảo chính sách tốt cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đã có những đề xuất mở rộng các chính sách hỗ trợ đến cả doanh nghiệp nhà nước với những ưu đãi bất hợp lý.
3 nhóm giải pháp hỗ trợ chính
Do hỗ trợ việc làm và thu nhập cho người lao động có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khía cạnh đảm bảo an sinh xã hội mà còn trực tiếp giúp doanh nghiệp có thêm năng lực tài chính để giữ lại nhân công, tồn tại qua dịch và sẵn sàng hoạt động bình thường trở lại sau dịch, nên trong nhóm giải pháp hỗ trợ đầu tiên của Chính phủ Singapore là Chương trình hỗ trợ việc làm. Theo đó, Chính phủ sẽ thay công ty trả lương, tối đa là 75% của ngưỡng 4.600 SGD/tháng cho người lao động ở tất cả các ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch (mức cao nhất 75% là cho ngành hàng không và du lịch, những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Singapore; các mức còn lại là 50% cho ngành bán đồ ăn, và 25% cho các ngành còn lại) trong vòng 9 tháng.
Nhóm giải pháp hỗ trợ thứ hai là hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp về dòng tiền, gồm các biện pháp cụ thể như: (i) hoàn 25% thuế thu nhập doanh nghiệp (tối đa là 15.000 SGD/công ty); (ii) tăng thêm thời gian trả góp thuế thu nhập doanh nghiệp không lãi suất; (iii) hỗ trợ vốn lưu động cho riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong tất cả các ngành. Chính phủ sẽ huy động tối đa 1 triệu SGD cho một SME từ các ngân hàng tham gia cho vay, và Chính phủ sẽ đảm trách 80% rủi ro cho khoản vay này, có thời hạn tối đa 1 năm, từ 1/4/2020. Tương tự, với các SME cần khoản vay tài trợ thương mại ngắn hạn như tín dụng xuất nhập khẩu và bảo lãnh thì Chính phủ sẽ huy động tối đa 10 triệu SGD từ các ngân hàng tham gia cho vay, và chia sẻ 80% rủi ro khoản vay này, cũng có thời hạn 1 năm;
(iv) chương trình bảo hiểm vốn vay tài trợ thương mại ngắn hạn cho SME trong các ngành có nhu cầu nay, theo đó các khoản vay tài trợ thương mại cho SME sẽ được mua bảo hiểm nghĩa vụ thanh toán, và tiền mua bảo hiểm sẽ được Chính phủ tài trợ 80%, trong vòng 1 năm (v) chương trình vay bắc cầu tạm thời cho tất cả các ngành với giá trị khoản vay tối đa 5 triệu SGD và lãi suất là 5%/năm. Chính phủ sẽ chia sẻ 80% rủi ro khoản vay này.
Nhóm giải pháp hỗ trợ thứ ba là các giải pháp riêng rẽ cho từng ngành đặc thù bị ảnh hưởng bởi dịch như du lịch, bán lẻ, ăn uống, khách sạn và hàng không. Những giải pháp này gồm đào tạo lại nghề nghiệp, triển khai marketing số v.v...
Liên hệ với Việt Nam
Qua các giải pháp trên có thể thấy Chính phủ Singapore đã thiết kế những giải pháp hỗ trợ rất cụ thể cho từng đối tượng cần hỗ trợ trên tinh thần là không cho không mà phải luôn có sự kết hợp với doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh nặng, tuy Chính phủ có thể đảm trách phần nhiều hơn. Điều này là để hạn chế sự ỷ lại, và nhất là trục lợi của doanh nghiệp theo kiểu không khó cũng kêu khó, cũng đòi hỏi được hỗ trợ, và hỗ trợ nhiều hơn.
Ngoài ra, đặc điểm chung của các giải pháp hỗ trợ của Singapore là có hạn mức cụ thể và thời hạn cụ thể, thường chỉ tối đa đến một năm, chứ không có chuyện không những đòi cho vay lãi suất 0% mà còn đòi cho vay trong thời hạn tới 3 năm như đang được đề xuất ở Việt Nam cho các DNNN.
Đối với các hỗ trợ về vay vốn cho doanh nghiệp, điều đáng chú ý từ kinh nghiệm của Singapore là Chính phủ chỉ dành các hỗ trợ này cho SME chứ không dành cho các công ty lớn của nước này. Điều này có nghĩa là nếu áp dụng ở Việt Nam thì các doanh nghiệp lớn, gồm các tập đoàn, tổng công ty không chỉ của nhà nước, gồm doanh nghiệp nhà nước nói chung, mà của cả tư nhân sẽ không được nhà nước hỗ trợ vay vốn.
Trong việc hỗ trợ vay vốn, Chính phủ Singapore không trực tiếp cấp vốn nhà nước cho doanh nghiệp (dù là thông qua hệ thống ngân hàng). Thay vào đó, doanh nghiệp vẫn phải trực tiếp vay vốn từ ngân hàng thương mại nhưng được Chính phủ bảo lãnh trực tiếp một phần khoản vay này hoặc bảo lãnh gián tiếp một phần thông qua mua bảo hiểm khoản vay từ các công ty bảo hiểm.
Như vậy, ở Việt Nam nếu Chính phủ có muốn giúp doanh nghiệp vay vốn thì ngoài việc yêu cầu chung chung và để hệ thống ngân hàng thương mại tự quyết định cho vay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch, Chính phủ có thể khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay nhiều hơn bằng các các cụ thể như Singapore đã và đang làm. Nhờ đó, ngân hàng thương mại sẽ yên tâm hơn trong cho vay vì có sự bảo lãnh một phần của Chính phủ, còn các doanh nghiệp thì có trách nhiệm hơn khi đi vay (vì vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần khoản vay, ngoài phần được chia sẻ bởi Chính phủ).
Vay gói 250.000 tỷ với lãi suất 0%, liệu có khả thi?
TS. Phan Minh Ngọc
Có nên sử dụng công cụ tái cấp vốn để giúp các NHTM giảm lãi suất thời điềm này? Theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là dòng tiền, là thanh khoản, chứ không phải là vay tiền để đầu tư mới, lãi suất không phải là điểm nghẽn tín dụng. Do đó, đề xuất sử dụng công cụ tái cấp vốn với tỷ lệ chiết khấu phù hợp để giúp các NHTM có thể giảm...