Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp
Con trai bị bệnh câm điếc bẩm sinh, bản thân đang điều trị căn bệnh ung thư nhưng cô Nông Thị Tuyến (SN 1984, dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn đội tóc giả đến trường, dạy thể dục cho các học sinh…
Quên bệnh ung thư hết mình vì sự nghiệp trồng người
Cô giáo Nông Thị Tuyến là một trong 63 gương mặt thầy cô giáo tiêu biểu đến từ 26 dân tộc thiểu số vừa được tôn vinh trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức.
Mang trong mình sự đau đớn của bệnh ung thư, thế nhưng điều mà ai cũng vô cùng khâm phục ở cô Tuyến là nghị lực vượt lên bệnh tật để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi vùng sâu, vùng xa. Ngay từ khi còn nhỏ, cô Tuyến đã luôn ý thức việc học là con đường thoát nghèo. Sau 3 năm theo học tại khoa Giáo dục thể chất, Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang, ước mơ trở thành cô giáo của cô Tuyến đã thành hiện thực.
Cô Nông Thị Tuyến tại buổi lễ tuyên dương “Chia sẻ cùng thầy cô 2020″. Ảnh: P.T
Xây dựng gia đình vào tháng 10/2008, không lâu sau, vợ chồng cô Tuyến vui mừng đón con đầu lòng và nhận quyết định trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục ở địa phương. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, bác sĩ phát hiện cháu bị teo thực quản bẩm sinh. Hai ngày tuổi, con trai cô phải phẫu thuật ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ít ngày sau, cháu lại bị vàng da nhân nên kéo theo câm điếc bẩm sinh.
Bệnh tật, ốm đau liên miên khiến con trai của cô dù 2 tuổi vẫn không thể tự cất cổ. Thời điểm đó, cô công tác xa nhà 50km. Để tiện cho việc chăm sóc con nhỏ, cô xin chuyển công tác về làm việc tại Trường tiểu học Minh Cầm cách nhà 10km. Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày cô lại đưa đón con đến Trung tâm Phục hồi chức năng tỉnh để luyện tập. Sự kiên trì của cô đã được đền đáp khi con trai dần biết tự cất được cổ và tập đi lúc 3 tuổi.
Trong thời gian đó, chồng cô vẫn đang học ở Hà Nội nên mọi công việc gia đình và chăm sóc hai con nhỏ cô đều gánh.
Cô Nông Thị Tuyến.
Năm 2015, cô phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú. Đúng ngày 20/11 năm đó, cô phải vào viện phẫu thuật, điều trị hóa chất. Từ một người khỏe mạnh 51kg, sau khi hoàn thành 6 đợt truyền hóa chất, cô xuống còn 44kg, da xanh xao, người gầy vẫn phải tự chăm sóc bản thân và lo cho con nhỏ. Tuy vậy, cô luôn cố gắng để thi đại học liên thông và thậm chí đã đội tóc giả nhận bằng tốt nghiệp.
Tuy nhiên, sau những đợt chạy hóa chất và điều trị bằng phác đồ ở Bệnh viện K (Hà Nội), cô lại trở về và tiếp tục công việc của mình. Cả trường chỉ có một giáo viên thể dục dạy cho 11 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên cô gần như không có lúc nào được nghỉ. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc, lúc nào cũng tham gia đầy đủ các tiết dạy trên lớp.
Qua những năm giảng dạy thể dục ở trường, cô nhận thấy từng khối lớp đều có các đối tượng học sinh khác nhau về thể lực, chiều cao, cân nặng… Vì vậy mà trong từng tiết học cô luôn sáng tạo cho các em được vận động tốt nhất.
Hơn 11 năm gắn bó với công tác giáo dục, trong đó có 9 năm công tác tại Trường Tiểu học Minh Cầm, cô giáo Nông Thị Tuyến đã vinh dự nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” nhiều năm liền, “Chiến sĩ thi đua” cấp huyện…
“Gieo chữ” trên vùng đất khát nước
Video đang HOT
Cô Lan đang dạy học sinh.
Bản thân là người dân tộc ít người Bố Y, cô Lồ Thị Lan (SN 1990) đã 9 năm làm giáo viên “cắm bản” ở vùng đất Dìn Chin còn nhiều khó khăn của huyện Mường Khương, Lào Cai.
Vùng đất Dìn Chin thiếu thốn đủ bề, đặc biệt là nước sinh hoạt. Nhớ lại thời gian đầu đến Dìn Chin công tác, cô Lan chia sẻ: “Dù mình cũng là người dân tộc thiểu số nhưng khi đến điểm trường công tác vẫn thấy vô cùng hoang mang vì nơi đây còn thiếu thốn hơn ở nhà. Nước không có, mọi người phải đi lấy nước mà thực tế là đi hứng từng giọt. Nhiều khi các cô phải tận dụng dùng nước vo gạo để rửa rau, rồi lại dùng nước đó rửa bát… Sau rồi thấy mọi người vẫn sinh sống ở đó, nhất là học sinh đang đói chữ nên chẳng nỡ rời xa”.
Không chỉ thiếu thốn vật chất, việc dạy học trò của cô Lan cũng phải nỗ lực hơn, bởi các em ở đây phần nhiều chưa biết nói tiếng phổ thông. Để dạy tốt, cô vừa làm bạn, vừa học tiếng của các em để trò chuyện. Khi hiểu được học sinh, cô khuyến khích, động viên và hướng dẫn cho các em được tốt hơn.
Cô Lan đi hứng nước đêm. Ảnh: Lâm Hải
9 năm gắn bó với những điểm trường sau khi tốt nghiệp đại học, cô Lan nhận thấy rằng, những đứa trẻ nơi đây cũng chính là hình ảnh của cô năm xưa. Cô Lan hiểu rằng học vấn, kiến thức là con đường duy nhất để các em không bị mù chữ, lớn lên không phải suốt đời làm nương, làm rẫy mà vẫn bị đói nghèo đeo đẳng.
Dẫu vất vả là thế, cô giáo người Bố Y này chưa khi nào có ý định bỏ dở ước mơ “gieo chữ” nơi rẻo cao. Cô Lan bảo, điều cô sợ nhất trong quá trình giảng dạy của mình chính là các em bỏ học. Không ít lần cô đã phải tới tận nhà vận động đồng bào cho trẻ đi học. Khi huy động đủ số lượng tới lớp, cô lại phải làm đủ cách để giữ chân các em không bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ lên nương. Mỗi buổi đi vận động phụ huynh cho con em tới trường ấy lại thêm một lần cô Lan hun đúc thêm quyết tâm dạy dỗ học sinh nên người.
Cô Lan chia sẻ: “Niềm vui đối với tôi và cũng là món quà quý giá nhất của những người đứng trên bục giảng là các em không bỏ trường, bỏ lớp. Thầy cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, biết tính toán, trở thành người tử tế”.
Chuyện cổ tích về những "chiến binh nhí" khiến ung thư phải cúi đầu
Câu chuyện vượt lên số phận của các bệnh nhi ung thư đã chứng minh một điều rằng, ung thư không phải là chấm hết.
"Chiến binh nhí", đó là cách chúng tôi gọi các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, sau khi được tận mắt chứng kiến cách các cô bé, cậu bé này đang chống lại căn bệnh, mà ngay người lớn chúng ta cũng phải cảm thấy rùng mình khi nhắc đến.
Câu chuyện vượt lên số phận của chính các em đã chứng minh một điều rằng, ung thư không phải là chấm hết và cuộc sống của các bệnh nhân ung thư không chỉ mang gam màu đen-trắng như đại đa số chúng ta vẫn nghĩ.
Chỉ mới 16 tuổi nhưng đã 7 năm ròng chiến đấu với ung thư
Đang điều trị tại phòng 603 là một trong những bệnh nhi ung thư lớn tuổi nhất ở khoa Bệnh máu trẻ em, cậu bé người dân tộc Tày H.V.Đoàn.
Năm 2013, Đoàn được chẩn đoán mắc ung thư máu sau khi bị sốt li bì suốt 1 tháng trời không khỏi. Thời điểm đó, được bác sĩ thông báo về tình trạng của con trai, bố mẹ Đoàn thậm chí còn chưa mường tượng ra được căn bệnh này là như thế nào, bởi "ung thư" vẫn là thứ gì đó quá mới mẻ ở bản nhỏ vùng cao Yên Bái, nơi mà gia đình này sinh sống.
Bệnh nhi H.V.Đoàn và mẹ
Đến người lớn còn lạ lẫm thì một cậu bé vừa học lớp 4 như Đoàn lại càng mơ hồ hơn với căn bệnh mà mình mang trong người. Trong suy nghĩ ngây thơ của Đoàn khi ấy ung thư chỉ như cảm, sốt và "nằm viện vài ngày sẽ khỏi".
Phải đến khi cùng mẹ đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và bước vào liệu trình hóa trị đầu tiên ròng rã suốt 40 ngày trời, cậu bé người Tày này mới dần hiểu ra được "Ung thư là gì?".
"Hiều được căn bệnh của mình cũng là lúc con buồn nhất. Con nhớ, đợt đó suốt gần 10 ngày, con buồn bã, chẳng còn muốn nói chuyện với ai, chỉ nằm dài trên giường bệnh" - Đoàn chia sẻ.
Quãng thời gian đầu này có lẽ cũng là giai đoạn khó khăn nhất của Đoàn, khi mà bên cạnh nỗi buồn, thứ mà em phải đối mặt còn là những cơn đau. Đoàn tâm sự với chúng tôi rằng, sau mỗi lần truyền hóa chất em mệt lả cả người, buồn nôn. Mẹ thương mua cơm toàn món ngon nhưng em cũng chẳng buồn ăn.
Mẹ Đoàn cho biết, sau đợt hóa trị đầu tiên, em về nhà cũng chỉ nằm trong phòng, không muốn đi đâu hay gặp ai
Thậm chí, theo lời kể của mẹ em, trở về nhà sau hơn 1 tháng điều trị, Đoàn vẫn chỉ suốt ngày nằm trong nhà, không đi đâu chơi, ngại gặp mặt bạn bè.
Hình ảnh về cậu bé Đoàn năm lớp 4 qua lời kể, quả thật khiến chúng tôi cảm thấy lạ lẫm, bởi H.V.Đoàn ngay lúc này lại như một con người hoàn toàn khác.
Ở tuổi 16, Đoàn trông chững chạc hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa, em hay cười, cởi mở, và theo quan sát Đoàn còn được các bé nhỏ tuổi đang điều trị phong làm "thủ lĩnh" trong các trò chơi tập thể.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, mẹ của em nhiều lần bật khóc, mỗi lần như vậy nước mắt Đoàn cũng ứa ra, nhưng có lẽ em khóc vì thương mẹ vất vả hơn là vì căn bệnh hiểm nghèo của mình.
Suốt thời gian qua, cứ vài tháng Đoàn vẫn phải theo mẹ vào Viện để hóa trị. Thứ chờ đợi em sau mỗi lần truyền hóa chất vẫn là cảm giác khó chịu đến ám ảnh. Những cơn đau nhức nằm sâu trong cơ thể cũng không hề nhẹ đi. Thứ duy nhất thay đổi chính là sự kiên cường của cậu bé này.
7 năm ròng chiến đấu với bệnh tật, Đoàn đã rèn luyện cho mình sự bản lĩnh và tinh thần lạc quan khiến người lớn phải nể phục. Đoàn chia sẻ rằng, một trong những cách giúp em vượt qua cơn đau chính là nghĩ đến thời khắc được về với gia đình, bạn bè và thầy cô ở bản.
"Mỗi lần truyền hóa chất, con lại tự động viên mình phải thật cố gắng, để có thể nhanh về nhà gặp bố, chơi với em, và sau đó là đến trường để đi học, gặp thầy cô, cùng các bạn ra sân bóng hay cánh đồng để chơi đùa, đó là những điều khiến con vui nhất" - Đoàn vừa nói, vừa cười rất tươi nhưng lại khiến những người xung quanh cay khóe mắt.
Thế giới thu nhỏ đầy màu sắc của các "chiến binh nhí"
Đang điều trị ngay bên cạnh phòng của Đoàn là bé N.H.Yến. Cũng như hầu hết các trường hợp bệnh nhi ung thư khác, gia đình chỉ phát hiện bệnh tình của Yến sau khi em có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Bệnh nhi N.H.Yến và bố
Bố của Yến chia sẻ: "Năm 2018, lúc đó con tôi học lớp 5, đang chơi đùa với bạn bè trên lớp thì bị vấp ngã dẫn đến chảy máu, nhưng điều bất thường là máu chảy mãi mà không cầm. Đưa cháu đi khám thì bác sĩ kết luận bị ung thư máu. Thời điểm nghe được tin này, tôi và vợ suy sụp hoàn toàn".
Căn bệnh quái ác làm thay đổi 180 độ cuộc sống của Yến. Đang đi học, em lại phải bỏ dở để theo những đợt điều trị có khi kéo dài đến 3 tháng trời. Và ở cái tuổi mà bé gái nào cũng muốn cài nơ xinh, mặc váy đẹp để trở thành công chúa, thì mái tóc của Yến lại gần như không còn vì tác dụng phụ của những liều hóa chất.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên lại không khiến Yến mất đi sự hồn nhiên, vui tươi đúng nghĩa của một bé gái 13 tuổi.
Qua cuộc trò chuyện với bé N.H.Yến, chúng tôi dần hiểu được rằng, căn bệnh ung thư có thể khiến các em xa phải rời trường lớp, gia đình, nhưng ngay chính trong không gian chật hẹp của khu điều trị, các "chiến binh nhí" lại có một thế giới thu nhỏ của riêng mình, nơi đó các em vẫn có bạn bè, vẫn được vui chơi và thậm chí là đến lớp học.
"Ở đây con có nhiều bạn lắm. Mỗi sáng thức đậy, ăn sáng xong chúng con lại cùng nghĩ xem hôm nay cùng nhau chơi trò gì hay đọc sách gì. Đến tối chơi mệt rồi thì lại nằm cùng nhau xem phim hoạt hình. Cuối tuần chúng con được vào thư viện để vừa chơi, vừa học cùng các cô chú. Còn mỗi tháng lại có một bữa tiệc sinh nhật chung cho các bạn sinh trong tháng đó" - Yến hào hứng chia sẻ thời gian biểu "bận rộn" của mình với chúng tôi.
Theo lời kể của cô bé này, mỗi đợt đến Viện điều trị thì rất ít có cơ hội gặp lại bạn bè cũ, nhưng cũng không hề gì bởi em có thể làm quen rất nhanh với những người bạn mới gặp.
Tình bạn của những đứa trẻ tại nơi đây cũng thật đặc biệt, khi các em không chỉ chơi cùng nhau, mà còn biết động viên, vỗ về nhau vượt qua bệnh tật.
Yến tâm sự: "Khi một bạn bị mệt vì truyền hóa chất, các bạn còn lại trong phòng sẽ quây quanh giường để động viên. Nhiều khi mẹ dỗ dành bạn ấy không chịu ăn nhưng có chúng con là bạn lại gắng ăn hết cả bát cơm đầy".
Trong cuộc gặp gỡ kéo dài gần 30 phút, Yến say sưa kể những câu chuyện về cuộc sống muôn màu của mình ở Viện. Sự vui vẻ của em dễ khiến người đối diện quên mất rằng, Yến cũng là một bệnh nhân ung thư. Thậm chí, theo lời kể của bố em, chỉ tối hôm trước, cô bé này gần như thức trắng đêm vì bị những cơn đau trong các khớp, xương sườn hành hạ.
Công an cảnh báo hiểm họa chết người từ bả chó hình kẹo mút Lực lượng chức năng xác định, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì sở thích ăn kẹo ngọt, trong khi bả chó, bả mèo thường được "cẩu tặc" làm giống với hình dạng của viên kẹo mút. Bả chó dạng kẹo mút (Ảnh: Lý Lan). Ngày 5/11, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, thời gian gần đây, trên...