Khám phá trường ĐH đặc biệt nhất Việt Nam
Với lối kiến trúc độc đáo, học viện Phật giáo Việt Nam là một trong những trường đại học đặc biệt nhất Việt Nam.
Với lối kiến trúc độc đáo, nằm thấp thoáng ẩn hiện giữa lưng chừng núi non hùng vĩ, cùng với đội ngũ sinh viên theo học là người xuất gia, Học viện Phật giáo Việt Nam trở thành một trong những trường ĐH đặc biệt nhất Việt Nam.
Với mức học phí 2 triệu đồng/năm, sinh viên theo học đều được bao cấp ăn ở. Chương trình học có khoảng 20 môn Thế học và 40 môn Kinh Phật giáo.
Điều kiện để được vào học tại học viện là các tăng ni sinh phải đảm bảo độ tuổi từ 20 đến 35, tốt nghiệp THPT, trung cấp Phật học và đã thọ giới tì kheo, được tỉnh thành hội Phật giáo giới thiệu.
Video đang HOT
100 % tăng ni, ni sinh đều bắt buộc nội trú và lên giảng đường ngày 2 buổi, trừ chủ nhật. Ở đây hầu hết các sinh viên đều học tập rất nghiêm túc, tinh thần tự học rất cao.
Giữa các bạn đồng môn với nhau, tính đoàn kết, học hỏi giúp đỡ nhau trở thành điểm nổi bật của sinh viên trường Phật.
Những phút vui vẻ, thoải mái sau giờ học căng thẳng.
Mỗi ngày 2 lần, vào lúc 5h sáng và 5h chiều, các tăng ni, ni sinh làm lễ tụng kinh niệm Phật. Học viện không có thời gian nghỉ hè, chỉ có khoảng 1 tháng bao gồm nghỉ tết và các ngày lễ trọng.
Họ đến với Phật với rất nhiều lý do khác nhau. Có nhiều người trở thành sư thầy là lý tưởng từ nhỏ và họ nhận được sự ủng hộ, động viên từ phía gia đình mình.
Để duy trì những hoạt động trong học viện, nhà trường đã chia thành nhiều ban khác nhau, mỗi ban phụ trách, đảm nhiệm công viêc khác nhau như ban Minh chung (đánh chuông), ban Phòng trà (phục phụ trà), ban Khí trung (cúng lễ).
Hàng năm, những ngày trọng đại của trường là lễ hội Phật Đản, lễ Vu lan, lễ Cầu siêu… Ngoài ra học viện còn tổ chức những cuộc hội thảo, dã ngoại tham quan danh lam thắng cảnh Phật giáo cho các sinh viên .
Theo VOV
Sáu lý do dạy thêm, học thêm tràn lan
Do chương trình học nặng nên có đến 80% học sinh đòi hỏi phải được học thêm.
Sáng 21/1, Tổ đại biểu QH gồm Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, ông Huỳnh Thành Đạt và ông Nguyễn Phước Lộc đã có buổi tiếp xúc cử tri theo chuyên đề về "lạm thu, dạy thêm, học thêm" trên địa bàn quận 5. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD&ĐT quận 5, cho biết do 100% học sinh (HS) trong quận đều được học hai buổi/ngày nên học thêm của HS không cao, nếu có thì chủ yếu do chương trình nặng, phụ huynh không có thời gian trông giữ con ở nhà.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP, đúc kết lại có sáu nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan là: chương trình học nặng, phụ huynh nặng tâm lý muốn con thành tài, trường bị áp lực thi đua, tỉ lệ HS bán trú chưa cao, lương giáo viên quá thấp, sự phát triển của game online và tệ nạn xã hội.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Vĩnh Xuyên, nguyên giảng viên Trường CĐ Sư phạm TP.HCM, do chương trình học nặng nên có đến 80% HS đòi hỏi phải được học thêm vì phụ huynh muốn con học giỏi, biết nhiều. Giáo viên thì lương quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Cả hai bên đều có nhu cầu dẫn đến dạy thêm, học thêm. "Mặc dù đã sửa đi đổi lại nhiều lần nhưng chương trình học của HS tiểu học vẫn quá nặng và dài, nhiều bài học không phù hợp với lứa tuổi các em. Có khi các em hỏi bài, phụ huynh cũng ngớ người vì vấn đề cao siêu quá. Trong khi khả năng tiếp thu của các em cao thấp khác nhau dẫn đến phải học thêm là điều tất yếu" - bà Võ Thị Lệ Thu, nguyên Phó phòng Giáo dục quận 5, bổ sung.
Về vấn đề lạm thu, ông Trần Xuân Nùng, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT quận 5, cho rằng những khoản thu mang tên "tự nguyện" chính là nguyên nhân tạo nên nạn lạm thu trong nhà trường. Vì đóng hay không, đóng ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tâm lý, gây phiền lòng phụ huynh.
Sau khi lắng nghe ý kiến từ những người trực tiếp làm công tác giáo dục, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho rằng nếu dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh HS với mục đích giúp các cháu học tốt, thầy cô dạy tốt thì đó là một việc hợp lý. "Dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong dư luận hiện nay chỉ là phần ngọn của giáo dục. Cái gốc là chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Muốn thực hiện điều đó thì còn rất nhiều vấn đề phải bàn bạc, thảo luận thật kỹ" - ông Hải nhấn mạnh.
Theo Pháp luật TPHCM
Sinh viên thích thú với "vai diễn" nghề nghiệp Những buổi thực hành mới mẻ và cuốn hút được lồng ghép trong chương trình học đã giúp nhiều sinh viên (SV) ngay từ năm nhất, năm hai "va chạm" với nghiệp vụ, yêu cầu của công việc trong tương lai. Làm tổng biên tập, thư ký tòa soạn... Nếu ai có dịp vào website của SV ngành Báo chí Trường đại học...