Khám phá sức mạnh máy bay tuần tra săn ngầm ATR-72 ASW
ATR-72 ASW là loại máy bay đa nhiệm được công ty Alenia Aermacchi thiết kế đặc biệt dựa trên nguyên mẫu ATR-72-600
ATR-72 ASW được thiết kế nhằm thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm, tàu nổi. Nó đồng thời có thể được triển khai để tuần thám biển, tìm kiếm định vị tàu ngầm và trong các hoạt động cứu hộ, cứu nạn.
Ngoài ra, cấu hình của máy bay còn có thể chuyển đổi sang một số nhiệm vụ như: bảo vệ lãnh hải, chống cướp biển, buôn lậu, giám sát và can thiệp các thảm họa môi trường.
Máy bay ATR-72 ASW
Thiết kế và tính năng
Khung thân cơ sở của máy bay ATR-72-600 có khối lượng cất cánh tối đa 22.800 kg, tải trọng 7.300 kg.
Phiên bản ATR-72 ASW có phần đuôi được thiết kế thêm 1 cửa mở để thả lính dù hoặc hàng hóa. Cửa sổ trên máy bay có kích thước lớn hơn, đồng thời một số thiết bị chuyên dụng cũng được bổ sung.
Buồng điều khiển bên trong phiên bản ATR-72 tuần thám biển
Video đang HOT
Buồng lái và hệ thống điện tử trên khoang
ATR-72 ASW được trang bị buồng lái hiển thị đa năng (glass cockpit) và hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số.
Trong buồng lái có 5 màn hình LCD cỡ lớn, 1 hệ thống kiểm soát bay tự động, hệ thống quản lý bay FMS220 và 1 máy tính đa nhiệm. Bên cạnh đó, máy bay còn được gắn thiết bị quang tuyến giúp cung cấp hình ảnh thời gian thực.
Ngoài ra ở phiên bản tuần thám biển, ATR-72 AWS còn được trang bị thêm hệ thống AMASCOS của hãng Thales sử dụng data-link và truyền dẫn dữ liệu với vệ tinh thông qua chuẩn Link 11/16.
Thiết bị này có chức năng truyền dẫn dữ liệu thời gian thực đến các trung tâm chỉ huy mặt đất cũng như các trung tâm khác cả ở trên không hay trên biển.
Cận cảnh giá treo vũ khí của ATR-72 ASW
Vũ khí trang bị
Vũ khí trang bị của ATR-72 ASW gồm tên lửa chống hạm và ngư lôi, 2 mấu treo bên thân máy bay có thể mang ngư lôi chống ngầm.
ATR-72 ASW còn được tích hợp hệ thống thả phao thủy âm và thiết bị tính toán vị trí thả vũ khí chống ngầm. Các loại ngư lôi thế hệ mới như Mk 54, Mk 46 cũng có thể trang bị cho loại máy bay này.
Hệ thống phòng thủ của ATR-72 ASW gồm: radar giám sát, hệ thống mồi bẫy nhiệt, radar cảnh báo, hệ thống cảnh báo tên lửa, hệ thống cảnh báo laser.
Ngoài ra còn có hệ thống gây nhiễu điện tử và cảm biến MAD để xác định và theo dõi các mối đe dọa.
Động cơ
ATR-72 ASW được trang bị 2 động cơ cánh quạt PW 127M của hãng Pratt & Whitney. Mỗi động cơ gồm cánh quạt 6 lá 568F có tốc độ quay 1.200 vòng/phút, cho tốc độ tối đa 510 km/h, tầm hoạt động 825 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên không là 11 giờ.
Các quốc gia đang sử dụng và đặt hàng
Hiện tại Hải quân Italia có 4 chiếc ATR-72 tuần thám biển và sắp tới sẽ đặt mua phiên bản chống ngầm, phiên bản ATR-72 tuần thám biển còn được đặt mua bởi Không quân Italia.
Ngoài ra vào năm 2012, công ty Alenia Aermacchi đã ký thỏa thuận cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 2 máy bay ATR-72-600 TMUA và 6 máy bay ATR-72-600 TMPA (tuần thám biển).
Bên cạnh đó, Alenia Aermacchi còn ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thổ Nhĩ Kỳ để hoán cải 6 máy bay ATR-72 sang phiên bản ATR-72-600 ASW TMPA (phiên bản chống ngầm).
Theo Tri Thức
F-15 Nhật đuổi theo máy bay TQ trên biển Hoa Đông
Chiến đấu cơ của Nhật kèm sát máy bay quân sự Trung Quốc ngay trong khu vực nhận diện phòng không mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên biển Hoa Đông.
Ngày 7/8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay hai chiến đấu cơ của Nhật Bản đã kèm sát một máy bay quân sự Trung Quốc hoạt đông trên vùng biển tranh chấp xung quanh nhóm đảo Senkaku ngay trong khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở khu vực này.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc lên cao trong những tháng gần đây, khi hai nước liên tục tố cáo nhau sử dụng chiến đấu cơ vờn nhau trên vùng biển Hoa Đông, đặc biệt là từ khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ tại đây.
Chiến đấu cơ F-15 Nhật Bản kèm sát máy bay tuần tra của Trung Quốc
Vùng ADIZ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố bao trùm một khu vực rộng lớn trên biển Hoa Đông, trong đó có cả nhóm đảo tranh chấp Senakaku, bất chấp phản ứng dữ dội của Nhật Bản và Mỹ.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, quân đội nước này đã có "những biện pháp cần thiết" khi nhiều máy bay Nhật Bản tiến vào ADIZ do họ tuyên bố trong khi theo sát máy bay tuần tra của Trung Quốc để duy trì "trật tự và an ninh".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Shen Jinke cho biết: "Chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản đã hai lần bám sát máy bay tuần tra Trung Quốc. Không quân Trung Quốc đã có những biện pháp để ứng phó với nguy cơ". Tuy nhiên ông này không nói rõ các biện pháp đó là gì.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản không có bất cứ bình luận gì về vụ việc trên.
Hồi tháng Sáu, Trung Quốc đã triệu tập tùy viên quốc phòng Nhật Bản để phản đối sau khi hai nước cáo buộc lẫn nhau về việc máy bay quân sự áp sát nhau trên biển Hoa Đông.
Trong sách trắng quốc phòng mới công bố trong tuần này, Nhật Bản đã cảnh báo rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua lên mức 131 tỉ USD, trong khi chi tiêu quân sự của Nhật Bản chỉ ở mức 47 tỉ USD.
Hồi tháng trước, nội các Nhật Bản đã thông qua cách giải thích mới về hiến pháp, cho phép lực lượng quân đội nước này có thể triển khai binh sĩ ra nước ngoài để thực hiện quyền phòng vệ tập thể bảo vệ các quốc gia đồng minh. Động thái này của Nhật Bản đã khiến Trung Quốc vô cùng bất an và cho rằng Tokyo đang tìm cách "chĩa mũi nhọn" vào mình.
Theo Khampha
Tổng thống Philippines: Dùng chiến đấu cơ mới bảo vệ lãnh thổ Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ngày 1/7 cho biết, vào năm tới, quân đội nước này sẽ nhận các máy bay chiến đấu mới đầu tiên sau gần 10 năm để giúp bảo vệ lãnh thổ. Tổng thống Aquino tham dự lễ kỷ niệm 67 ngày thành lập không quân Philippines ngày 1/7. Theo ông Aquino, 2 trong số 12 máy bay...