Khám phá phương pháp mới học IELTS tăng tốc
Đối với người Việt, phương pháp học và luyện thi IELTS truyền thống có những nhược điểm nhất định nên đã tạo ra những trở ngại lớn, khiến cho bạn trẻ nếu muốn du học hoặc xin việc làm càng khó chinh phục chứng chỉ quan trọng này.
Trở ngại của phương pháp học IELTS truyền thống
Trở ngại lớn nhất của việc luyện thi IELTS truyền thống là thực trạng học “ tiếng Anh câm”, theo khoa học tâm lý là mọi suy luận ngôn ngữ đều diễn ra trong đầu một cách thầm lặng. Tai không nghe tiếng Anh một cách tự nhiên, miệng không nói tiếng Anh nhiều cho lắm, tay thì mải mê điền đáp án cho những câu hỏi trong các cuốn sách tiếng Anh… với một “niềm tin lớn” rằng điểm cao tiếng Anh thông qua các bài kiểm tra trên giấy cũng có nghĩa là mình giỏi tiếng Anh.
Những cao thủ thuộc trường phái “tiếng Anh câm” này thường tự tin rằng tiếng Anh của mình rất chắc chắn, nhưng sự thật là khả năng nghe và nói tiếng Anh của họ khá thất vọng. Sự thực hiển nhiên đó là các yêu cầu của bài thi trên giấy gồm các bài tập điền từ, chia động từ, hay đọc hiểu, hoàn toàn khác với việc giao tiếp chủ động bằng tiếng Anh trong cuộc sống. Trong khi đó, thi IELTS đòi hỏi 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đồng đều.
Cách luyện thi IELTS hiện nay khiến học viên không có thời gian thực hành nhiều.Trong khi đó muốn học và luyện thi IELTS, trước tiên phải tiếp xúc với ngôn ngữ đó bằng cách giao tiếp thường xuyên, thực hành nghe nói tạo phản xạ và ghi nhớ, sau đó mới tới đọc và viết. Vì vậy, dù thời gian học và luyện thi rất dài nhưng học viên không giao tiếp và khó vượt qua được bài nghe nói.
Chính vì thế, để tăng điểm IELTS đòi hỏi học viên phải dành rất nhiều thời gian để học và thực hành. Tuy nhiên, việc học thụ động, thời gian thực hành giao tiếp trên lớp còn hạn chế dẫn đến việc học của học viên bị kéo dài, kết quả điểm số tăng chậm.
Thanh Mai, một học sinh THPT ở Hà Nội, có kế hoạch thi IELTS để đi du học băn khoăn: “Việc học IELTS không chỉ yêu cầu sự nghiêm túc và tự giác của người học. Những hỗ trợ, định hướng từ thầy cô, tài liệu và phương pháp học tập đúng rất quan trọng”.
Tuy nhiên, nếu chỉ học theo phương pháp truyền thống và thực hành giao tiếp trên lớp với thầy cô giáo vài giờ một tuần thì việc “thăng hạng” IELTS đối với người học là vô cùng khó khăn.
Lời giải để tăng hiệu quả học tiếng Anh
Gần đây, cộng đồng người trẻ học IELTS đang khá hào hứng với một phương pháp học mới, nâng cao hiệu quả học tiếng Anh.
Video đang HOT
Phương pháp đặc biệt này được dựa trên mô hình thap hoc tâp cua Viên Nghiên cưu đao tao Quôc gia My. Theo đó, hầu hết người học đều chỉ có thể tiếp thu một phần nhỏ kiến thức qua hình thức nhìn, đọc, nghe (phương pháp học thụ động). Khả năng ghi nhớ và tiếp thu có thể tăng lên gấp 5 lần qua thảo luận nhóm, tăng tốc qua thực hành và tăng đến 9 lần khi truyền đạt lại cho người khác (phương pháp học chủ động).
Mô hình Thap hoc tâp cua Viên Nghiên cưu đao tao Quôc gia, My.
Ông Nguyễn Mạnh Hào, Tổng Giám đốc Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES, trung tâm tiên phong trong ứng dụng mô hình Tháp học tập này cho biết, tiếng Anh là một ngôn ngữ nhưng để sử dụng lại là một kỹ năng cần được thực hành nhiều sẽ giỏi. Yếu tố quan trọng hàng đầu là lượng thời gian sử dụng tiếng Anh chủ động chứ không phải là thời gian thụ động để cố gắng học thuộc. Vì thế, bên cạnh việc học truyền thống, một “cô giáo ảo” 24/7 học mọi lúc mọi nơi đồng hành cùng học viên là giải pháp tối ưu giúp tăng hiệu quả học, rút ngắn thời gian ôn luyện IELTS rất nhiều lần.
Cũng theo ông Hào, hiện tại AMES ENGLISH ứng dụng phương pháp học 4Ps dựa trên mô hình Tháp học tập. Cụ thể gồm: Productivity Optimization: Tăng tốc hiệu quả học Tiếng Anh; Participatory Method: Áp dụng phương pháp học tham gia chủ động, đạt hiệu quả cao ghi nhớ tốt nhất; Parental Involvement: Phụ huynh dễ dàng đồng hành cùng con; Practical Enhancement: Đồng bộ, mở rộng nội dung ôn luyện trên lớp và tại nhà với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
“Điều đặc biệt ở phương pháp 4Ps này là việc học ngôn ngữ được tổ chức theo hệ thống tích hợp: kết hợp song song giữa học tiếng Anh trên lớp – học tại trung tâm – luyện tập tại nhà cùng phần mềm MyAMES trên cùng một hệ thống bài giảng đồng bộ. Từ đó, thời lượng học viên được thỏa sức “đắm mình” trong tiếng Anh sẽ nhân lên gấp nhiều lần nhờ sự tiện lợi của ứng dụng hỗ trợ trên điện thoại. Nền tảng công nghệ này được trung tâm đầu tư rất nhiều công sức và kinh phí”, ông Hào cho hay.
Khánh Vân (19 tuổi, Hà Nội), một học viên theo học mô hình tháp học tập tại AMES ENGLISH cho biết: “Phương pháp học tích hợp này giúp kỹ năng nghe nói của người học lên rất nhanh và khả năng ghi nhớ từ vựng tốt hơn”.
Chia sẻ về “ngôi nhà” mình đang theo học, Khánh Vân tươi cười cho hay: “Tại đây, giáo viên rất thân thiện và hỗ trợ học viên sát sao trong việc ôn luyện, đồng thời tôi vẫn có thể thực hành và luyện tập tiếng Anh theo đúng chương trình học tại nhà khi không phải lên lớp. Vì vậy, chỉ sau 2 tháng, tôi đã đạt được kết quả IELTS hơn cả sự mong đợi”.
Được biết, với phương pháp học tập tối ưu, trung tâm cam kết đầu ra theo lộ trình cá nhân hóa. Khởi đầu với điểm IELTS 6.5, nhờ sự tập trung cao độ và phương pháp học phù hợp, chỉ sau hai tháng, Khánh Vân đã xuất sắc đạt chứng chỉ IELTS 8.5 (Listening: 9.0; Reading: 9.0; Speaking: 8.5; Writing: 7.0).
Theo Dân trí
Hai cánh cửa mở rộng không gian học tập
Phương pháp thuyết trình và thảo luận nhóm chính là 2 cánh cửa mở rộng không gian giảng dạy mà hiện nay nhiều giáo viên bộ môn (GVBM) đang áp dụng để đưa bài học đến gần với HS hơn. Có thể coi đây là những phương pháp phát huy hiệu quả nhất khả năng tiếp thu bài giảng trên nền tảng phát huy tính tích cực chủ động của HS.
Sôi nổi phương pháp thuyết trình
Khi vận dụng phương pháp thuyết trình, GVBM "chọn mặt gửi vàng" ở những HS mạnh dạn phát biểu, nắm vững kiến thức và quan trọng hơn là biết cách diễn đạt trước tập thể lớp. Đó chính là cặp HS Bảo Uyên - Xuân Nhi và Thái Hưng - Viết Huy trong tiết học "Môi trường hoang mạc" do GV Nguyễn Minh Hiếu thực hiện tại lớp 7 TH1 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, Q7, TPHCM.
Ngay ở phần Đặc điểm môi trường, thay vì trình bày đầy đủ các kiến thức có trong SGK thì GVBM lại khuyến khích người học chủ động động não bằng các bài thuyết trình được chuẩn bị sẵn từ trước. Bên cạnh nêu các ý chính của nội dung, cặp đôi Bảo Uyên - Xuân Nhi đại diện nhóm 1 và nhóm 2 đã vận dụng ngôn ngữ thuyết trình để giảng thuật và giảng diễn nhằm nêu bật được các ý chính về vị trí, địa hình, khí hậu, cảnh quan của vùng đất khô nóng nhất trên quả địa cầu.
Cặp đôi Thái Huy và Viết Hưng thuyết trình giờ học Địa lý.
Tuy chưa đứng ở vị trí GV nhưng các em đã biết dùng cách diễn đạt ý kiến của cá nhân để tái hiện toàn bộ kiến thức bài học từ SGK và những tài liệu tìm đọc trước đó. Nếu trước đây có khoảng cách giữa thầy - trò, người nói - người nghe thì bây giờ khoảng cách đó đã được rút ngắn đến mức tối thiểu. Đây chính là chất keo mà phương pháp thuyết trình tạo ra để làm cho tiết học thân thiện và gần gũi hơn.
Khác hẳn với thuyết trình trong các tiết học theo cách dạy truyền thống bảng đen - phấn trắng, phương pháp thuyết trình trong tiết học ứng dụng công nghệ thông tin còn phát huy thêm tác dụng vì đã giúp người ngồi dưới bục giảng tiếp cận bài vở thông qua kênh hình ảnh được GV phối hợp trình chiếu bằng phần mềm powerpoint.
Bằng hình ảnh cây xương rồng và cả mẫu vật cầm trên tay, đại diện 2 nhóm đã "dẫn đường chỉ lối" cho các bạn trong lớp giải mã được những điều bí ẩn về sự thích nghi môi trường của các loài thực vật sống trên hoang mạc vô cùng khắc nghiệt để bảo tồn sự sống. Có thêm kiến thức môn Sinh học, tiết học Địa lý lại được bổ trợ về những vấn đề liên quan đến sự sống và quy luật kỳ diệu của thiên nhiên.
Đó cũng là cách làm của nhóm 3, nhóm 4 mà Thái Huy và Viết Hưng đại diện khi thuyết trình về sự thích nghi của động vật đối với môi trường. Nhờ sự trợ giúp của thầy Minh Hiếu, cả lớp lại được nhìn tận mắt hình ảnh sống động các con vật sống vùng hoang mạc như lạc đà 2 bướu, thằn lằn sa mạc... Dù ở trong phòng học vùng nhiệt đới nhưng các em có cảm giác như đang đứng giữa sa mạc Sahara để chứng kiến một môi trường sống hoàn hảo thông qua màn hình trình chiếu sinh động.
Các nhóm thảo luận trong tiết Toán.
Gần gũi tính thực tiễn
Người ta thường quan niệm và gần như đã mặc định toán học là một môn học khó với những con số và phép tính khô khan. Thế nhưng với tiết học "Một số kiến thức toán 6" áp dụng vào thực tế tại lớp 6 TH của cô Nguyễn Thị Hiền - GV Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, quan niệm đó đã không còn đứng vững.
Đúng như chủ đề của giáo án, tính áp dụng của tiết học đã được thể hiện rõ qua những bài tập không phải nằm im ỉm trong SGK mà là những chuyến đi đã được HS trải nghiệm. Từ bài toán Tính số, HS đi tham quan thảo cầm viên, GVBM đã cho các em "dạo chơi" một vòng vườn thú quen thuộc thông qua đoạn video clip để khâm phục hơn những điều kỳ diệu về thiên nhiên. Ở đây giữa môn Toán học và Sinh học cũng không còn khoảng cách rộng như trước nữa.
So với tiết học Địa tại lớp 7 TH1, tiết học Toán ở lớp 6 TH không thiên nhiều về phương pháp thuyết trình mà được GV chú tâm vào phương pháp thảo luận nhóm. Điều này thấy rõ trong ý đồ GVBM bố trí sắp xếp lại bàn học theo hình tròn chụm lại để các nhóm có cơ hội trao đổi ý kiến thuận lợi hơn. Nếu phương pháp thuyết trình thường khiến HS e ngại và mang tính cá nhân thì phương pháp thảo luận nhóm luôn được HS thích thú ủng hộ và mang tính tập thể rõ nét. GVBM luôn coi thảo luận nhóm như một phương pháp có tính hiệu ứng cao trong hoạt động dạy học tích cực.
Năng lực làm việc nhóm càng được phát huy cao độ khi cô giáo Nguyễn Thị Hiền đưa ra 3 hoạt động thông qua một số trò chơi vận dụng khéo léo môn toán học. Các trò chơi này chính là ngòi nổ để cho các nhóm phát huy vai trò và thi đua lẫn nhau. Tuy khả năng tính toán khác nhau và có thể có sự chênh lệch về trình độ nhưng nhờ những thành viên "át chủ bài" mà các nhóm có cơ hội cùng nhau cạnh tranh điểm số. Điều hấp dẫn của tiết học là các đề bài đều lấy ra từ thực tiễn cuộc sống như bài toán cửa hàng khuyến mãi kẹo, tìm số xe của bãi đậu xe, cách tính lịch chiếu phim bộ nhiều tập, thí nghiệm bóng đèn tắt sáng... không có gì lạ lẫm mà rất gần gũi với người học.
Dù không phải ghi chép nhiều nhưng nhờ có phiếu học tập, trong giờ học các em có thêm cơ hội ghi nhớ những kiến thức căn bản sau cùng. Có thể nói, có một "kiến thức" đọng lại trong mỗi cá nhân tuy bài học không mang đến nhưng thông qua định hướng của GV mà các em đã được trang bị, đó là lòng hiếu thảo cha mẹ, sự biết ơn thầy cô giáo, ước mơ về hành trình sáng tạo, nguồn sức mạnh để các em trưởng thành trong tương lai mà GV đã biết lồng ghép vào trước đó. Đây cũng là bài học rút ra cho bản thân về bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi mà thầy giáo Nguyễn Minh Hiếu đã gửi gắm thông qua tiết học 45 phút sinh động và thoải mái tại lớp 7 TH1.
Tuy chưa đứng ở vị trí GV nhưng các em đã biết dùng cách diễn đạt ý kiến của cá nhân để tái hiện toàn bộ kiến thức bài học từ SGK và những tài liệu tìm đọc trước đó. Nếu trước đây có khoảng cách giữa thầy - trò, người nói - người nghe thì bây giờ khoảng cách đó đã được rút ngắn đến mức tối thiểu. Đây chính là chất keo mà phương pháp thuyết trình tạo ra để làm cho tiết học thân thiện và gần gũi hơn.
Nguyễn Hoàng Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
Cách hay chọn trung tâm luyện thi IELTS uy tín Lộ trình học; chất lượng, uy tín trung tâm; học phí... là những yếu tố học viên cần tìm hiểu kỹ khi chọn trung tâm luyện thi IELTS. IELTS như một "tấm vé thông hành" dành cho những bạn du học, định cư hoặc ứng tuyển vào các vị trí nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc chinh phục điểm số cao bộ môn học...