Khám phá những công trình vĩ đại dưới lòng đất
Mùa thu đẹp như tranh ở hồ Plitvice ‘Tấm thảm xanh’ rừng ngập mặn Cà Mau
Bằng sự sáng tạo của các kiến trúc sư, rất nhiều công trình khổng lồ ẩn sâu dưới lòng đất kỳ vĩ khiến khách tham quan phải trầm trồ.
Ga tàu điện ngầm Komsomolskaya được khai trương vào năm 1952, kết hợp với 3 nhà ga đường sắt ở trên mặt đất (Leningradsky, Yaroslavsky và Kazansky) tạo thành cửa ngõ ra vào đông đúc và nhộn nhịp nhất của thủ đô Moskva.
Cung điện dưới lòng đất
Những sân ga thuộc hệ thống tàu điện ngầm được rất nhiều du khách chú ý khi đến Nga. Nơi này xây dựng ngay tại Moscow, không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về giao thông, mà còn được coi như là biểu tượng thành công của thời Xô Viết với lối kiến trúc tuyệt đẹp và lộng lẫy. Hiện tại, nơi đây là một trong những sân ga đông đúc nhất trên thế giới với 9 triệu lượt khách mỗi ngày.
Các nhà ga tàu điện ngầm không chỉ là những điểm trung chuyển các chuyến tàu, mà còn được ví là những cung điện lộng lẫy dưới lòng đất với vẻ đẹp choáng ngợp tạo ấn tượng không thể quên đối với du khách lần đầu đến thăm thành phố này.
Các trạm ga tàu điện ngầm ở Moscow được ví như “kho báu”, gây ấn tượng bởi lối thiết kế trang trọng, tinh xảo, có vẻ đẹp nguy nga như cung điện. Ngày 15/5/1935, hệ thống metro đầu tiên được khai trương, gồm 13 nhà ga với 1 tuyến đường ray dài 11km, phục vụ người dân Moscow và các tỉnh lân cận. Đây cũng chính là tuyến đường sắt ngầm đầu tiên, đồng thời là công trình kiến trúc tham vọng nhất của Liên Xô thời bấy giờ. Sau gần một thế kỷ, tổng chiều dài các tuyến lên tới 325,4km, gồm 194 nhà ga.
Các nhà ga như Taganskaya, Komsomolskaya, Novoslobodskaya và Kievskaya, nằm trong số khu vực nổi tiếng nhất, với những tấm kính màu, trần vòm và tranh tường thời Liên Xô, là điểm đến hấp dẫn du khách ngày nay. Đặc biệt, an ninh tại mỗi nhà ga được tăng cường tối đa kể từ sau một loạt những âm mưu tấn công khủng bố. Mỗi nhà ga đều trang bị máy dò kim loại. Chi phí cho mỗi chuyến đi khoảng 55 rúp. Giá vé này chỉ bằng 1/3 so với New York và bằng 1/6 so với giá cả ở London.
Là một trong những hệ thống tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới, không quá khi nói rằng Nga đang sở hữu “cung điện ngầm” lộng lẫy dưới lòng đất. Với thiết kế mỗi trạm ga khác nhau, để đi hết, thậm chí du khách phải mất cả ngày mới chiêm ngưỡng đủ.
Thị trấn kỳ lạ dưới lòng đất
Là một thị trấn nhỏ nằm ở miền Nam nước Úc, cái tên Coober Pedy bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người thổ dân địa phương có nghĩa là “cái hố của người da trắng”. Năm 1915, khi những người tìm vàng phát hiện ra trữ lượng lớn opal hay còn gọi là ngọc mắt mèo thì nơi đây bắt đầu nổi tiếng. Cư dân nhiều nơi đổ xô đến đây khai thác và tạo ra vô số những hố rỗng trong lòng đất. Bởi vậy mà đây còn được biết đến là “thủ đô opal trên thế giới”.
Video đang HOT
Chính vì giá trị lớn của opal nên những người khai thác mỏ theo dạng thủ công nơi đây đã xây dựng những ngôi nhà trong hầm từ chính những hố rỗng ban đầu để phục vụ mục đích khai thác là chính. Dần theo thời gian, công việc tìm kiếm ngày càng trở nên quy mô hơn cũng là lúc nhiều ngôi nhà lớn được xây dựng. Dần dần, những ngôi nhà xây dựng theo dạng hầm trú ẩn tạm thời đã trở thành một thị trấn dưới lòng đất ở Nam Úc nhộn nhịp.
Từ đó cho đến nay, du khách đến thị trấn Coober Pedy đều không khỏi ngạc nhiên bởi hàng trăm khối hình trụ nhô lên mặt đất. Đó là những ống thông khói và trục thông gió của căn nhà dưới lòng đất – được gọi là “dugouts”. Nơi đây cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho ai muốn trốn cái nóng “như thiêu như đốt” ở Nam Úc.
Ngày nay, Coober Pedy đã phát triển thành một trong những địa điểm du lịch độc đáo nhất nước Úc. Đến đây bạn sẽ thấy thật khó để tìm thấy bất kì người nào hay nhà ở nào trên mặt đất mặc dù dân số cả thị trấn chỉ vào khoảng 3.000 người. Nguyên nhân chính là do thời tiết mùa hè ở đây quá khắc nghiệt nên người dân thích sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất hơn.
Những ngôi nhà dưới lòng đất này được xây dựng tuyệt đẹp, có lối đi vào nhà liền kề với phố bên ngoài. Mặc dù ở dưới lòng đất nhưng ở đây bạn vẫn có thể bắt gặp những khu vườn nhỏ được thiết kế trước lối vào mang đến màu sắc tươi sáng cho khung cảnh ngôi nhà.
Vật liệu chính bên trong các ngôi nhà ở Coober Pedy là đá sa thạch bởi nó dễ khai thác, có tính ổn định và đem lại sự vững chắc cho ngôi nhà. Không chỉ vậy, đá sa thạch có màu sắc tuyệt đẹp mang lại sự sang trọng, đồng thời tôn thêm vẻ ấm áp, thân thiện, đối lập với cái nóng khắc nghiệt của thời tiết bên ngoài vùng sa mạc.
Tất cả các căn phòng trong căn nhà đều được thông gió thông qua một trục thẳng đứng hẹp. Ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực nhà bếp, phòng sinh hoạt qua một trục thông ánh sáng lớn hơn. Phòng ngủ thì được đẩy lui, nằm phía sau cùng của ngôi nhà để giữ được sự yên tĩnh tuyệt đối.
Với thiết kế độc đáo và thú vị, hiện nay ngày càng có nhiều du khách trên thế giới đến thăm Coober Pedy. Các nhà làm phim cũng bị thu hút bởi địa điểm độc đáo này của Úc, một số bộ phim nổi tiếng đã được ghi hình tại thị trấn như: Red Planet, Pitch Black, Opal Dream và Nữ hoàng sa mạc.
Thành phố ngầm Derinkuyu (Thổ Nhĩ Kỳ).
Thành phố ngầm trong lòng núi
Là điểm không thể bỏ qua khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Cappadocia là một vùng đất nhẹ nhàng và bình yên nằm lọt thỏm giữa thung lũng, bao quanh bởi các dãy núi và đồi đá trập trùng. Với những ống khói cổ tích ấn tượng và những hang động bị xói mòn, Cappadocia là một cảnh tượng địa chất tuyệt vời, một kỳ quan tuyệt đẹp. Nơi đây nổi tiếng hơn cả với hệ thống nhà ở được khắc thẳng vào lòng đất một cách quy mô và những đường hầm bí mật mà nhiều người sử dụng làm nơi trú ẩn qua nhiều thế kỷ.
Thành phố ngầm Derinkuyu là 1 trong 5 thành phố ngầm trong lòng đất lớn nhất tại Cappadocia. 5 thành phố ngầm này đều được tạc trong đá và thông với nhau, tạo thành một hệ thống thành phố ngầm rất lớn. Derinkuyu gồm 20 tầng (có thể hơn), sâu khoảng 100m, có hệ thống cung cấp nước ngọt, các đường thông khí, các gian phòng được tách riêng cho sử dụng cá nhân, các cửa hàng, các phòng công cộng chung, giếng nước, mồ mả, kho chứa, lối thoát hiểm…
Nó đủ chỗ sinh sống cho 20.000 người. Phức hợp này được điều hòa không khí tổng thể, với rất nhiều đường thông khí sâu hàng chục mét… Thành phố đa tầng này chứa đủ mọi thứ mà cư dân cần để tồn tại qua một thời kỳ lịch sử phải chống chọi với các cuộc xâm lăng. Derinkuyu là thành phố ngầm được khai quật ở độ sâu lớn nhất thế giới. Di tích này nằm ở Cappadocia, vùng Trung Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, thành phố cổ Kaymakli rất rộng nhưng chỉ gồm một vài tầng ngầm nối với hai thành phố ngầm khác là Mazikoy ở phía Đông và Derinkuyu khoảng 9 cây số về phía Đông Nam bằng con đường nằm sâu trong đất. Cửa vào thành phố là một căn hầm đào dưới tảng đá bazan ăn thông với hành lang chính rộng hơn 15m mà bên trái là các kho chứa hay xưởng thợ và bên phải là nơi sinh hoạt cộng đồng; từ đây nối với những hành lang nhỏ hơn dẫn đến các căn phòng xinh xắn lớn nhỏ đục khoét trong các tầng đá có màu xinh tươi, sặc sỡ và sinh động.
Nằm cách Derinkuyu khoảng 30 cây số về phía Đông, thị trấn Soganli hiện ra giữa các thung lũng như một bảo tàng lộ thiên ấn tượng, kỳ bí và nổi tiếng không kém các bảo tàng lộ thiên khác ở Tatlarin gần Aksaray và ở Goreme trên đường từ Urgup đi Nevsehir…
Khám phá 'cung điện dưới lòng đất' ở thủ đô nước Nga
Các nhà ga tàu điện ngầm tại Nga không chỉ là những điểm trung chuyển của các chuyến tàu, mà còn được ví là những cung điện lộng lẫy dưới lòng đất.
Không gian bên trong ga tàu điện ngầm Novoslobodskaya. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Ga tàu điện ngầm Komsomolskaya được khai trương vào năm 1952, kết hợp với 3 nhà ga đường sắt ở trên mặt đất (Leningradsky, Yaroslavsky và Kazansky) tạo thành cửa ngõ ra vào đông đúc và nhộn nhịp nhất của thủ đô Moskva.
Kiến trúc hai tầng của nhà ga tàu điện ngầm Paveletskaya. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Ga tàu điện ngầm Krasnopresnenskaya trên tuyến đường vòng tròn, nằm giữa ga Kievskaya và Belaruskaya. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Ga tàu điện ngầm Taganskaya nổi bật với các họa tiết trang trí về chủ đề lịch sử quân sự và người lính. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Hệ thống tàu điện ngầm Moskva phục vụ hơn 9 triệu lượt người đi lại mỗi ngày. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Các chi tiết nội thất bên trong nhà ga Komsomolskaya được trang trí theo phong cách kiến trúc thời kỳ Stalin: hai hàng cột, đường viền có phào chỉ, mái vòm khổng lồ và các họa tiết đặc sắc. Đây là nhà ga duy nhất có chiều cao 9 mét, thay vì tiêu chuẩn chung 5,5 mét của hệ thống tàu điện ngầm Moskva. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Bức tranh khảm với chủ đề Hòa bình cho toàn thế giới tại nhà ga Novoslobodskaya. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Quang cảnh nhà ga Belaruskaya. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Ngất ngây trước 'thế giới cổ tích' dưới lòng đất 'Dưới lòng đất' ở đây không mang ý nghĩa gì xa lạ mà ám chỉ chính các hầm tàu điện ngầm được xây dựng sâu dưới mặt đất chúng ta đang sinh sống. Tại vô số đất nước đã và đang phát triển, tàu điện ngầm là một trong những phương tiện giao thông phổ biến nhất. Tuy nhiên để tránh mang đến...