Khám phá loài chồn ‘biết bay’ nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam
Chồn bay Sunda là một trong những loài động vật quý hiếm ở Việt Nam mà khó có thể nhìn thấy ngoài đời.
Trên thực tế, loài chồn này không thể bay được mà chỉ có thể lượn và chuyền từ cành cây này sang cành cây khác.
Chồn bay Sunda sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Việt Nam. Chồn bay Sunda còn được biết đến với các tên gọi khác như chồn bay Malaya, vượn cáo bay Colugo hay đơn giản chỉ là chồn bay
Gọi là chồn bay nhưng trên thực tế những con chồn bay Sunda không thể bay được. Chúng chỉ có thể lượn và chuyền từ cành cây này sang cành cây khác
Chồn bay bay lượn thành thạo và chúng có thể di chuyển xa tới 70 m từ cây này sang cây khác mà không mất nhiều độ cao
Loài vật này sống trên cây và hoạt động về đêm. Thức ăn của chúng bao gồm hoa, quả, chồi và lá non
Video đang HOT
Chồn bay chỉ có thể lượn từ trên cao xuống đất, nhưng chúng không thể lượn từ dưới đất để lên cao, mà phải bò, leo trèo như các loài thú khác
Chúng dành phần lớn thời gian trong ngày cuộn tròn trong các hốc cây hoặc treo lơ lửng dưới cành cây
Màng lượn này chạy từ xương bả vai đến bàn chân trước, từ đầu ngón tay phía sau đến đầu ngón chân và từ chân sau, đến đầu đuôi. Khoảng cách giữa các ngón tay và ngón chân của chồn bay có màng. Do đó, chồn bay từng được xem là họ hàng gần của dơi
Mặc dù chúng là động vật có vú nhau thai, chồn bay nuôi con non theo cách tương tự như thú có túi. Chồn bay sơ sinh kém phát triển và chỉ nặng 35 g. Chúng dành 6 tháng đầu đời bám vào bụng mẹ
Chồn bay Sunda mang thai trong 60 ngày và chỉ đẻ 1 con/lứa
Đây là họ duy nhất và cũng gồm một gống duy nhất phân bố ở rừng mưa nhiệt đới Việt Nam. Chồn bay Sunda đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trước sự săn bắt ráo riết của con người
Bọ lá - bậc thầy ngụy trang được săn lùng trong giới sinh vật cảnh
Nếu không quan sát kỹ, nhiều người tưởng nhầm bọ lá là chiếc lá cây chuyển động...
Bọ lá sinh sống tại Ấn Độ, Australia, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
Bọ lá non có ngoại hình màu nâu và chuyển dần sang màu xanh lá theo thời gian, thông thường phải mất 7 lần lột xác để bọ lá có thể đạt hình thái hoàn chỉnh
Bọ lá trưởng thành có kích thước dài từ 5-10 cm, có hình dạng giống hệt lá cây
Dù có cánh nhưng bọ lá không thể bay do cơ thể nặng
Bọ lá thường bị bò sát, chim tấn công và một số ong ký sinh, ruồi ký sinh tấn công trứng của chúng
Ở Việt Nam, vùng rừng các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình đến nay mới có tài liệu công bố thấy loài côn trùng này
Bọ lá được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, thuộc danh mục các loài động vật sắp nguy cấp
Thời gian gần đây, nhiều người đam mê săn lùng loại bọ lá này nhưng đa số là nhập từ nước ngoài với giá 500-1.000.000 đồng/con tùy loại
Bọ lá cây bắt tự nhiên từ rừng ở Việt Nam có giá rẻ hơn nhưng thường sẽ chết vì quen ăn lá rừng
'Thăm' nơi ở của trăn bạch tạng 20kg và hàng trăm loài động vật sách đỏ Vườn Quốc gia U Minh Hạ là nơi ở trăn bạch tạng nặng tới 20kg cùng nhiều loài đồng vật quý hiếm khác. Đến đây du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với nhiều điều kỳ thú. Nguồn tài nguyên rừng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ có giá trị khoa học về bảo tồn nguồn gen và bảo tồn...