Khám phá kiến trúc “có một không hai” của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu

Theo dõi VGT trên

Nhà lớn Long Sơn ( xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một quần thể được xây dựng với kiến trúc độc đáo “có một không hai” ở Việt Nam.

Chiêm ngưỡng kiến trúc “độc nhất vô nhị” của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 1

Nhà lớn Long Sơn (còn gọi là đền Ông Trần nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ mang nhiều nét đặc sắc, có thể nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Quần thể di tích này là sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng dân gian địa phương với Nho giáo và Lão giáo.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 2

Nhà lớn Long Sơn là một quần thể gồm nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý, nằm trên tổng diện tích khoảng 2ha.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 3

Điều đặc biệt của Nhà lớn Long Sơn là các công trình không được xây theo một quy hoạch tổng thể nào. Nhà lầu, nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không cân đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc rất khác lạ.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 4

Nhà lớn Long Sơn được xây dựng trong gần 20 năm (từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành). Đây là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín và liên thông, được chia thành 3 khu riêng biệt.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 5

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 6

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 7

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 8

Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần và một khu gồm nhiều nhà với các chức năng khác nhau. Các công trình đều mang màu sắc tươi sáng với tường vôi trắng, các ô cửa, mành che và vách gỗ sơn xanh, thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 9

Tất cả vật liệu cần thiết để xây dựng nên Nhà lớn Long Sơn ngày nay đều là của Ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện gom góp. Ban đầu, Nhà lớn được làm bằng gỗ ván, tre nứa, nhưng sau này khi trùng tu, các con cháu và đệ tử Ông Trần đã cho thay thế một phần gạch ngói và xi măng.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 10

Ấn tượng nhất ở Nhà lớn Long Sơn là khu nhà thờ. Khu nhà này quay mặt về hướng Đông, có diện tích 7.800m2 bao gồm các công trình kiến trúc: Lầu Cấm (Tiền điện); Nhà Thánh, Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật (Chính điện), nhà Hậu (Hậu điện) và Lầu Dài là nơi lễ nghi hội hè.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 11

Một thành viên đang sinh sống trong quần thể Nhà lớn Long Sơn đang thực hiện nghi thức thắp nhang cúng tổ tiên.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 12

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 13

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 14

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 15

Trong các gian thờ có vô số kỷ vật cổ, đa phần bằng gỗ quý. Cách bày trí nội thất khu di tích rất trang nghiêm, uy nghi với nhiều hoành phi, hương án bài vị, bàn thờ, tủ cẩn, câu đối.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 16

Tất cả những người dân đang sinh sống, làm việc, trông nom khu Nhà lớn Long Sơn đều có trang phục đặc biệt giống nhau, đàn ông thì để tóc dài, nuôi dâu.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 17

Họ cùng làm việc, sinh hoạt trong một cộng đồng khép kín.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 18

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 19

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 20

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 21

Từ xưa đến nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, quét dọn, tu sửa hằng ngày do phiên ngũ (năm người) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 22

Khu nhà xưởng bên trong quần thể Nhà lớn Long Sơn, nơi những người đàn ông quây quần làm nghề mộc.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 23

Bên trong khuôn viên Nhà lớn Long Sơn luôn sạch sẽ, cây cảnh được chăm sóc, cắt tỉa gọn gàng.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 24

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 25

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 26

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 27

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 28

Ngoài ra còn một số nhà phụ như lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 29

Năm 1900, Ông Trần cùng khoảng 20 người trong gia tộc đi bằng thuyền buồm dừng chân ở chợ bến Long Điền. Sau khi nhận thấy phía Nam đảo núi Lứa (Long Sơn) chưa có người khai phá, ông bèn chọn nơi này mở đất lập nghiệp và truyền đạo.

Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - Hình 30

Sau khi ông Trần qua đời và được đưa vào thờ cúng trong Nhà lớn thì khu di tích này lại có thêm một tên gọi nữa là Đền Ông Trần. Hàng năm vào ngày giỗ Ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và ngày Tết Trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch), Nhà lớn Long Sơn đều có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ) về tham dự.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn

Nhà lớn Long Sơn hay còn gọi là đền ông Trần (xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách khắp nơi đến tham quan, tìm hiểu. Đây được xem là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu.

Toàn bộ quần thể Nhà lớn Long Sơn được xây dựng với phong cách pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (trời, đất) với Nho giáo, Lão giáo của Khổng Tử. Quần thể kiến trúc khép kín này có nhiều công trình được chia thành ba khu riêng biệt như: Khu nhà thờ, khu lăng mộ ông Trần và một quần thể bao gồm nhiều nhà chức năng khác nhau như trường học, nhà chợ, nhà mát (dành cho ngư dân tránh mưa nắng), các dãy phố (dành cho lưu dân mới đến chưa có nhà ở), kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, nhà bảo tồn ghe Sấm (một trong năm chiếc ghe đầu tiên đưa đoàn ông Trần đến đảo Long Sơn)...

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 1

Nhà Lớn Long Sơn được xây dựng với phong cách pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (trời, đất) với Nho giáo, Lão giáo của Khổng Tử.

Cô Lê Thị Kiệt, người cháu và kiêm quản lý quần thể Nhà lớn Long Sơn, cho biết Nhà lớn Long Sơn do ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, sinh năm 1856, người Hà Tiên) xây dựng từ năm 1910 đến 1929. Tất cả tiền bạc, tài nguyên cần thiết để xây dựng nên ngôi nhà đều là của ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện gom góp.

Nhận thấy đây là kiến trúc nhà cổ độc đáo (kiểu tựa đình làng Việt Nam) cần phải bảo tồn và đưa vào khai thác phát triển du lịch, ngày 3/8/1991, quần thể Nhà lớn Long Sơn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 2

Kiến trúc của cổng chính vào khu lăng mộ trong quần thể Nhà lớn Long Sơn được thiết kế bắt mắt khiến nhiều du khách thích thú.

Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số các vật dụng chính trong Nhà lớn Long Sơn đều được làm bằng các loại gỗ quý và cẩn hoa cương. Bên trong nhà, ông Trần còn lưu giữ rất nhiều đồ cổ quý giá như: bộ tủ thờ, bộ lư hương và chân đèn cổ, nhiều bức hoành phi, liễn thờ... Tất cả những vật dụng này được ông Trần sưu tầm và đem về lưu trữ sau những chuyến hàng buôn ở Sài Gòn năm xưa. Các tác phẩm trang trí trong nhà đều thể hiện giá trị nghệ thuật cao về điêu khắc lẫn trang trí mỹ thuật.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 3

Khu vực sân chính giữa các nhà được xây dựng mang đậm nét kiến trúc của Nho giáo.

Theo cô Lê Thị Kiệt, sau khi ông Trần mất (năm 1935) ngoài đạo giáo của Khổng Tử, Nhà lớn Long Sơn còn hình thành tín ngưỡng đạo ông Trần. Đạo ông Trần là pha trộn nhiều đạo giáo khác nhau, tuy nhiên mục đích chính vẫn hướng con người đến với chân - thiện - mỹ. Trong đó, ông Trần vẫn dạy con cháu giữ gìn những phong tục, tập quán của ông như: mặc quần áo bà ba, đi chân đất, tóc búi gọn gàng... Nhìn chung tất cả hoạt động từ sinh hoạt đến tính cách đều học theo ông và mang đậm chất con người vùng đất Nam Bộ.

Cô Lê Thị Kiệt cho biết thêm, hàng năm, Nhà lớn Long Sơn thu hút đông du khách thập phương vào ngày giỗ ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và ngày Tết trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch) bởi hai ngày này Nhà lớn Long Sơn đều tổ chức lễ hội rất trang trọng. Các du khách đến đây chủ yếu ở các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An... Ngoài ra, mỗi độ Tết đến xuân về, Nhà lớn Long Sơn cũng thu hút du khách thập phương xuất phát từ những lòng hảo tâm, mang hàng từ thiện về giúp người khó khăn hay những em học sinh nghèo hiếu học...

Báo Tin Tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh đặc sắc tại Nhà lớn Long Sơn:

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 4

Trước khi vào tham quan Nhà lớn, du khách sẽ được nghỉ chân và nghe giới thiệu về quần thể kiến trúc Nhà lớn Long Sơn tại khu vực Nhà lớn (nơi dành cho việc tập trung đón tiếp khách đoàn đến tham quan).

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 5

Cô Lê Thị Kiệt, quản lý quần thể Nhà lớn Long Sơn đang giới thiệu với du khách về việc hình thành đạo ông Trần tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là một đạo giáo tổng hợp những cái hay của các đạo tại Việt Nam.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 6

Du khách được chia đoàn theo giới tính để vào tham quan quần thể kiến trúc Nhà lớn. Du khách đến đây tham quan hoàn toàn miễn phí, thậm chí còn được thưởng thức khoai mì, bánh ít trần... nhưng có một chú ý là du khách không nên chụp ảnh tại những nơi thờ cúng, chánh điện của Nhà lớn.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 7

Bước vào bên trong ngôi Nhà lớn, du khách sẽ bắt gặp chiếc mái chèo "khổng lồ" của chiếc ghe Sấm. Chiếc ghe này đã đưa ông Trần cùng gia đình từ Hà Tiên đến Bà Rịa - Vũng Tàu để khai hoang lập nghiệp vào khoảng năm 1891.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 8

Từ trên cao, du khách sẽ quan sát thấy ba lầu: lầu Trời, Tiên và Phật hợp với nhà Hậu thành hình chữ "khẩu". Khoảng trống ở giữa các lầu này chủ yếu dùng để thông gió và lấy ánh sáng cho các khu nhà lầu.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 9

Mỗi khu nhà thờ lại có những chiếc cầu thang bắc qua các lầu để kết nối với nhau. Ở trên cao, du khách có thể quan sát thấy 8 mái ngói của 5 lầu là: lầu Cấm (tiền điện), Phật (chính điện), Trời, Tiên, Dài và 3 nhà trệt là: nhà Thánh, nhà Hậu (Hậu điện), nhà Đèn. Theo các nhà nghiên cứu, đây là loại kiến trúc cổ có một không hai tại Việt Nam.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 10

Trong các gian nhà thờ đạo ông Trần, bộ đồ có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên, được làm bằng chất liệu gỗ cẩn hoa cương và xà cừ. Bộ bàn ghế này được con cháu ông Trần khẳng định là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh (TP Vũng Tàu).

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 11

Bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ gồm 33 chiếc có nguồn gốc từ vùng Hà Đông, Hà Nội.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 12

Tại mỗi gian thờ lại có một bộ đồ chuyên dùng đựng nước cúng dâng lên Phật, Trời, Tiên... khác nhau.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 13

Trong các ngôi nhà thờ, các trụ cột và xà nhà đều có treo câu đối, câu liễn và hoành phi. Đặc biệt, các bộ bao lam đều chạm trổ hình hoa, hình thú khá khéo léo, công phu và đều được tô son thiếp vàng rực rỡ.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 14

Di vật quý nữa của ông Trần nằm ngay phía sau khu chính điện (nơi ông Trần thường ngồi giảng đạo lý) hiện đang còn lưu giữ bộ ảnh chữ Nôm truyện Lục Vân Tiên. Trước đây, bộ ảnh này được vẽ trên lụa, sau này được con cháu ông Trần phục chế trên kính.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 15

Phía sau nhà bếp còn có khá nhiều kho chứa thóc dùng cho người trong nhà và giúp đỡ dân nghèo. Nhờ những kho chứa thóc của ông Trần mà năm Giáp Thìn (1904), người dân ở miền Tây Nam Bộ bị thiệt hại do lụt đã được ông Trần mở kho chứa thóc cứu đói. Từ đó, người dân khắp nơi cảm phục ông và khi thấy ông thường cởi trần, tóc búi tó, đi chân đất, lao động suốt ngày nên người dân không gọi tên thật mà gọi ông là ông Trần. Cho đến nay, người dân Long Sơn vẫn tôn kính gọi "ông Trần" bằng độc nhất một chữ là "Ông".

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 16

Khu nhà bếp của ngôi nhà bố trí nhiều tấm phản gỗ để người nhà và du khách thập phương nghỉ ngơi khi đến đây tham quan.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 17

Sau khi đi tham quan các lầu chính, khu nhà thờ, du khách sẽ được người trong nhà dẫn đến tham quan và tìm hiểu về khu lăng mộ của ông Trần.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 18

Khu lăng mộ còn có phòng riêng để chiếc "áo quan dùng chung" và các dụng cụ phục vụ công việc mai táng. Những người theo đạo ông Trần, đám tang được gọi là "đám xác" và sẽ áp dụng theo tục "chết đồng quách". Hiện nay, phong tục này vẫn còn được áp dụng cho người dân trên xã đảo Long Sơn.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 19

Theo triết lý của ông Trần, thì "sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách" nên áo quan được dùng chung cho tất cả mọi người. Chẳng hạn, khi một gia đình trong làng có tang thì những người hàng xóm xung quanh sẽ sang giúp đỡ nhà có đám tang. Đặc biệt là trong đám tang đó không có kèn trống, không tụng kinh, ít tiếng khóc và gia đình không nhận bao thư phúng điếu. Khi đi đến mộ phần thì người chết sẽ được quấn vào chiếu cói chôn xuống đất, còn áo quan thì đưa về lại Nhà lớn Long Sơn.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 20

Những chiếc chiếu cói được mua sẵn để chuẩn bị cho những người chết trên xã đảo Long Sơn.

Độc đáo với kiến trúc và lịch sử hấp dẫn của quần thể Nhà lớn Long Sơn - Hình 21

Đạo ông Trần thực chất chỉ là đạo làm người. Bởi ngày xưa, ông Trần thường dạy về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu... và cứ thế mà truyền đời cho con cháu hôm nay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tôi đến một trong những quốc gia giàu nhất thế giới
07:42:42 18/11/2024
Khám phá vẻ hoang sơ của bãi Hòn Rùa ở Ninh Thuận
09:38:40 18/11/2024
'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì
09:43:24 18/11/2024
Cắm trại cuối tuần tại mỏ đá cũ ở ngoại thành Hà Nội
13:11:09 18/11/2024
Đà Lạt một sớm bình yên
08:54:30 17/11/2024
Eo biển giữa 2 lục địa Á - Âu, điểm đến nhiều người mơ trải nghiệm
09:07:07 17/11/2024
Trekking xuyên rừng khám phá thác Lụa ở Tuyên Quang
08:46:51 17/11/2024
Khám phá Phan Thiết bằng xe bus
08:23:56 17/11/2024

Tin đang nóng

Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng
17:18:18 18/11/2024

Tin mới nhất

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

Vương vấn mùa hồng phố núi Đà Lạt

13:31:38 18/11/2024
Mùa hồng Đà Lạt kéo dài từ thu sang đông. Khoảng thời gian này, du khách đến xứ ngàn hoa Đà Lạt sẽ được thưởng thức hương vị, chiêm ngưỡng sắc thái mùa hồng cao nguyên.

Khám phá mùa cỏ lau tuyệt đẹp ở Bình Liêu, 'tiểu Sa Pa' của Quảng Ninh

13:28:25 18/11/2024
Khi nhắc đến mùa thu Đông Bắc, người ta không thể bỏ qua hình ảnh những đồi hoa lau trắng muốt trải dài trên các triền núi ở Bình Liêu (Quảng Ninh).

'Khám phá, trải nghiệm thiên nhiên kỳ thú'

13:23:16 18/11/2024
Từ TP. Đồng Hới, chúng tôi lên đường hướng về Tây-Nam Quảng Bình, nơi có dãy. Trường Sơn hùng vĩ vào một sáng mùa thu. Mây trắng kéo dài thành vệt, thành hàng lưng chừng núi bên con đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.

Khám phá Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa cho khách tham quan

13:21:10 18/11/2024
Bắc Bộ Phủ được xây dựng năm 1918, từng là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Khâm sai Bắc Kỳ và nay là Nhà khách Chính phủ, đang được mở cửa một phần cho khách tham quan.

'Mùa hoàng hôn' trên vịnh Hạ Long

13:18:19 18/11/2024
Những ngày tháng 11, dù đã vào cuối thu nhưng Hạ Long vẫn ngập nắng, thời tiết mát dịu. Ở bất cứ đâu trên thành phố Vịnh, người dân và du khách cũng dễ dàng đón được cảnh hoàng hôn rực rỡ.

Khu Dù - Điểm đến hấp dẫn

13:15:53 18/11/2024
Sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, độc đáo, thu hút du khách với những nét văn hóa phong phú, đặc sắc; hệ thống giao thông và viễn thông kết nối thuận tiện; đầy đủ hệ thống chỉ dẫn

Vùng cao Yên Bái rực rỡ mùa hoa dã quỳ

13:13:54 18/11/2024
Khi gió đông ngập ngừng trước ngõ mang theo chút lạnh hanh hao trong nắng vàng rót mật cũng là lúc từng vạt dã quỳ phủ vàng rực rỡ những cung đường lên với các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái.

Sức hấp dẫn từ vùng đất di sản Gochang

13:06:50 18/11/2024
Thuộc tỉnh Jeollabuk-do (Hàn Quốc), không chỉ là vùng đất thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, Gochang chính là biểu tượng cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững với 7 di sản được UNESCO công nhận.

Khách Tây hái rau, xách nước tại làng du lịch Việt tốt nhất thế giới

13:02:06 18/11/2024
Du khách mê mẩn bởi hương thơm tỏa ra từ những lá cây bé xíu ở làng rau Trà Quế, TP. Hội An, Quảng Nam và hào hứng trải nghiệm gánh nước trồng rau.

Ngôi làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng

12:58:57 18/11/2024
Làng đá cổ Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá, mang vẻ đẹp cổ kính rất riêng của núi rừng Đông Bắc.

Mùa tam giác mạch rực rỡ trên các nẻo đường Hà Giang

12:55:14 18/11/2024
Cách Hà Nội hơn 300 km, mỗi độ cuối thu, khi cái lạnh bắt đầu len lỏi qua những triền núi cao, vùng đất Hà Giang - địa đầu Tổ quốc lại khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ với sắc hồng tím đặc trưng của hoa tam giác mạch.

Có thể bạn quan tâm

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển

Sao châu á

22:32:14 18/11/2024
Người hâm mộ vô cùng lo lắng cho tình trạng của Park Bom. Nhiều fan để lại bình luận động viên, chúc cho chị cả 2NE1 sớm khỏe mạnh trở lại.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc

Sao việt

22:28:33 18/11/2024
Bản thân NSND Minh Vương tuổi cũng đã cao, ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng ông vẫn tỏ ra kính cẩn, lễ phép và rất có hiếu với cha mẹ.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Thế giới

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.