Khám phá đại học duy nhất trên thế giới hoàn toàn đào tạo ngành vũ trụ
Đại học Không gian quốc tế (ISU) là đại học duy nhất trên thế giới hoàn toàn đào tạo ngành vũ trụ kể từ năm 1987 và thiết lập được quan hệ đối tác với các tổ chức vũ trụ hàng đầu trên toàn thế giới.
ISU được thành lập vào năm 1987 với nhiệm vụ khám phá, nghiên cứu, phát triển ngành không gian vũ trụ, ứng dụng cho mục đích hòa bình thông qua các chương trình giáo dục và nghiên cứu đa ngành quốc tế.
Đại học Không gian quốc tế (ISU) được thành lập vào năm 1987. Ảnh: ISU
Năm 1985, 3 thanh niên đam mê không gian đã thành lập Tổ chức thế hệ không gian với mục đích nuôi dưỡng và phát triển ý thức về bản sắc cho những người sinh ra ở kỷ nguyên không gian được khai phá.
3 nhà sáng lập ISU gồm Peter Diamandis (người sáng lập Tổ chức sinh viên quốc tế Khám phá và phát triển không gian – SEDS); Todd Hawley (tốt nghiệp Học viện chính sách không gian tại ĐH George Washington); và Robert D. Richards (một kỹ sư và nhà vật lý, đồng thời là trợ lý của nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới Carl Sagan).
Video đang HOT
Ba người sáng lập ISU (từ trái sang phải)L T. Hawley, B. Richards và P. Diamandis. Ảnh: ISU
3 người trẻ đã ấp ủ ý tưởng và mạnh dạn phát triển một loạt ý tưởng mới lạ. Và từ đó, một mô hình “Đại học Vũ trụ” đầu tiên đã ra đời. Ý tưởng nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật “có tiếng” trong ngành như GS U.R. Rao (chủ tịch Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ); TS Harrison Schmitt (phi hành gia trên tàu Apollo 17, cựu thượng nghị sĩ Mỹ); TS Burton Edelson (Phó giám đốc NASA); Giáo sư tiên phong về vũ trụ Hermann Oberth…
ISU cung cấp các chương trình nghiên cứu không gian kéo dài 2 tháng và chương trình Thạc sĩ 1-2 năm. Ảnh: ISU
Trường đăng ký cơ chế pháp nhân với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận ở Pháp và Mỹ. Năm 2004, ISU chính thức được Bộ Giáo dục Pháp công nhận là cơ sở giáo dục đại học.
ISU cung cấp khóa học Thạc sĩ 1-2 năm ngành Nghiên cứu vũ trụ ( MSS) ở Strasbourg (Pháp) và các chương trình phát triển chuyên môn ngắn hơn ở phạm vi trên toàn thế giới.
ISU cung cấp cho sinh viên các chương trình giảng dạy cốt lõi bao gồm tất cả ngành liên quan đến vũ trụ như khoa học vũ trụ, chính sách và luật vũ trụ, kỹ thuật và quản lý…
Hơn 4.000 sinh viên từ hơn 100 quốc gia đã tốt nghiệp ISU. Ảnh: ISU
Học phí cho khóa học Thạc sĩ từ 25.000 (khoảng 647 triệu VNĐ)/năm trong khi các khóa học ngắn hạn từ 18.500 (khoảng 479 triệu VNĐ)/2 tháng.
Kể từ khi thành lập vào năm 1987, ISU đã đào tạo khoảng 4.600 sinh viên đến từ hơn 105 quốc gia. Cùng với hàng trăm giảng viên từ khắp nơi trên thế giới, các cựu sinh viên ISU đã thiết lập một mạng lưới chuyên gia và nhà lãnh đạo vũ trụ uy tín. Mạng lưới này tích cực tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ hội nghề nghiệp của ngành, các hoạt động trao đổi chuyên môn và hợp tác vũ trụ quốc tế.
Các sinh viên ISU tham gia khóa học tại NASA. Ảnh: ISA
Bên cạnh đó, ISU có tư cách quan sát viên thường trực của Ủy ban Liên hợp quốc về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ (COPUOS) từ năm 1998, thành viên của Diễn đàn cơ quan vũ trụ (SAF) từ năm 1995, và thành viên của Liên đoàn du hành vũ trụ quốc tế (IAF).
Nhật Bản: Đảng LDP đề nghị tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng
Quan chức phụ trách chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản, bà Sanae Takaichi, ngày 12/6 khuyến nghị chính phủ nước này tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng thường niên lên mức 10.000 tỷ yen (74 tỷ USD), đồng thời kêu gọi tăng chi tiêu trong lĩnh vực không gian vũ trụ và an ninh mạng.
Binh sĩ thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc duyệt binh tại Asaka, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Kiến nghị của bà Takaichi được đưa ra sau khi Thủ tướng Kishida Fumio tháng trước cam kết đảm bảo mức "tăng bền vững" ngân sách trong bối cảnh nền quốc phòng của nước này đang đối mặt với nhiều thách thức. Phát biểu trong một chương trình truyền hình, bà Takaichi nêu rõ cần dành khoảng 10.000 tỷ yen cho chi tiêu quốc phòng và kế hoạch này cần được tài trợ thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ trong ngắn hạn.
Viện dẫn môi trường an ninh khu vực ngày càng phức tạp, LDP đã yêu cầu Thủ tướng Kishida xem xét tăng mạnh ngân sách quốc phòng ở mức 2% GDP trở lên. Theo bà Takaichi, cần nghiên cứu và phát triển bền vững các lĩnh vực không gian, sóng điện từ và an ninh mạng. Bà cho rằng việc đặt mục tiêu ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Nhật Bản với an ninh thế giới.
Tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản cũng bày tỏ ý định cân nhắc tăng ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Tokyo, cũng như quan hệ đồng minh với Washington.
Chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản tài khóa 2022 đạt mức kỷ lục 5.400 tỷ yen do Tokyo lâu nay vẫn hạn chế ngân sách quốc phòng khoảng 1% GDP, tương đương khoảng 5.000 tỷ yen.
'Metaverse - Vũ trụ kỹ thuật số': Cuốn sách giúp các tổ chức công nghệ học hỏi từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới Trong cuốn sách 'Metaverse- Vũ trụ kĩ thuật số thế giới của những xu hướng nổi bật', tác giả cuốn sách sẽ đem đến cho độc giả những hiểu biết cơ bản về metaverse, tầm quan trọng và giá trị của nó đối với con người cùng các ngành công nghiệp khác nhau, cũng như những vấn đề có thể nảy sinh và...