Khám phá cụm tháp Chăm bằng gạch cao nhất Đông Nam Á tại Bình Định
Được xây dựng khoảng thế kỷ XII – XIII, tháp Dương Long (Bình Định) có lối kiến trúc đậm nét Khmer là cụm tháp bằng gạch cao nhất Đông Nam Á hiện còn.
Ngắm tháp Chăm cao nhất Đông Nam Á tại Bình Định.
Tọa lạc trên một đỉnh đồi tại xã Tây Bình (huyện Tây Sơn, Bình Định) cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km. Tháp Dương Long (hay còn có tên gọi tháp Ngà, tháp Bình An hay tháp An Chánh) được xây dựng chịu ảnh hưởng lối kiến trúc Khmer, vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chăm Pa (Thế kỷ XII-XIII).
Đây là cụm công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm Pa còn lại khá nguyên vẹn trên dải đất miền Trung hiện nay và cũng là cụm tháp gạch cao nhất Việt Nam hiện còn. Tháp Giữa cao 39m, tháp Bắc cao 32 và tháp Nam 33m. Thông tin từ Cục Di sản Văn hóa, tháp Giữa được xem là ngôi tháp gạch cao nhất ở Đông Nam Á.
Cụm tháp Dương Long như bao ngọn tháp Chăm tại Bình Định, đều nằm trên đồi cao theo kiểu đền – núi đặc trưng của Khmer. Cả cụm tháp Dương Long nằm thẳng hàng theo trục Bắc – Nam, cửa chính hướng về biển Đông.
Sự khác biệt giữa các tháp thể hiện trong trang trí điêu khắc qua từng nhát đục tài hoa của người thợ Chăm Pa xưa.
Trải qua nghìn năm lịch sử, phần đai ốp chân đế bên dưới cửa giả này còn nguyên vẹn các khối đá.
Những đai đá trên đỉnh tháp được trau chuốt khá tỉ mỉ, với đề tài chủ đạo là cánh sen ngửa và úp. Tạo hình là bầu vú phụ nữ căng tròn, đây chính là biểu tượng của nữ thần Uroja.
Video đang HOT
Phần thân của các tháp trong cụm tháp Dương Long xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
Một trong những yếu tố thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng văn hóa Khmer đó chính là hình tượng rắn thần Naga 1 đầu,3 đầu, 5 đầu… Trải qua 3 lần khai quật tại tháp Dương Long với mục đích trùng tu, tôn tạo vào các năm 2006, 2007 và 2008, các nhà khảo cổ học đã phát hiện số lượng lớn hiện vật điêu khắc đá mà phần lớn thể hiện đề tài rắn Naga.
Loại gạch được người Chăm sử dụng để xây dựng tháp Chàm là một trong những bí ẩn mà sau gần 100 năm nghiên cứu, các nhà khoa học mới giải mã được, các tháp Chăm được xây bằng loại gạch non đặc biệt. Gạch này xốp, ngấm nước, nắng lên lại tỏa hơi, duy trì độ bền qua hàng thế kỷ.
Tuy nhiên, qua hàng nghìn năm bị tác động của thời gian và con người, ngày nay quần thể tháp đã bị hư hỏng khá nhiều, nhưng nét kiến trúc độc đáo vẫn không phai mờ.
Tháp Dương Long được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ngày 23/12/2015.
Khám phá Tháp Chăm gần nghìn tuổi giữa phố biển Quy Nhơn
Nằm giữa lòng thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Tháp Đôi là 1 trong 8 cụm tháp cổ Chăm có niên đại gần cả nghìn năm, hiện là điểm đến hấp dẫn du khách trong và quốc tế.
Tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Tháp Đôi, còn gọi là Tháp Hưng Thạnh, gồm 2 tháp đứng song song nhau. Tháp phía bắc cao khoảng 22m, tháp phía nam cao trên 17m.
Theo tài liệu lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Tháp Đôi, tháp còn có cái tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh có niên đại cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII. Đây là công trình kiến trúc tôn giáo của Vương quốc Chăm Pa cổ xưa. Trong tiếng Chăm, những đền tháp được gọi là kalan tức lăng, là nơi các vị vua xây dựng để thờ phụng thần linh. Những vị thần được thờ tại đây có thể là thần hủy diệt Siva, phúc thần đầu người mình voi Ganesha hoặc những vị Phật tùy vào niềm tin và lòng kính mộ của mỗi vị vua. Tuy nhiên, xã hội Chăm Pa ngày xưa có sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền nên nhiều tháp còn thờ những vị vua Chăm Pa.
Theo cán bộ phòng Bảo tồn Di tích (Bảo tàng tỉnh Bình Định), dựa vào hình dáng, cấu trúc, điêu khắc, vật liệu xây dựng..., các nhà nghiên cứu đã xếp Tháp Đôi vào nhóm tháp thuộc phong cách kiến trúc Bình Định, có niên đại cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII.
Bên cạnh những yếu tố kiến trúc của một ngôi tháp Chăm truyền thống, Tháp Đôi còn mang nét đặc trưng với khối hình lớn, vòm cửa ra vào và cửa giả vút lên như hình mũi giáo...
Công trình này là một trong những ngôi tháp độc đáo nhất, gồm 2 phần chính: phần dưới là khối thân vuông và phần mái tháp mặt cong.
Từ bộ diềm mái trở lên, Tháp Đôi không thu nhỏ giật cấp thành 3 tầng, mà thay vào đó là cả một hệ thống nhiều tầng giả.
Mỗi tầng được báo hiệu ở 4 góc tháp bằng hình chim thần Garuda đang trong tư thế đôi chân cong, lấy thế mạnh đạp vào góc tường tháp, hai cánh tay giơ thẳng hết cỡ như đỡ lấy sức nặng của tầng trên tháp.
Ngoài ra, phù điêu hình các con vật thần thoại mang ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer thế kỷ XII-XIII.
Có thể nói, trong số những tháp cổ Chăm hiện còn ở Bình Định, Tháp Đôi là một trong những kiến trúc chịu ảnh hưởng văn hóa Khmer đậm nét nhất, thể hiện ở hình dáng, trang trí và việc sử dụng vật liệu đá vào kiến trúc khá nhiều...
Điểm đặc biệt so với những tháp cổ Champa hiện tồn tại ở Bình Định là bên trong Tháp Đôi thờ bộ ngẫu tượng Linga - Yoni bằng sa thạch.
Bộ ngẫu tượng này được tạc bằng sa thạch nguyên khối, có đế vuông với cạnh 1,86m, chiều cao 1,06m, phục chế lại từ nguyên mẫu dựa trên bản vẽ của nhà nghiên cứu người Pháp.
Đây được xem là cội nguồn của sự sáng tạo, là biểu tượng sống động thể hiện tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa, nhằm cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở.
Ngày nay, Tháp Đôi đang ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế không chỉ bởi kiến trúc độc đáo, tinh tế, sắc sảo của người Chăm Pa mà nơi đây còn để lại trong lòng du khách những giá trị văn hóa đặc sắc.
Những điệu múa của các cô gái Chăm được phục dựng lại để phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm thêm phần sinh động.
Theo cán bộ Ban quản lý Di tích Tháp Đôi, vì đang mùa du lịch nên dịp này, những ngày đầu tuần và cuối tuần, có đến 400-500 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.
Hòn đảo này miễn thị thực tới 30 ngày: Làm gì để khám phá trọn vẹn Phú Quốc? Là nơi duy nhất tại Việt Nam có chính sách miễn thị thực lên tới 30 ngày cho toàn bộ du khách trên thế giới, đảo Phú Quốc - 'ngôi sao đang lên' của Đông Nam Á, có nhiều trải nghiệm hấp dẫn khiến kỳ nghỉ dài ngày của bạn luôn 'rộn ràng'. Mùa du lịch lễ hội cuối năm nay, khu vực...