Khám phá công dụng chữa bệnh bằng rau răm
Rau răm có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Rau răm còn có tên là thủy liễu. Rau răm có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu. Rau răm có thể loại bỏ được một số độc tố trong tôm, cá. Rau răm còn là vị thuốc kích thích tiêu hóa, trị các chứng đau bụng lạnh, đầy hơi, chữa phù thũng, bí tiểu, rắn cắn, trĩ và chàm ghẻ.
Rau răm là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm…
Rau răm có rất nhiều công dụng.
Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ rau răm
Theo đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy.
Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.
Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Rau răm có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp, hoặc phơi khô sắc uống.
Rau răm được sử dụng trong dân gian để trị các loại bệnh sau:
Một vài bài thuốc với rau răm:
- Rau răm trị chứng hắc lào
Video đang HOT
Dùng rau răm rửa sạch, giã nát, trộn với rượu bôi lên vùng da bị bệnh.
- Rau răm trị rắn cắn:
Trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu có thể lấy một nắm nhỏ rau răm rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt cho nạn nhân uống còn bã đắp lên vết thương.
- Trị chứng tiêu hóa kém, đau bụng, đầy hơi bằng rau răm:
Lấy 15 gr cả thân và lá rau răm, rửa thật sạch, ngâm qua với nước muối loãng rồi ăn sống hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống nhiều lần se cho kết quả tốt.
- Rau răm trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh:
Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
- Rau răm trị nước ăn chân:
Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
- Rau răm trị cảm cúm hắt hơi sổ mũi:
Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
Lưu ý: Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, sáng mắt nhưng ăn nhiều sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Không ăn rau răm với thịt gà vì dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa.
Theo Phununews
Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ rau răm
Rau răm không chỉ được dùng phổ biến trong các gia đình mà nó còn có công dụng vô cùng hữu ích trong chữa bệnh.
Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm...
Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ rau răm.
Theo đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy.
Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.
Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Rau răm được sử dụng trong dân gian để trị các bệnh sau:
Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ
Một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
Cảm cúm hắt hơi sổ mũi
Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
Chữa rắn cắn
Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.
Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh
Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
Nước ăn chân
Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng
Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.
Chữa bỗng dưng đau tim
Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau
Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
Theo Khoevadep
Những loại ký sinh trùng đáng sợ ở rau xanh Ký sinh trùng không chỉ bám bên ngoài rau mà vào cả trong thân rau. Ảnh minh họa. Hỏi: Tôi nghe nói ăn rau có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm nhưng không biết đó là các loại rau và ký sinh trùng nào? Cách phòng ngừa? - Trần Minh Anh (Cầu Diễn, Hà Nội). GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên...