Khám chữa bệnh từ xa: Phương pháp khám bệnh hiệu quả thời dịch dã
Khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân, đội ngũ nhân viên y tế và đặc biệt trong lúc dịch COVID-19 bùng phát, mô hình khám, chữa bệnh bệnh từ xa dựa trên nền tảng công nghệ số được coi như giải pháp hữu hiệu.
Tạo ra những kỳ tích từ khám chữa bệnh từ xa
Khác với những năm trước, năm nay thật đặc biệt và ý nghĩa đối với gia đình bé N.T.T.V (5 tuổi, ở tỉnh Phú Thọ). Bởi đây là lần đầu tiên từ khi cháu V chào đời họ mới được chứng kiến cháu V có thể chạy nhảy, hát múa, cười đùa như bao nhiêu đứa trẻ bình thường khác.
Cách đây 6 tháng, cô bé 5 tuổi với cân nặng chưa đầy 13 kg chỉ chạy, nhảy vài phút là mệt, thở dốc và nghe tim đập thình thịch trong lồng ngực. Cháu V được phát hiện có lỗ thông liên thất từ khi cháu được 1 tháng tuổi. Những năm đầu đời bé chậm tăng cân, liên tục bị viêm phổi và viêm phế quản tái diễn nhiều lần.
Cuộc sống của em có lẽ gắn liền với Bệnh viện hơn ở nhà. Thế nhưng, sau cuộc phẫu thuật tim hở từ xa, kết nối giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Tim Hà Nội qua hệ thống Telehealth, dưới sự điều hành trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội vào tháng 8 năm 2020. Hiện nay cháu V đã khỏe mạnh trở lại và được đến trường.
Việc hội chẩn trực tuyến từ xa giúp các y, bác sĩ thuận tiện hơn trong việc phát hiện, cứu chữa người bệnh
Video đang HOT
Nhớ đến thời điểm trước khi ca mổ diễn ra, mẹ của cháu V chia sẻ: “Thời điểm trước khi quyết định diễn ra ca mổ cho con tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ chúng tôi vừa mừng vừa lo. Lo lắng vì trước đó nhiều người khuyên gia đình nên đưa cháu xuống Bệnh viện Tim Mạch Hà Nội để các chuyên gia, giáo sư phẫu thuật trực tiếp sẽ tốt hơn.
Thế nhưng, với quãng đường 100 km từ nhà xuống đến Bệnh viện Tim Hà Nội, việc đi lại, chăm sóc con trong quá trình điều trị sẽ rất mệt mỏi và tốn kém và chúng tôi lo lắng khó có điều kiện để làm được điều đó.
May mắn thay, cuộc phẫu thuật tim hở từ xa của cháu được kết nối giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Tim Hà Nội qua hệ thống Telehealth, dưới sự điều hành trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội đã thành công tốt đẹp, con tôi đã được các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Tim Hà Nội phối hợp hỗ trợ điều trị ngay tại quê nhà, không phải đi lại xa xôi. Chúng tôi vô cùng biết ơn các bác sĩ”.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 được xây dựng với quan điểm chủ đạo là “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”.
Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, được nâng tầm vươn lên “chất lượng cao hơn”; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được “lan tỏa xa hơn” tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.
Đề án đề ra mục tiêu mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.
Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 được xây dựng với quan điểm chủ đạo là “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”.
Để lan tỏa và phát triển bền vững các hoạt động của Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện tuyến trên, bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện tuyến đặc biệt duy trì các buổi hội chẩn hằng tuần với các bệnh viện tuyến dưới. Đặc biệt, các bệnh viện tuyến trên tăng cường hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ thuật, hội thảo từ xa để nhiều bệnh viện tuyến dưới cùng tham gia.
Hội chẩn từ xa phát hiện vụ ngộ độc tập thể nghiêm trọng, 2 người đã tử vong
Ngày 6-3, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện vừa triển khai hội chẩn cho bệnh nhân nam 25 tuổi qua hệ thống khám, chữa bệnh từ xa Telehealth với Bệnh viện Đa khoa Kon Tum và phát hiện vụ ngộ độc tập thể nghiêm trọng, trong đó đã có 2 trường hợp tử vong.
Toàn cảnh buổi hội chẩn từ xa tại Bệnh viện Bạch Mai kết nối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Cụ thể, bệnh nhân nam 25 tuổi (dân tộc M'nông, làm nghề nông; có địa chỉ tại xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Kon Tum ngày 2-3 trong tình trạng khó thở.
Trước đó, ngày 17-2, bệnh nhân cùng 4 người ăn chung một bàn tiệc. Sau bữa ăn đó, cả 5 người có cùng biểu hiện đau đầu, nôn ói, khó thở. Hiện, đã có 2 trường hợp nặng tử vong vì suy hô hấp, 2 trường hợp đang được điều trị tại bệnh viện và bệnh nhân nam 25 tuổi nói trên có biểu hiện bệnh muộn nhất.
Thông qua hệ thống Telehealth, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã khai thác rất kỹ các yếu tố về thực phẩm, tiền sử bệnh, diễn biến... Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, chuyên gia về điện cơ và thần kinh, cũng đã trực tiếp hướng dẫn cho các đồng nghiệp tại tỉnh Kon Tum để thực hiện kỹ thuật điện cơ, kích thích lặp lại nhiều lần trên bệnh nhân nhằm phát hiện tổn thương thần kinh cơ điển hình trong các trường hợp ngộ độc botulinum.
Sau khi nghe ý kiến phân tích của các chuyên gia, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhận định, đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể nghiêm trọng. Qua lâm sàng và các bằng chứng đang có, các chuyên gia nghiêng nhiều về ngộ độc thịt (ngộ độc botulinum).
Ngay sau đó, Giám đốc Nguyễn Quang Tuấn đã cử chuyên gia chống độc mang theo thuốc giải độc botulinum vào tỉnh Kon Tum để trực tiếp hỗ trợ, cứu chữa cho bệnh nhân.
Độc tố botulinum là loại độc kinh điển trong y văn. Nguyên nhân của loại ngộ độc này xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở dạng đóng gói kín (gồm chai, lọ, lon, hộp, túi) không bảo đảm an toàn dẫn tới sự xuất hiện của một số vi khuẩn sinh độc tố gây bệnh và phổ biến là vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra chất độc botulinum.
Trước đó, vào tháng 9-2020 đã xảy ra sự việc nhiều người nhập viện do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới chứa chất độc botulinum.
Khám chữa bệnh từ xa qua: Thay đổi từ thói quen cũ sang phương pháp mới Khám chữa bệnh từ xa mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân, đội ngũ nhân viên y tế và là "vũ khí đặc biệt" trong việc chống lại những căn bệnh lây lan khi tập trung đông người tại các cơ sở y tế. Hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) là một bước tiến lớn của ngành y tế Việt...