Khai trương Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ
Tối 25-11, Công ty TNHH MTV đào tạo quốc tế Tân Mỹ đã làm lễ khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ tại thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom).
Ban giám đốc Công ty TNHH MTV đào tạo quốc tế Tân Mỹ cắt băng khai trương Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ
Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ được Sở GD-ĐT thẩm định và cấp phép hoạt động trên đường 30-4, thị trấn Trảng Bom với hoạt động chính là giảng dạy và bồi dưỡng kỹ năng Tiếng Anh cho học viên, luyện thi các chứng chỉ Anh văn trong nước và quốc tế. Ngoài đội ngũ giáo viên người Việt Nam, trung tâm còn hợp đồng mời giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy và bồi dưỡng các kỹ năng ngoại ngữ cho học viên.
Đây là trung tâm ngoại ngữ thứ hai được Công ty TNHH MTV đào tạo quốc tế Tân Mỹ thành lập và hoạt động tại Đồng Nai.
Video đang HOT
Theo Sở GD-ĐT, trên địa bàn huyện Trảng Bom hiện có 8 trung tâm ngoại ngữ đã được Sở GD-ĐT cấp phép đi vào hoạt động, chủ yếu ở khu vực thị trấn Trảng Bom và khu vực xã Hố Nai 3 nơi có mật độ dân cư đông đúc, nhu cầu học ngoại ngữ của học sinh cao.
Đặng Công
Theo baodongnai
Ngày 20/11 trong mắt thầy cô giáo nước ngoài dạy học ở Việt Nam
Nghề giáo ở bất cứ đâu cũng được trân trọng với nhiều cách tri ân các thầy cô. Ngày Nhà giáo Việt Nam để lại ấn tượng thế nào với giáo viên nuớc ngoài?
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) từ lâu đã trở thành một phần trong nét văn hóa tôn sư trọng đạo của Việt Nam. Với các thầy cô giáo nước ngoài, dịp này họ cũng nhận được những món quà tri ân, mà theo họ là rất bất ngờ và thú vị. Cô Kim Hee Jin đến từ Hàn Quốc và đang là giáo viên dạy tiếng Hàn tại khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Cô đã 2 lần được trải nghiệm Ngày Nhà giáo Việt Nam cùng các học trò của mình.
Cô Kim Hee Jin (đứng thứ 3 từ phải sang) bên các học trò của mình tại Việt Nam.
"Ngày tri ân các thầy cô giáo ở Việt Nam là một ngày rất đặc biệt. Việt Nam, nghề giáo được coi là nghề đáng trân quý nhất. Việc dạy học không phải là công việc dễ dàng, nhất là đối với một giáo viên ngoại quốc như tôi. Khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa thực sự là một rào cản lớn. Hơn nữa, trong một lớp có nhiều học sinh, mỗi học sinh lại có một nền tảng khác nhau nên giáo viên thật sự phải có cách dạy riêng đối với mỗi học sinh. Được ghi nhận những đóng góp của mình vì sự nghiệp giáo dục, đối với tôi đó là một điều đặc biệt và đáng trân trọng", cô Kim Hee Jin chia sẻ.
Ngày Nhà giáo Việt Nam để lại trong cô Kim Hee Jin những kỷ niệm khó quên, những giây phút được học sinh vây quanh chúc mừng, để cô trò thêm gần gũi và hiểu nhau hơn. Nói về một kỷ niệm đáng nhớ khi giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam, cô cho biết: "Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là thời điểm hoạt động câu lạc bộ tiếng Hàn. Nhưng hôm đó vì không thể mượn được phòng học nên cả cô cả trò phải ngồi ở ngoài sân để học. Dù không bàn ghế, không trang thiết bị nhưng tất cả vẫn rất vui vẻ, cùng học tập, cùng nói chuyện giao lưu. Các bạn học sinh chăm học, có nhiều tiến bộ và đó thực sự là một món quà cho giáo viên chúng tôi".
Giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có ngày tri ân các thầy cô giáo. Cô Vi Diễm - giáo viên dạy tiếng Trung tại Việt Nam cho biết, dù năm nay là lần đầu tiên cô trải nghiệm ngày 20/11 tại Việt Nam, nhưng cô cảm thấy học sinh Việt Nam rất tôn trọng thầy cô giáo, nhiệt tình với cô giáo nước ngoài. Từ trước Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô Vi Diễm đã nhận được rất nhiều hoa và những lời chúc mừng. Các bạn học sinh còn hẹn cô giáo đúng ngày 20/11 sẽ tới nhà cô để cùng nấu ăn và gặp gỡ mọi người.
Cô Vi Diễm (ngoài cùng bên phải) cảm thấy tôn sư trọng đạo được thể hiện không chỉ riêng trong ngày Nhà giáo mà còn được thể hiện tại cuộc sống hàng ngày. Một số học sinh cũ của cô cũng thường hẹn cô đi chơi và nói chuyện, tổ chức sinh nhật cho cô.
Theo cảm nhận của cô Vi Diễm, thầy cô giáo ở Việt Nam được coi là những bậc cha mẹ thứ hai của học sinh: "Tôn sư trọng đạo được thể hiện không chỉ riêng trong Ngày Nhà giáo mà còn được thể hiện tại cuộc sống hàng ngày. Một số học sinh cũ của tôi cũng thường hẹn cô đi chơi và nói chuyện, tổ chức sinh nhật cho tôi... Ngoài việc rất vui được gặp lại học sinh, tôi cũng rất vui vì các "con" của mình đã trưởng thành".
Cô Vi Diễm cũng chia sẻ rằng, khoảnh khắc gặp lại các học sinh cũ này mới là điều có giá trị nhất.
"Tôi mong rằng, các thầy cô giáo dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều nhận được sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng của học sinh, như một người nhà, với thật nhiều kỷ niệm niềm vui và sự trân trọng"./.
Theo VOV
Quận Thanh Xuân: Đưa sinh viên ngoại ngữ về hỗ trợ dạy học sinh cấp 2 Quận Thanh Xuân đang chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm tại trường THCS Nguyễn Lân mô hình phối hợp với Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), đưa sinh viên về giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khoá bằng tiếng Anh nhằm hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, giao tiếp tiếng Anh cho học sinh....