Khai thông tốt luồng xanh cho đường thủy vận chuyển nông sản
“ Luồng xanh” dành cho giao thông đường bộ đã được vận hành từ 1 tháng nay đang góp phần giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ về Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế phía Nam thuận lợi trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, giãn cách xã hội ứng phó dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, với đặc thù địa lý là khu vực có nhiều sông ngòi kết nối nhau, nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần khai thông tốt “luồng xanh” cho đường thủy để lưu thông có hiệu quả nông sản, đặc biệt là lúa gạo Hè Thu đang vào mùa thu hoạch rộ.
Triển khai thực hiện tuyến “luồng xanh” đường thủy phục vụ vận tải hàng hóa thiết yếu. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Nhiều cảng bến thủy dừng hoạt động vì thiếu “luồng xanh”
Hiện nay, việc thu hoạch và tiêu thụ nông sản ở các địa phương phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn gặp nhiều trở ngại, bởi luồng xanh cho đường bộ khơi thông, nhưng đường thủy vẫn còn bị ách tắc do chưa được cấp phép luồng xanh, lưu thông hàng hóa.
Theo các Cảng vụ đường thủy khu vực phía Nam, vận tải khó khăn dẫn đến nhiều cảng, bến thủy phải tạm dừng hoạt động. Trong tuần đầu tháng 8/2021, trong số hơn 2.900 cảng, bến thủy do cảng vụ Trung ương quản lý có tới hơn 2.650 cảng bến dừng hoạt động; trung bình mỗi ngày chỉ có hơn 200 lượt phương tiện vào, rời cảng bến.
Thêm vào đó, với đặc điểm văn hóa sản xuất của người dân Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ở một nơi, ruộng một nẻo, nên việc đi lại chăm sóc, sản xuất và thu hoạch vốn chưa được thuận lợi. Đa số các vùng nguyên liệu lại gần với sông ngòi, kênh rạch, tạo nên tập quán thu mua, vận chuyển bằng ghe tàu, đi qua đường thủy vẫn chiếm tỉ lệ lớn.
Video đang HOT
Hiện tại, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang là giai đoạn thu hoạch vụ lúa Hè Thu, nên nhu cầu thu gom lúa gạo tại khu vực này rất lớn, tuy nhiên vướng mắc nhất hiện nay là các thuyền gia dụng, dân sinh không được phép di chuyển trên các tuyến kênh rạch nội xã, nội huyện hoặc nội đồng do quy định kiểm soát y tế của các địa phương dẫn đến các thương lái, người dân khó thu gom nông sản, lúa gạo để kết nối với các tuyến vận tải đường thủy.
Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, việc vận chuyển hàng nông sản từ nhà máy đi các kho, cảng có 2 nhóm: nhóm vận tải bộ và vận tải thủy. Hiện nay, nhóm vận tải bộ đã công bố luồng xanh, các phương tiện lưu thông tương đối thuận lợi, nhanh chóng với mức độ an toàn cao (95% lái xe được xét nghiệm đều cho kết quả âm tính COVID-19). Tuy nhiên, giao thông đường thủy hiện rất phức tạp, nhiều trường hợp thuyền viên trên phương tiện chở hàng hóa đi trên đường thủy vẫn bị phát hiện dương tính COVID-19.
Chính vì vậy, giao thông đường thủy đang rất cần được kiểm soát, xét nghiệm đội ngũ thuyền viên, cấp mã code để vận hành giao thông đường thủy được khơi thông, giúp lưu thông hàng hóa nông sản, đặc biệt là chuỗi thu mua lúa gạo trong dân được thực hiện nhanh chóng.
Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, tính đến nay, Tổng cục Đường bộ đã cấp thẻ luồng xanh nhận diện cho gần 400.000 phương tiện vận chuyển đường bộ, đủ số lượng đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa nông sản và thương mại, tạo điều kiện cho người dân an lòng ứng phó với COVID-19.
Nhanh chóng mở luồng xanh cho đường thủy
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua lúa gạo Hè Thu 2021 kịp thời tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản kiến nghị gửi các Bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Công an, Quốc phòng và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công văn số 4922/BCT-XNK gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa cho nông dân, cần khẩn trương mở luồng xanh cho vận tải đường thủy nội địa. Công văn nêu rõ, với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, đa phần các nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo cập bờ sông, bờ kênh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và hàng hóa này được vận chuyển 95% bằng đường thủy. Do đó, việc khơi thông dòng chảy cho phương tiện vận chuyển bằng đường thủy sẽ góp phần đáng kể, giúp các thương nhân xuất khẩu gạo duy trì được chuỗi liên kết thu mua, tiêu thụ lúa gạo Hè Thu từ đồng ruộng ra đến cảng xuất khẩu.
Theo đó, Bộ Công thương đưa ra phương án thực hiện mở luồng xanh cho đường thủy đó là các xã, phường tổ chức xét nghiệm cho đội ngũ thuyền viên, bốc xếp đăng kí thông tin, lịch trình di chuyển của thuyền viên, bốc xếp gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước tại xã.
Đặc biệt xem xét ưu tiên luồng xanh, xét nghiệm nhanh tại chốt kiểm dịch trên sông cho các phương tiện vận chuyển lúa tươi tại đồng ruộng về hệ thống nhà máy sấy vệ tinh trong khu vực gần nhất (cùng xã, huyện) để đảm bảo chất lượng lúa tồn trữ đạt yêu cầu. Riêng khâu vận chuyển lúa gạo giữa các nhà máy không đặt trong cùng một tỉnh, hay từ nhà máy ra cảng xuất khẩu, khu vực tiêu thụ nội địa thì các chốt kiểm dịch trên các sông lớn tại nơi giáp ranh cần bố trí cơ sở xét nghiệm đi kèm, để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm cho tài công vận chuyển liên tỉnh thời gian dài.
Tuy nhiên, để giao thông đường thủy nội địa được thông suốt, các địa phương cần hướng dẫn người dân tập trung hàng hóa về một cảng đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho gom hàng, lấy hàng trên tuyến chính. Theo ông Lê Minh Đạo, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa, hiện tại, Cục Đường thủy nội địa đã chỉ đạo các cảng vụ phối hợp với các Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Cảng vụ đường thủy địa phương thực hiện thông thoáng thủ tục cho phương tiện vận chuyển hàng hóa, nông sản; phối hợp yêu cầu các doanh nghiệp xét nghiệm cho các thuyền viên tham gia vận tải,…
Ở góc độ địa phương, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Tiền Giang cho rằng, để luồng xanh cho đường thủy được thuận lợi, góp phần vào phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, các doanh nghiệp vận tải đường thủy cần nêu cao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thuyền trưởng, thuyền viên đảm bảo đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định. Bên cạnh đó, các Sở Giao thông vận tải các tỉnh chỉ cho phép hoạt động khi đơn vị vận tải đáp ứng các yêu cầu về an toàn của phương tiện, thuyền trưởng, thuyền viên có đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định mới được tham gia vận chuyển. Các phương tiện thủy nội địa khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa, chỉ cử một thuyền viên lên bờ làm thủ tục cảng vụ (thuyền viên này phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế), các thuyền viên khác không được lên bờ. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để khai báo và thực hiện các thủ tục cảng vụ trực tuyến tại các cảng, bến thủy nội địa, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Nhóm Zalo dành cho doanh nghiệp vận tải đường thủy
Doanh nghiệp và người dân gặp vướng mắc về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa, có thể gửi phản ánh về đường dây nóng Bộ GTVT hoặc diễn đàn vận tải thủy trên Zalo.
Để tham gia nhóm Zalo "Diễn đàn vận tải thủy phía Nam" của Bộ GTVT, doanh nghiệp, người dân truy cập tại đây hoặc mở ứng dụng Zalo, chọn tính năng quét QR (góc phải, phía trên màn hình) để quét mã QR (bên dưới) tham gia nhóm.
Doanh nghiệp, người dân tham gia nhóm Zalo "Diễn đàn vận tải thủy phía Nam" để cập nhật thông tin. Ảnh chụp màn hình.
Ngày 18/8, Bộ GTVT có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên đường thủy nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.
Đại diện Bộ GTVT cho biết, vận tải đường thủy có nhiều ưu điểm như giá cước thấp, thuận lợi chở hàng hóa có khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng. Đồng thời, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vận tải đường thủy hạn chế tiếp xúc với cộng đồng.
Bộ GTVT nhấn mạnh luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa. Toàn bộ đường thủy nội địa được coi là hệ thống "luồng xanh", giúp các phương tiện tham gia chở hàng hóa.
Chuyến hàng tàu chở nhiều rau củ và trái cây của nông dân Tiền Giang cập bến cảng Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM). Ảnh : Chí Hùng .
Để đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa, đặc biệt nông sản trên các tuyến đường thủy, đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa. Việc này giúp tránh đứt gãy chuỗi vận tải, logistics phục vụ sản xuất và cung ứng hàng hóa cho nhân dân.
Bên cạnh đó, bộ đề nghị các doanh nghiệp, người tham gia vận tải hàng hóa thực hiện nghiêm hướng dẫn, quy định để bảo đảm công tác phòng, chống dịch. Cần có phương án tổ chức lao động, sinh hoạt phù hợp theo nguyên tắc 5K.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân kịp thời phản ánh về Bộ GTVT, các bộ ngành liên quan để được xem xét, giải quyết kịp thời.
Làm sao để đường đi của lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long bớt 'nhọc nhằn'? Mặc dù đang là thời điểm thu hoạch lúa Hè Thu tại tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long song dịch COVID-19 phức tạp khiến việc áp dụng "3 tại chỗ" kéo dài dẫn tới công suất hoạt động giảm, lượng gạo tồn kho cao do chưa xuất khẩu được vì vướng khâu lưu thông tại các cảng. Đây là những khó khăn khiến...