Khai thác cát quá nhiều: Trầm trọng hơn tình trạng của ĐBSCL
Theo chuyên gia, khai thác cát quá mức sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng nguy cấp mà ĐBSCL đang đối mặt, đặc biệt là sạt lở.
Theo số liệu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Ủy hội Sông Mekong (MRC), lòng sông của hai nhánh chính ở vùng đồng bằng sông Mekong đã sụt 1,4m trong giai đoạn 1998-2008 và mất tổng cộng 2-3m từ năm 1990. Việc khai thác cát quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trao đổi với Đất Việt, các ý kiến đều chia sẻ lo ngại việc khai thác cát quá mức gây mất cát ở hạ lưu sông Mekong, làm mất cân bằng bùn cát, hạ thấp đáy sông và thay đổi dòng chảy, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng nguy cấp mà khu vực sông Mekong nói chung và ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt, đặc biệt là tình trạng sạt lở, sụt lún.
Theo PGS.TS Đinh Công Sản, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ năm 2010 đến năm 2013, Viện đã thực hiện đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cưu anh hương hoat đông khai thac cat đên thay đôi long dân sông Cưu Long (sông Tiên, sông Hâu) va đê xuât giai phap quan ly, quy hoach khai thac hơp ly”.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã thống kê toàn bộ các giấy phép khai thác cát mà các sở KH-CN, TN-MT và sở Xây dựng của các địa phương đã cấp cho các doanh nghiệp để khai thác dọc sông Tiền và sông Hậu. Tổng cộng, khối lượng cát khai thác lên tới 28 triệu m3/năm.
“Chúng tôi đã tính toán lượng cát đổ về ĐBSCL với khối lượng cát khai thác trong một năm là bao nhiêu, từ đó cho thấy chúng ta có khai thác quá mức hay không.
28 triệu m3/năm chỉ là con số tính trên giấy phé, còn mức độ khai thác cát trong thực tế chắc chắn lớn hơn, tuy nhiên lớn hơn bao nhiêu thì chúng tôi chưa thể biết vì không có con số nào để đánh giá nạn cát tặc.
Video đang HOT
Khi đó, một số tỉnh đã nhìn nhận được tác hại của khai thác cát nên đã ngưng cấp phép khai thác cát như Cần Thơ.
Theo tính toán, lượng bùn cát thô từ thượng nguồn sông Mekong đổ về chỉ vài triệu m3/năm, thấp hơn rất nhiều lần so với lượng cát khai thác thực tế”, PGS.TS Đinh Công Sản cho biết.
Vị chuyên gia khẳng định, mỗi đoạn sông cần có chiều sâu ổn định, nếu khai thác quá chiều sâu này thì sẽ gây nên những tác động trực tiếp, uy hiếp cho chính đoạn sông đó và các khu vực khác. Trong khi nguồn bùn cát từ thượng nguồn đổ về giảm đi do các đập thủy điện, hồ chứa đã và đang xây dựng thì ở nội địa, nhu cầu phát triển hạ tầng, xây dựng quá cao nên khai thác quá mức nguồn tài nguyên ổn định hàng trăm năm nay. Nếu vẫn khai thác với tốc độ như thế này sẽ không còn cát nữa.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng cho hay, Việt Nam đã cấm xuất khẩu cát, còn việc xuất khẩu cát trái phép là có, mức độ bao nhiêu chưa có con số cụ thể, nhưng theo ông, không phải là nhiều. Cái chính là việc cho phép khai thác cát trong lòng dẫn sông Mekong.
Vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) nhấn chìm 16 căn nhà hồi tháng 4/2017
“Cách đây vài năm, nhiều đánh giá khoa học đã xác định được lượng bùn cát đổ về hạ lưu chỉ còn lại khoảng 40-50% so với trước đây. Nếu trong tương lai các đập thủy điện, hồ chứa xây dựng nhiều hơn nữa thì có thể giảm tới 80-90%. Khi đó, những tác động đến ĐBSCL sẽ rất mãnh liệt, đặc biệt là tình trạng sạt lở và nó sẽ lan sang các vùng lân cận”, PGS.TS Đinh Công Sản chỉ rõ và giải thích thêm: Khi trầm tích (đất) lắng đọng dần dần về phía hạ lưu thì theo thời gian, đất sẽ bị nén xuống, gây ra lún.
Trong điều kiện bình thường thì lượng bùn cát cấp về đồng bằng lớn hơn lượng nén lún đó, nên đồng bằng mỗi năm bồi đắp cao hơn.
Tuy nhiên, khi các công trình xây dựng ở trên đầu nguồn ngăn dòng bùn cát bồi đắp đồng bằng dẫn đến không đủ khối lượng bù vào lượng nén lún, tất nhiên đất ở đồng bằng sẽ ngày càng bị hạ thấp xuống.
Để giảm thiểu tác động này, thay vì chỉ trông đợi vào các hợp tác Mekong, theo ông Sản, cần xem xét lại toàn bộ vấn đề khai thác cát ĐBSCL.
“Phải rà soát lại việc cấp phép khai thác cát có quá lớn hay không, để từ đó có quyết định ngưng, hạn chế, thậm chí không cho khai thác cát nữa”, ông nói.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Trọng, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Tiền Giang cho biết, sở không quan trắc nên không đánh giá được độ sụt lún do khai thác cát gây ra là bao nhiêu. Tuy nhiên, từ năm 2013, tỉnh Tiền Giang đã cấm khai thác cát nên ông tin rằng nếu có xảy ra sụt lún cũng không nhiều.
Thành Luân
Theo Datviet
ĐBSCL bắt đầu đối diện với tình trạng xâm nhập mặn
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa tháng 12/2019, một số nơi vùng ĐBSCL mặn xâm nhập sâu vào nội đồng khoảng 45 km tính từ cửa sông.
Tại khu vực Nam bộ, mực nước thượng lưu sông Mekong xuống dần và ở mức thấp, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về đầu nguồn sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-45%.
Sản xuất lúa đang đối diện với những khó khăn.
Hiện dòng chảy sông Mê Kông về ĐBSCL từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 rất hạn chế, dự báo có khả năng thiếu hụt khoảng 30-45%. Chính vì vậy, vùng ĐBSCL sẽ đối diện với tình trạng xâm nhập mặn gay gắt, diễn ra sớm và sâu hơn. Đặc biệt là ở các địa phương ven biển của vùng như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa tháng 12/2019, ở một số nơi vùng ĐBSCL mặn xâm nhập sâu vào nội đồng khoảng 35 - 45 km tính từ cửa sông, cao hơn năm 2016 từ 3 - 5 km; tháng 1 và 2/2020 ranh mặn 4 gam/lít xâm nhập sâu vào nội đồng lên đến 55 - 110 km, cao hơn năm 2016 từ 3-7 km.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái cho biết dự báo mặn sẽ gay gắt ngay từ đầu năm: "Ngay từ tháng 7 nước đã thấp kỷ lục. Thấp kỷ lục trong gần nửa thế kỷ. Vì vậy không có nước vào 3 túi tạm trữ là Đồng Tháp Mười, Tức giác Long Xuyên và vùng Biển Hồ. Vì vậy qua mùa khô này là không có nước. Vì vậy mùa khô năm nay sẽ hạn mặn gay gắt hơn 2016. Bây giờ chỉ mới đầu mùa khô mà mưa thì còn tới 6 tháng nữa. Trong khi đó không có nguồn nước nào ở trên chảy về đủ mạnh để có thể làm giảm xâm nhập mặn. Ranh giới mặn ngọt ở ĐBSCL là sự đấu tranh liên tục ngày đêm của 2 lực là lực sông và lực biển. Bất cứ khi nào sông yếu thì biển lấn vào".
Được biết, trong chiều 2/1, Bộ Nông nghiệp đi kiểm tra công trình và tình hình hạn mặn tại tỉnh Trà Vinh. Ngày mai 3/1, tại Bến Tre, Bộ sẽ tổ chức Hội nghị Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 khu vực ĐBSCL./.
Theo Thanh Tùng/VOV- ĐBSCL
Hạn mặn hoành hành ĐBSCL Mới đầu mùa khô, nhưng nước mặn đã bủa vây tứ phía vùng ĐBSCL. Nguồn nước tích ở biển Hồ đang thấp kỷ lục dẫn đến dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mê Công về ĐBSCL có khả năng cũng sẽ ở mức thấp kỷ lục. Dự báo xâm nhập mặn vào mùa khô ĐBSCL sẽ rất nghiêm trọng,...