Khai quật lăng mộ nữ tướng đầu tiên của Trung Quốc, thứ tìm thấy bên trong khiến ai nấy đều sửng sốt
Được biết, nàng là nữ nhân được sủng ái bậc nhất, tuy nhiên lại ra đi sớm khiến Thương Vương Vũ Đinh vô cùng xót thương.
Khi nhắc đến những nữ nhân cải trang thành nam ra trận trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người sẽ nhắc đến Hoa Mộc Lan và Mộc Quế Anh. Tuy nhiên hai nhân vật này đều là hư cấu.
Tuy nhiên, trong lịch sử Trung Quốc đã từng có một nữ tướng như vậy, nàng tên là Phụ Hảo, vợ của Thương Vương phủ. Ngôi mộ của nữ tướng này đã được tìm thấy, nhưng khi vào thăm lăng mộ những thứ được chôn dưới lăng đều khiến người ta sửng sốt.
Hãy bắt đầu câu chuyện về nữ tướng Phụ Hảo này.
Phụ Hảo là một trong những người vợ của Thương Vương Vũ Đinh ở triều đại nhà Thương, nhưng nàng là người được sủng ái hơn cả, bởi nàng không chỉ có khuôn mặt xinh đẹp mà còn là một vị quan quân hiếm có.
Vì vậy Vũ Đinh vừa yêu vừa kính trọng bà. Ban đầu, chồng của nàng không biết vợ mình có tài quân sự cực cao, cưới về chỉ vì ngoại hình đẹp, nhưng khi hai người kết hôn thì đất nước bị đe doạ bởi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Từ đó đã diễn ra rất nhiều trận chiến lớn nhỏ, Phụ Hảo cũng đã nhiều lần dẫn binh đánh dẹp, lần nào cũng trở về từ thắng lợi.
Trong một lần người Khương xâm lược, Phụ Hảo đã dẫn đầu trận chiến. Để thể hiện sự tin tưởng của mình đối với nàng, Vũ Đinh đã giao toàn bộ quân đội trong nước cho nàng quản lý, ông cũng giao quyền thống trị tối cao cho Phụ Hảo.
Có thông tin đưa ra rằng do bị các người vợ khác ghen ghét hãm hại, Phụ Hảo đã qua đời trước sinh nhật lần thứ 30. Điều này khiến Vũ Đinh khó chấp nhận trong một thời gian.
Để khen ngợi công lao của nàng, Vũ Đinh đã cất công cho xây dựng một khu lăng mộ kiên cố, và một đám tang đặc biệt lớn.
Hàng nghìn năm sau, người ta mới phát hiện ra ngôi mộ của Phụ Hảo.
Video đang HOT
Khi mở ngôi mộ ra, mọi người vô cùng sửng sốt bởi những đồ tùy táng bên trong. Trong lăng mộ có vô số bảo vật, nhưng điều gây sốc nhất là phát hiện trong mộ có xác của 10 người.
Những cái xác này được các chuyên gia xác định là “mộ sống”, trong đó có 4 trẻ nhỏ. Sau đó, các chuyên gia đã phát hiện ra thông qua việc giải thích các bia ký đã khai quật và tìm hiểu được lý do Phụ Hảo chết vì loạn thần vào thời điểm đó.
Còn lý do tại sao chôn sống 10 người cùng với nàng thì vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.
Ngoài chiến binh đất nung, có tới 180 hố chôn từng được khai quật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Chúng chôn vùi những kho báu nào?
Các chiến binh đất nung không phải vật tùy táng duy nhất được khai quật từ lăng mộ hàng triệu mét vuông của Tần Thủy Hoàng, còn rất nhiều bảo vật khác được phát hiện nhưng chưa từng trưng bày trước công chúng.
Chiến binh đất nung và ngựa đất nung là kho báu nổi tiếng nhất được khai quật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hố chôn binh mã không phải hố chôn kho báu duy nhất mà có tới 180 hố chôn từng được phát hiện trong khu vực quần thể lăng mộ vua Tần.
Đáng tiếc rằng ngoài tượng chiến binh đất nung từng xuất hiện tại một vài buổi triển lãm ngắn, những cổ vật khác trong lăng đều nằm im trong phòng thí nghiệm hoặc nhà kho chứ không được trưng bày. Hầu hết các hố chôn kho báu cũng không mở cửa cho khách du lịch tham quan nên ít ai được tận mắt chứng kiến những di tích văn hóa này.
Vậy còn những vật tùy táng nào bên trong 180 hố chôn mà chúng ta chưa từng biết tới?
Hố mũ giáp
Hố mũ giáp là kho vũ khí, mũ giáp được Tần Thủy Hoàng chôn theo lăng mộ. Áo giáp được khai quật từ đây có kích thước tương đương đồ thật, làm từ những miếng đá xanh ráp nối lại bằng dây đồng dẹt.
Mũ và giáp đá bên trong hố mũ giáp của vua Tần. Ảnh: Sohu.
Đi kèm với đó là những chiếc mũ đá, với hình dáng tương đương mũ sắt, giúp bảo vệ từ phần đỉnh đầu đến cổ của binh lính, chỉ để lộ hai mắt. Những chiếc mũ đá này đều được chế tác vô cùng tinh xảo, ôm sát đầu người.
Từ năm 1998 đến năm 1999, các nhà khảo cổ đã khai quật được 87 bộ giáp đá, 43 chiếc mũ đá trong một khu vực có diện tích 145 m2 (tương đương chỉ 1% diện tích toàn bộ hố mũ giáp). Theo Sohu, ước tính toàn bộ hố chôn này phải chứa tới 5 triệu mảnh giáp. Các chuyên gia suy đoán, thợ thủ công thời Tần đã phải mất ít nhất một năm để hoàn thành số lượng sản phẩm này.
Sau 2.000 năm bị chôn vùi, những món đồ tùy táng cũng không còn nguyên vẹn, tất cả dây đồng nối mũ giáp đều bị đứt rời. Hiện tại, các chuyên gia khảo cổ đang phải gánh vác khối lượng công việc khổng lồ để phục dựng các bộ giáp.
Có tới 5 triệu mảnh giáp bên trong hố chôn mũ giáp của lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sohu.
Các chuyên gia cho rằng mũ giáp đá thực chất chỉ là vật tượng trưng để chôn theo người chết bởi món đồ này có trọng lượng quá nặng, không thể sử dụng trong chiến tranh thật.
Trong thực tế lịch sử, áo giáp thời nhà Tần thường được làm bằng đồng, sắt hoặc da.
Hố chôn thủy cầm
Hố chôn thủy cầm có diện tích không quá lớn, chưa đến 1.000 m2, nhưng lại chôn vùi những di vật văn hóa vô cùng đặc biệt: 46 con thủy cầm (những loài chim sống trên bề mặt hoặc xung quanh nước) bằng đồng, to như sinh vật sống. Bao gồm thiên nga, vịt trời, ngỗng...
Tinh xảo nhất trong số này phải kể đến chim sếu đồng với đường kính phần cổ chỉ vỏn vẹn 2 cm, đòi hỏi sự khéo léo tột đỉnh của người thợ thủ công. Trên mỏ chim sếu còn có một con sâu đang vùng vẫy rất sống động. Thật khó để tưởng tượng làm cách nào mà các nghệ nhân thời Tần có thể cho ra đời những tác phẩm tinh xảo đến vậy!
Chim sếu đồng bên trong hố thủy cầm của lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sohu.
Bên cạnh những bức tượng động vật, các chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy nhiều tượng hình người. Tượng diễn tả các tư thế đứng ngồi khá đặc biệt, như bức tượng bên dưới đây khắc họa một người ngồi duỗi chân, tiếp đất bằng thân dưới. Tư thế này có thể phổ biến ngày nay nhưng vào thời nhà Tần sẽ bị đánh giá là rất khó coi.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng đây có thể là tư thế một người đang chèo thuyền khi trông coi đàn thủy cầm của Tần Thủy Hoàng.
Bức tượng được cho là người trông coi sở thú của vua Tần. Ảnh: Sohu.
Hố chôn tạp kỹ
Hố chôn này có diện tích chưa tới 1.000 m2, chủ yếu chôn các tượng đất nung hình người. Tuy nhiên, khác với tượng chiến binh trong hố binh mã dũng, tượng người ở đây hầu như không mặc áo mà chỉ mặc váy ngắn, tạo dáng kỳ dị. Họ rõ ràng không phải binh lính mà là các nghệ sĩ biểu diễn tạp kỹ, mua vui cho Tần Thủy Hoàng.
Trái: Bức tượng nghệ sĩ biểu diễn có lỗ nhỏ trên đầu ngón tay để cầm các dụng cụ biểu diễn xiếc. Phải: Tượng nghệ sĩ có thân hình to béo biểu diễn tiết mục khiêng đỉnh đồng. Ảnh: Sohu.
Tổng cộng có 11 bức tượng nghệ sĩ cùng nhiều đạo cụ biểu diễn. Trong hố chôn còn có một chiếc đỉnh (vạc) đồng nặng khoảng 200 kg, là chiếc đỉnh lớn nhất được phát hiện dưới thời nhà Tần. Món đồ này được sử dụng trong màn biểu diễn người dùng tay khiêng đỉnh nhằm thể hiện sức mạnh - một dạng biểu diễn võ thuật.
Tạm kết
Những cổ vật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng kể trên tuy vô cùng ấn tượng và tinh xảo nhưng lại chưa từng được trưng bày tại bảo tàng và có rất ít người biết tới.
Trên thực tế, ngoài các tác phẩm bên trong hố chôn binh mã, mũ giáp, thủy cầm và hố chôn tạp kỹ, hiện còn rất nhiều đồ tùy táng bí ẩn từng được khai quật từ lăng nhưng vẫn đang được trùng tu và bảo quản trong các phòng nghiên cứu.
Với quy mô tráng lệ cùng hàng trăm nghìn món đồ tạo tác tinh xảo từ 2.000 năm về trước, lăng mộ Tần Thủy Hoàng thật sự xứng đáng là một trong những bí ẩn vĩ đại nhất trong của lịch sử nhân loại.
Thực hư 4 bí ẩn lớn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Bằng chứng khoa học mới gây ngỡ ngàng! Những ghi chép về lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong "Sử ký" nay đã được kiểm chứng bằng nhiều công trình khoa học. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tọa lạc tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Lăng được xây dựng từ năm 247 TCN, khi Thủy Hoàng đế chỉ mới 12 tuổi, và mất tới 39 năm để hoàn...