Khai mạc hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh
Sáng 23-3, Sở GD-ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức Khai mạc hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh năm học 2021-2022.
Tham dự hội thi có 85 giáo viên Tổng phụ trách Đội tiêu biểu đại diện cho trên 500 Tổng phụ trách Đội trong toàn tỉnh.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đỗ Huy Khánh tặng hoa cho Ban giám khảo hội thi
Trong 3 ngày diễn ra hội thi (từ 23 đến 25-3), các thí sinh tham dự hội thi sẽ lần lượt trải qua 4 phần thi, gồm: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, kiến thức; kỹ năng nghiệp vụ và năng khiếu giáo viên làm tổng phụ trách Đội.
Phát biểu khai mạc hội thi, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đỗ Huy Khánh cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện Thông tư 52/2012 ban hành kèm theo Điều lệ hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi, đây là hội thi cấp tỉnh lần thứ 3 được Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp tổ chức. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh trong trường học. Hội thi cũng khẳng định vai trò của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội cũng như sự quan tâm của lãnh đạo ngành trong việc tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội trau đồi chuyên môn, nghiệp vụ.
Các thí sinh tham dự phần thi kỹ năng nghiệp vụ
Trước khi tổ chức hội thi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh, 11/11 Phòng GD-ĐT đã tổ chức thành công hội thi cấp huyện và chọn tuyển chọn giáo viên tham dự hội thi cấp tỉnh.
Nữ hiệu trưởng tự đổi mới để truyền cảm hứng cho giáo viên
Là cán bộ quản lý của trường vùng nông thôn, cô Trần Thị Đa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An đã có nhiều giải pháp để bổ sung, sắp xếp, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên.
Video đang HOT
Cô Trần Thị Đa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Linh hoạt tìm đủ giáo viên dạy học
Năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Nhân Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An có gần 800 học sinh với 22 lớp. Tuy nhiên, số giáo viên biên chế hiện có bao gồm cả Tổng phụ trách Đội chỉ có 23 thầy cô. Để đáp ứng chương trình dạy học, nhà trường đã linh hoạt bằng nhiều cách đưa thêm giáo viên về đứng lớp đảm bảo tỷ lệ tối thiểu.
Với vai trò là cán bộ quản lý, cô Trần Thị Đa đã tham mưu và xin phép chính quyền địa phương, lãnh đạo ngành Giáo dục để được tuyển thêm giáo viên hợp đồng.
Trường Tiểu học Nhân Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) có gần 800 học sinh.
Kết quả, trường đã tuyển thêm được 1 cô dạy văn hóa, với hình thức hợp đồng lao động do huyện hỗ trợ ngân sách trả lương 45 nghìn đồng/tiết.
Đồng thời, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, học sinh về dạy học Tiếng Anh, Tin học, nhà trường cũng hợp đồng thỉnh giảng 2 giáo viên môn tự chọn này. Với giáo viên hợp đồng thỉnh giảng, nhà trường vận động xã hội hóa, thỏa thuận với phụ huynh tự nguyện hỗ trợ để có kinh phí chi trả thù lao.
Chính vì vậy, ngoài môn văn hóa, năng khiếu, Trường Tiểu học Nhân Thành đã có giáo viên đáp ứng dạy Tin học cho học sinh lớp 3, 4, 5 và giáo viên Tiếng Anh từ lớp 1 - 5. Riêng môn Tiếng Anh từ khối 3 - 5 được học 4 tiết/tuần. Còn các em khối 1-2 cũng đã được làm quen ban đầu với số lượng 2 tiết/tuần.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành cho hay: "Trên cơ sở thực tế quy mô trường lớp, học sinh, nhà trường xây dựng đề án vị trí việc làm. Hiệu trưởng tham mưu với phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ bố trí giáo viên đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn theo quy định để tổ chức dạy đầy đủ, dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định. Tính toán và đề xuất tuyển dụng và thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của đơn vị để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình.
Việc tham mưu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đủ giáo viên về số lượng chất lượng, cơ cấu môn học giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Cô Trần Thị Đa chia sẻ thêm: Bên cạnh việc rà soát đội ngũ, bố trí đủ chất lượng, số lượng, cân đối cơ cấu giáo viên dạy học, lãnh đạo nhà trường còn quan tâm đến sắp xếp, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có. "Hiệu trưởng tổ chức phân công lao động, bố trí nhiệm vụ tùy vào năng lực chuyên môn, sở trường và cả hoàn cảnh của từng giáo viên. Qua đó giúp thầy cô cảm thấy được giao đúng người, đúng việc, phát huy thế mạnh bản thân, thi đua dạy tốt - học tốt cũng như tự bồi dưỡng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đây cũng là một khía cạnh trong thay đổi quản trị nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục", cô Đa nhấn mạnh.
Đáp ứng Chương trình GDPT mới
Theo cô Trần Thị Đa, để thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu.
Cụ thể, rà soát đội ngũ về số lượng, chất lượng, cân đối cơ cấu tham dự các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên gồm: Lớp bồi dưỡng hướng dẫn dạy học các môn học (theo tài liệu hướng dẫn dạy học Chương trình Giáo dục phổ thông); Lớp bồi dưỡng bổ sung kiến thức và nghiệp vụ sư phạm cho GV thực hiện các môn tích hợp như: Tin học và Công nghệ.
Cô Trần Thị Đa (thứ 3 từ trái sang) cùng cán bộ nữ giáo viên Trường Tiểu học Nhân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
Cụ thể, những năm qua, Trường Tiểu học Nhân Thành đã lựa chọn, cử giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chương trình, sách giáo khoa do Bộ, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức để dạy học lớp 1, lớp 2 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Đồng thời tổ chức hội thảo, thành lập tổ cốt cán chuyên môn, tăng cường dự giờ thăm lớp để hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho GV trong quá trình thực hiện Chương trình, SGK đối với các lớp 1, lớp 2.
Những giáo viên này tiếp tục được giao nhiệm vụ tham gia tập huấn lại cho đội ngũ kế tục dạy học lớp 1, 2 của năm sau trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường.
Nhờ đó, viêc triển khai Chương trình, SGK mới tại trường được thực hiện theo đúng kế hoạch. Trong 2 năm áp dụng cho lớp 1 và 2, ảnh hưởng của dịch covid-19 khiến lịch đến trường học sinh gián đoạn một số thời gian nhất định, gây khó khăn cho dạy và học. Nhưng khi đi học trực tiếp trở lại, ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên tận dung thời gian vàng, đẩy nhanh chương trình nhưng không vội, tổ chức dạy 2 buổi/ngày để đảm bảo kiến thức cho học sinh.
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình GDPT 2018 của Trường Tiểu học Nhân Thành.
Hiện nhà trường đang triển khai chương trình đảm bảo kế hoạch cho cả 5 khối, trong đó khối 1 và 2 đạt kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu.
Thời gian này, nhà trường tiếp tục lựa chọn đội ngũ, tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng Chương trình GDPT 2018, ưu tiên cho giáo viên khối lớp 3, bắt đầu từ năm học 2022-2023.
Trong quá trình dạy học, hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ quản lý giáo viên thường xuyên đổi mới tổ chức sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn trường, cụm trường, nhất là đối với khối lớp 1, lớp 2 nhằm hỗ trợ giáo viên tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ qua "Trường học kết nối"...
"Nhà trường đề cao việc xây dựng đội ngũ giáo viên định hướng theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia với các tiêu chí định lượng cụ thể. Khuyến khích, đãi ngộ, tôn vinh những giáo viên tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn tốt.
Trên cơ sở nỗ lực phấn đấu của mỗi giáo viên và bồi dưỡng của tổ, nhóm chuyên môn, nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp đáp ứng yêu cầu của thông tư 17 để giữ vừng trường chuẩn quốc gia mức độ 2", cô Trần Thị Đa cho biết.
Không đăng ký thi đua sẽ không phải viết sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến đạt giải sẽ liên quan đến việc đánh giá năng lực, tiền thưởng, danh hiệu. Vì thế, ai sao chép, mua bán sáng kiến cần lên án thói giả dối, hư danh. Đã qua cái thời năm nào mỗi giáo viên cũng phải viết một cái sáng kiến kinh nghiệm. Viết đến nỗi nhiều thầy cô giáo chỉ nghe từ "sáng...