Khai mạc Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ
Chiều 16/9, Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 18 đã khai mạc với sự chủ trì của Hội Chữ thập đỏ Thái Lan trong vai trò Chủ tịch cơ chế các nhà lãnh đạo các Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á.
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng trao suất ăn cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tham dự Hội nghị.
Diễn ra trong hai ngày 16-17/9, Hội nghị là dịp để các Hội quốc gia chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, trao đổi, thảo luận đẩy mạnh hơn nữa hợp tác khu vực trong lĩnh vực nhân đạo và phong trào Chữ thập đỏ. Đây cũng là sự kiện quan trọng của phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khu vực Đông Nam Á và được luân phiên tổ chức thường niên tại các quốc gia.
Video đang HOT
Do tác động của dịch COVID-19, Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo 11 Hội quốc gia (Brunei Darussalam, Campuchia, Timor-Leste, Indonesia, Lào, Malaysia, Mianma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam); lãnh đạo Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các Hội quốc gia cập nhật về tiến độ thực hiện Tuyên bố Hà Nội của Hội nghị các nhà lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 17 (năm 2020) về hợp tác và ứng phó với dịch COVID-19; hoạt động ứng phó dịch COVID-19 và tiêm vaccine của các Hội quốc gia và các nước; thảo luận phát triển tài chính bền vững, cơ chế hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, huy động nguồn lực chung trong khu vực, đề xuất các sáng kiến ứng phó với các tình huống dịch bệnh trong tương lai và những định hướng, giải pháp phát triển Hội quốc gia thời kỳ hậu COVID-19.
Lãnh đạo các Hội quốc gia sẽ trao đổi về vận động sự tham gia của thanh niên và tình nguyện viên trong các hoạt động của phong trào; cập nhật hoạt động của Mạng lưới thanh niên khu vực Đông Nam Á, Mạng lưới về cộng đồng an toàn, Mạng lưới di dân và di cư, Mạng lưới giới và đa dạng cùng kế hoạch thực hiện trong thời gian tới; thông qua Tuyên bố BangKok.
Phát biểu từ đầu cầu Hà Nội, ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhấn mạnh: “COVID-19 đã tạo ra thách thức lớn đối với phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khu vực Đông Nam Á và các Hội quốc gia trong khu vực. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy các hoạt động gây quỹ, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm, tiếp thêm động lực để các Hội quốc gia thực hiện tốt hơn sứ mệnh nhân đạo trong tương lai”.
Tham dự Hội nghị lần này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với sự bền vững tài chính và huy động nguồn lực; phát triển mạng lưới và hoạt động của thanh niên, tình nguyện viên; chăm sóc sức khoẻ trong tình huống khẩn cấp, ứng phó khẩn cấp, cộng đồng an toàn là lĩnh vực ưu tiên của Hội trong Chiến lược phát triển đến năm 2030. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cam kết đầu tư nhiều hơn vào đội ngũ những người làm công tác nhân đạo, ông Nguyễn Hải Anh chia sẻ.
Tại Hội nghị, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động gây quỹ hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch COVID-19 thông qua nền tảng truyền thông xã hội Facebook và TikTok; đưa ra đề xuất về nguồn lực, con người, cơ hội, tăng cường ứng dụng trên nền tảng kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội để huy động nguồn lực, tạo sự bền vững về tài chính.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo các Hội quốc gia sẽ thông qua bản Kết luận hội nghị và chuyển giao vai trò Chủ tịch cơ chế các nhà lãnh đạo các Hội quốc gia khu vực Đông Nam Á cho Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Brunei Darussalam.
Trong một năm qua, 11 Hội quốc gia trong khu vực đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến cấp khu vực nhằm chia sẻ kinh nghiệm và các bài học thành công trong công tác ứng phó và phòng, chống dịch COVID-19; phát triển mạng lưới hoạt động nhân đạo trong khu vực; đồng thời có những đóng góp trực tiếp vào chuẩn bị các nội dung cho Đại hội đồng Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hội đồng các đại diện.
Trước những thách thức và diễn biến khó lường của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là đại dịch COVID-19; tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… với vai trò bổ trợ, tham vấn cho Chính phủ về các hoạt động nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã và đang ngày càng có những hoạt động đổi mới, sáng tạo, thiết thực và đạt kết quả to lớn trong việc giúp đỡ những đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng.
Hội nghị Bộ trưởng G7 khẳng định cam kết thực hiện mục tiêu trung hòa khí thải
Ngày 20/5, các bộ trưởng môi trường Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã bắt đầu hội nghị trực tuyến 2 ngày, với trọng tâm khẳng định cam kết thực hiện mục tiêu đến năm 2050 trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Khói bốc lên tại nhà máy hóa dầu ở Etang de Berre, Pháp. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Hội nghị trực tuyến do Anh chủ trì và diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra vào tháng tới. Hội nghị này cũng để chuẩn bị cho Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) diễn ra vào tháng 11 tới tại Anh - sự kiện được kỳ vọng tạo thêm động lực để đạt các mục tiêu đã đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Tại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ hội nghị bộ trưởng G7, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi đã trình bày tóm tắt mục tiêu mới của Tokyo, theo đó đến tài khóa 2030 cắt giảm 46% khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức ghi nhận trong tài khóa 2013. Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Koizumi khẳng định cùng với các quốc gia thành viên G7, Nhật Bản đưa ra những mục tiêu tham vọng để tạo động lực quan trọng cho cộng đồng quốc tế, trong đó có cả các quốc gia phát thải hàng đầu thế giới nhưng không thuộc nhóm G7, hoàn thành mục tiêu trung hòa khí thải carbon.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng thảo luận về nhiều chủ để như tình trạng suy thoái môi trường tự nhiên và môi trường biển cũng như suy giảm đa dạng sinh học. Tại hội nghị, Anh đề xuất các nước G7 loại bỏ các dự án sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đá.
G7 gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật bản và Mỹ.
Di huấn của Người có ý nghĩa đặc biệt với thanh niên Nga Những Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với thanh niên Việt Nam, mà còn với cả thế hệ công dân trẻ của Liên bang Nga hiện nay. Viện trưởng Viện Phương Đông học thuộc trường Đại học tổng hợp Saint Petersburg, Giáo sư Vassoevich Andrei Leonidovich đã nhận định như vậy khi phát...