Khai giảng trực tuyến Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên kiều bào
Ngày 9/10, Lễ khai mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài đã được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Tham dự Lễ khai mạc có ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN; ông Đinh Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thông tin-Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về NVNOON; ông Hoàng Đức Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT; PGS.TS. Dương Tuấn Anh, Phó Trưởng Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội; TS. Lê Thị Thanh Tâm, Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, Lễ khai mạc còn có sự tham dự của đại diện Ban Đối ngoại và Kiều bào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng các học viên và giảng viên của khóa tập huấn.
Đại biểu tham dự khai mạc Khóa tập huấn tại đầu cầu trụ sở Ủy ban Nhà nước về NVNONN. (Nguồn: BTC)
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lương Thanh Nghị cho biết, năm 2020 và 2021, do đại dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, Ủy ban không tổ chức được các khóa tập huấn tại Việt Nam với sự tham dự trực tiếp của các giáo viên kiều bào như thường lệ.
Tuy nhiên, với sự quyết tâm nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng NVNONN, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN năm 2021 theo hình thức trực tuyến.
Theo ông Lương Thanh Nghị, khóa tập huấn lần này có sự tham gia đông nhất từ trước đến nay của các giáo viên NVNONN, cho thấy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng ngày càng phát triển và ngày càng nhiều giáo viên có nhu cầu được đào tạo, nâng cao phương pháp giảng dạy.
Đặc biệt, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
Mới đây, tại Kết luận số 12/KL-TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới và Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đã một lần nữa nhấn mạnh việc phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lương Thanh Nghị và Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên Hoàng Đức Minh phát biểu tại Lễ khai mạc. (Nguồn: BTC)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN khẳng định: “Thời gian qua, dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng vẫn ngày càng lan tỏa và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Các thầy cô, những giáo viên kiều bào vẫn luôn tận tình, sáng tạo trong việc giảng dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ tại nhiều địa bàn. Ủy ban Nhà nước về NVNONN luôn ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và cống hiến không mệt mỏi của các thầy cô trong sự nghiệp ‘gieo chữ, trồng người’ rất cao cả này”.
Về phía Bộ GD&ĐT, ông Hoàng Đức Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, nhấn mạnh, đến nay, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho NVNONN và Đề án Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho NVNONN nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho NVNONN.
Video đang HOT
Thực hiện Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 6/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho Người Việt Nam ở nước ngoài , Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Ủy ban nhà nước về NVNONN tổ chức bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài vào tháng 8 hằng năm tại Việt Nam hoặc tại nước sở tại nếu có nhu cầu.
Từ năm 2013 đến năm 2019, mỗi năm có khoảng 65-70 giáo viên từ nhiều quốc gia về tham dự và được cấp chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng, trở thành nòng cốt trong phong trào dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Việt Nam ở các nước sở tại.
Ông Hoàng Đức Minh cũng cho biết, tổ chức khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN là hoạt động thường niên được tiến hành từ năm 2013, với mục đích nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm, cập nhật kiến thức cho các giáo viên chuyên và không chuyên đang giảng dạy tiếng Việt tại các cơ sở tiếng Việt của cộng đồng.
Cho đến nay, hơn 200 lượt giáo viên kiều bào đã về nước tham gia các khóa tập huấn với sự hỗ trợ của các giảng viên là những chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp lên lớp, giảng dạy.
Tọa đàm trực tuyến về thực trạng dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVONN được tổ chức ngay sau Lễ khai mạc khóa tập huấn. (Nguồn: BTC)
Theo Ban tổ chức, khóa tập huấn lần này được tổ chức theo hình thức trực tuyến với gần 400 học viên, được tổ chức theo hai lớp: Lớp học thứ nhất dành cho địa bàn châu Á – Australia; Lớp học thứ hai dành cho địa bàn châu Âu – Bắc Mỹ.
Tại Lễ khai mạc ,TS. Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ cảm ơn Ban tổ chức tạo điều kiện gặp gỡ các giáo viên kiều bào và hỗ trợ tích cực cho việc tham gia khóa tập huấn của các giảng viên.
Các giáo viên kiều bào như cô Nguyễn Hà Chung ở Nhật Bản, thầy Nguyễn Trường Thi ở Thái Lan… cũng bày tỏ xúc động vì giữa hoàn cảnh khó khăn vì đại dịch, Ban tổ chức vẫn quyết tâm tổ chức lớp học trực tuyến nhằm trau dồi, nâng cao kiến thức cho các giáo viên dạy tiếng Việt ở nước ngoài.
Khóa tập huấn được kỳ vọng sẽ mang lại những kiến thức chuyên môn bổ ích, là dịp để các giáo viên VNONN cùng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về giảng dạy tiếng Việt, từ đó tiếp tục đóng góp cho phong trào dạy và học tiếng Việt ở nước sở tại.
Các giáo viên tham dự khóa học tại các các nước. (Ảnh: Lê An)
Ngay sau Lễ khai mạc khóa tập huấn, các đại biểu đã tham gia Tọa đàm Thực trạng dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng NVNONN và biện pháp thúc đẩy .
Tại đây, các đại biểu khẳng định nhu cầu học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN luôn rất lớn, tuy nhiên, các giáo viên kiều bào đang còn gặp nhiều khó khăn như thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo phù hợp với địa bàn; đa dạng về cấp học và kỹ năng sư phạm của các giáo viên kiều bào còn hạn chế…
Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về NVNONN và Bộ GD&ĐT ghi nhận những ý kiến xác đáng của các giáo viên kiều bào, trao đổi các biện pháp, phương hướng tháo gỡ khó khăn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.
Công nghệ thông tin - "kiến trúc sư" mở rộng không gian lớp học
Khi 100% giáo viên và học sinh ứng dụng công nghệ thông tin thì môi trường được mở rộng, vượt khỏi công thức 2-4-8: 2 bìa quyển sách, 4 bức tường và 8 giờ học.
TS. Trần Bá Trình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Giảng viên Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các vị Giám khảo cuộc thi.
Học sinh là trung tâm, giáo viên là người dẫn dắt
"Làm chủ công nghệ" và "tạo ra sự thay đổi" là hai tiêu chí của cuộc thi Giáo viên sáng tạo 2020-2021 ((WiTeach) với chủ đề "Master the change in Education".
Là người "cầm cân nảy mực" trong các cuộc thi "Giáo viên sáng tạo" từ năm 2012 đến nay, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng - nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng BTC Cuộc thi Giáo viên Sáng tạo trên Nền tảng CNTT của Bộ GD&ĐT cho rằng:
"Cụm từ "giáo viên truyền thụ kiến thức" không còn hợp thời. Bởi trong thế kỷ 21, nếu chỉ quan tâm đến kiến thức thôi thì không đủ. Kiến thức, kỹ năng, thái độ... chỉ là một trong những thành tố tạo nên năng lực của học sinh".
Cô Thúy Hồng lấy ví dụ về dự án "N điều kỳ diệu" do các thầy cô Tổ Ngữ văn Trường THPT Wellspring và các học sinh sáng tạo.
Sản phẩm của dự án là những vở kịch, bài hát chuyển thể, các tác phẩm thơ, truyện... do học sinh sáng tác được lấy cảm hứng từ các văn bản đã được học, ngay trong mỗi bài giảng của thầy cô trên lớp hoặc từ thực tế cuộc sống.
Theo cô Thúy Hồng: "Mỗi môn học lại có một năng lực đặc thù, trong dự án Ngữ Văn "N điều kỳ diệu", học sinh đã rèn luyện được năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ".
Có thể thấy được rằng, một nền giáo dục hướng đến sự thực chất, lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi và phát triển vì sự tiến bộ của học sinh thì cần giúp học sinh nâng cao năng lực. Đó là khi các học sinh có thể vận dụng được tất cả kiến thức, kỹ năng, thái độ, sự nhạy cảm, kinh nghiệm, trải nghiệm... để giải quyết các tình huống học tập trong nhà trường và tình huống cuộc sống.
Cô Lê Tuệ Minh cùng Ban Giám khảo cuộc thi WiTeach 2020-2021 tham quan triển lãm 63 dự án sáng tạo lọt vào Vòng Chung kết.
Công nghệ thông tin "chắp cánh" cho thế hệ công dân toàn cầu
Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, môi trường học tập của thầy cô và học sinh Trường PTSNLC Wellspring và PTLC Edison không còn gói gọn trong không gian lớp học mà còn được mở rộng đến bất ngờ. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng "cái khó ló cái khôn", thầy cô và học sinh đã làm chủ tình huống, đưa ra các sáng kiến học tập mới.
Dự án "WISHers tự lập" được khởi xướng bởi các thầy cô Tổ Kỹ năng sống trường Trung học Wellspring với mong muốn học sinh khối 8 nói riêng và các bạn học sinh nói chung có cơ hội áp dụng các kiến thức được học trong bộ môn Kỹ năng sống để phát huy khả năng tự lập của bản thân.
Ngoài trải nghiệm ngoại khóa tại siêu thị AEON-MALL để thực hành lên kế hoạch bữa ăn, lựa chọn thực phẩm và quản lý tài chính, việc các thầy cô ứng dụng phương pháp Blended learning còn giúp học sinh được chia sẻ, kết nối với học sinh ở các trường Trung học trên Thế giới để nói về văn hóa ẩm thực của Việt Nam, chế độ dinh dưỡng, kỹ năng giao tiếp bên bàn ăn.
Cũng là một giám khảo của cuộc thi, Tiến sĩ Trần Bá Trình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Giảng viên Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bị thu hút bởi dự án "Màu xanh thực vật" do cô Hoàng Quỳnh Lan, Phạm Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Huyền (Tổ bộ môn Hóa Sinh - Trường THCS Wellspring) sáng tạo.
Theo Tiến sĩ Trần Bá Trình, thông thường muốn dạy học gắn với thực tiễn thì mọi người hướng mong muốn đưa học sinh đi tham quan, trải nghiệm. Nhưng với tình huống COVID-19 diễn biến phức tạp, điều kiện công nghệ số như hiện nay thì việc đó sẽ kinh tế hơn bao giờ hết, nếu ứng dụng những phương thức kết nối tới các đơn vị liên quan, bên ngoài xã hội".
"Be kind to yourself" - Dự án Giải Nhất hạng mục Không Gian Kết Nối do nhóm giáo viên Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh, Phạm Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Hồng Châu, Phạm Lê Phương Mai, Trường PTSNLC Wellspring thực hiện.
Trong dự án "Màu xanh thực vật", học sinh được trải nghiệm chuyến tham quan Bảo tàng Rừng qua livestream và biết thêm nhiều kiến thức thú vị khi giao lưu, hỏi đáp trực tiếp với các chuyên gia.
Tiến sĩ Trần Bá Trình nhấn mạnh: "Nếu chúng ta muốn xây dựng một giá trị, đóng góp và sự phát triển giáo dục thì phải thông qua những hành động cụ thể.
Những hoạt động như cuộc thi giáo viên sáng tạo (WiTeach) là một trong những hành động cụ thể như thế, cần tổ chức thường xuyên, liên tục để thầy cô và học sinh chuyển từ nhận thức sáng tạo thành hành động sáng tạo, từ hành động thành thói quen, từ thói quen sáng tạo ấy sẽ lan tỏa thành những giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội".
Đồng quan điểm với Tiến sĩ Trần Bá Trình, cô Lê Tuệ Minh Thạc sĩ Quản lý Dự án Giáo dục - Đồng sáng lập, Tổng Hiệu trưởng hai Hệ thống Trường PTSNLC Wellspring và Trường PTLC Edison bày tỏ:
"Nhà trường luôn khuyến khích thầy cô và học sinh thực hiện các dự án học tập, việc học sinh làm dự án sẽ hình thành năng lực chủ động, biến năng lực thành hành động chủ động giải quyết vấn đề, hợp tác, làm chủ công nghệ thông tin, vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế".
Cô Tuệ Minh tâm huyết xây dựng môi trường giáo dục trang bị cho học sinh đầy đủ những kỹ năng và năng lực của thế kỷ XXI. Đó chính là bài toán đặt ra cho tất cả giáo viên hiện nay: Dùng những phương tiện, công cụ, đặc biệt là công nghệ để có thể khắc phục những vấn đề hiện tại.
Thầy cô đồng hành học sinh thể sử dụng công nghệ vượt qua khỏi không không gian và thời gian của lớp học, từ đó kết nối được các ngôi trường trong nước với quốc tế, kết nối học sinh với học sinh, gia đình, xã hội, các chuyên gia, các nguồn lực cần thiết, làm nền tảng cho giao lưu tri thức, sự tiến bộ, kiến thiết một tương lai tốt đẹp hơn.
Hơn 400 giáo viên và học sinh Trường PTSNLC Wellspring và PTLC Edison cùng các chuyên gia Giáo dục đã hội tụ về Chung kết cuộc thi "Giáo viên sáng tạo năm học 2020 - 2021" (WiTeach) với chủ đề "Master the Change in Education". Cuộc thi gồm 3 nội dung chính: Tiết dạy tích cực (Tiểu học)/ Lớp học kết hợp (Trung học), Không gian kết nối và Môi trường sáng tạo.
Giáo viên "học" cách nhận xét tích cực Thông tư 27 giúp giáo viên (GV) nắm chắc mục đích, đặc điểm, sự khác biệt giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ. GV sát sao từng hoạt động học tập của HS. Với triết lý vì sự phát triển của người học, đánh giá thường xuyên có tác dụng tốt hơn. Vấn đề là GV sẽ phải "học" để...