Khai giảng lớp học tiếng Khmer cho bà con gốc Việt tại tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia
Tối ngày 25/1, tại thành phố Preah Sihanouk, đã diễn ra Lễ khai giảng lớp học tiếng Khmer dành cho bà con gốc Việt do Ban Chấp hành Hội Khmer-Việt Nam chi nhánh tỉnh Preah Sihanouk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk tổ chức.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk Vũ Ngọc Lý tham dự Lễ khai giảng Lớp học tiếng Khmer dành cho bà con gốc Việt.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk Vũ Ngọc Lý đã tới tham dự Lễ khai giảng.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự Vũ Ngọc Lý bày tỏ vui mừng vì ngày diễn ra Lễ khai giảng lớp học trùng với thời điểm tại Việt Nam diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đánh giá cao những nỗ lực của Ban Chấp hành Hội Khmer-Việt Nam tỉnh Preah Sihanouk trong việc tổ chức lớp học này, Tổng Lãnh sự nhấn mạnh, Dự án dạy tiếng Khmer cho người gốc Việt được tổ chức với mục đích hỗ trợ bà con gốc Việt có đủ điều kiện cần thiết để nhập quốc tịch Campuchia cũng như sinh sống ổn định tại Campuchia, hiểu rõ văn hóa sở tại và đóng góp tích cực cho sự phát triển thịnh vượng của Campuchia cũng như quan hệ hai nước.
Để bà con có thể tranh thủ đi học sau cả ngày vất vả làm việc mưu sinh, lớp học sẽ được bắt đầu vào 18h30 tối hằng ngày. Lớp học sẽ diễn ra trong 3 tháng, từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.
Tổng Lãnh sự cho biết, cùng với Lớp học tiếng Khmer cho người gốc Việt tại tỉnh Kampot (khai giảng ngày 30/12/2020), lớp học này cũng là mô hình thí điểm quy chuẩn trong việc dạy tiếng Khmer tại khu vực lãnh sự của Tổng Lãnh sự quán phụ trách (gồm các tỉnh: Preah Sihanouk, Kampot, Kep, Koh Kong, Kampong Speu và Takeo). Nếu thành công, mô hình này sẽ được phát triển rộng rãi trong cộng đồng người gốc Việt ở khu vực Tây Nam Campuchia cũng như trên toàn Campuchia.
Lớp học sẽ diễn ra trong 3 tháng, từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.
Cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Tổng Lãnh sự quán, thay mặt Ban Chấp hành Hội Khmer-Việt Nam chi nhánh tỉnh Preah Sihanouk, ông Sok Chea (Trần Văn Năm), Chủ tịch Hội chia sẻ, lẽ ra lớp học này đã được tổ chức từ lâu nhưng vì bệnh dịch Covid-19 mà đến nay mới tổ chức được.
Đọc thông, viết thạo chữ Khmer cũng là một điều kiện để chính quyền Campuchia xét nhập quốc tịch, do vậy, ông Sok Chea mong rằng mặc dù hết sức bận rộn và vất vả mưu sinh song sẽ có thêm nhiều bà con tham gia lớp học này. Ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều nhà hảo tâm chung tay góp sức để duy trì lớp học này lâu dài.
Giáo viên Sok Ann (Trần Thị Hoài An).
Video đang HOT
Giáo viên dạy lớp học này là chị Sok Ann (Trần Thị Hoài An), sinh năm 1993, đã tốt nghiệp Đại học Quản trị kinh tế của thành phố Preah Sihanouk và đang làm việc cho một công ty viễn thông của thành phố. Chị Sok Ann là con gái của ông Sok Chea.
Sau khi nghe cha của mình chia sẻ về dự án lớp học, chị tình nguyện dành thời gian buổi tối để tham gia hỗ trợ bà con. Chị Ann chia sẻ, mặc dù chưa có kỹ năng sư phạm song hy vọng rằng vốn tiếng Khmer và tiếng Việt của mình sẽ hỗ trợ được nhiều cho bà con. Chị cũng lạc quan cho rằng, bà con gốc Việt ở đây đã có nền tảng biết nói tiếng Khmer nên khi học chữ viết sẽ rất thuận lợi.
Bà con quan tâm đến lớp học này có thể đăng ký tham gia với ông Sok Chea, số điện thoại: 855 97 722 2206 hoặc cô giáo Sok Ann, số điện thoại: 855 88 266 3662.
Cậu bé bán rong Campuchia nói 16 thứ tiếng đổi đời sau 2 năm
Đổi đời nhờ clip nói 16 thứ tiếng, Thuch Salik (Campuchia) không còn phải đi bán hàng rong. Cậu bé được đi du học nước ngoài, còn gia đình thoát khỏi cảnh nợ nần.
Một ngày đầu tháng 11/2018, cuộc sống của cậu bé Thuch Salik (16 tuổi, Campuchia) bỗng chốc hoàn toàn thay đổi khi một du khách đăng tải video cậu nói 16 thứ tiếng lên mạng xã hội.
Khi đó, công việc của Salik là bán hàng rong, đồ lưu niệm cho những khách du lịch đến tham quan đền Ta Prohm (Siem Reap).
Đoạn video nhanh chóng nổi tiếng ra khắp châu Á. Các clip báo chí, truyền thông tìm đến phỏng vấn Salik cũng thu hút 4-6 triệu lượt xem.
Cuộc đời cậu bé bán hàng rong trước cửa đền ở Campuchia rẽ sang trang khác khi du khách đăng tải clip Salik nói 16 thứ tiếng lên mạng xã hội.
"Đổi đời sau một đêm" là cụm từ mà Channel News Asia (CNA) miêu tả cậu bé 14 tuổi lúc đó, còn cư dân mạng ưu ái gọi Salik là "thần đồng ngôn ngữ".
Sau 2 năm từ ngày bất ngờ nổi tiếng, cậu bé bán hàng rong giờ đã sống xa nhà. Một doanh nhân biết đến em đã tài trợ chi phí cho Salik đến Trung Quốc học.
Đi du học, trở thành KOL
Salik có khả năng đếm số liên tục bằng tiếng Đức, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Khmer, Anh, Tagalog, Mã Lai, 3 thứ tiếng địa phương của Trung Quốc (Quan Thoại, Quảng Đông, Hải Nam), Nga, Thái, Việt, Hàn, Nhật.
Con trai bỗng chốc thu hút sự quan tâm, gia đình Salik được mời xuất hiện trên sóng truyền hình Campuchia, sang Trung Quốc du lịch và thử giọng để có cơ hội tham gia khóa đào tạo ca sĩ.
Nhiều doanh nhân và tổ chức trao tặng gia đình nam sinh hàng nghìn USD, xe đạp, đồ chơi mới, cũng như cam kết hỗ trợ giáo dục cho cậu bé và em trai đến khi tốt nghiệp đại học.
Tháng 9/2019, Salik nhập học Học viện Giáo dục Hailang ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Ban đầu, cha mẹ cậu bé do dự việc Salik đi ra nước ngoài. Lý do là gia đình đang nợ một khoản tiền lớn và cần con trai phụ giúp làm việc.
Nhờ tài trợ, Salik được đi ra nước ngoài, theo học tại trường nội trú chất lượng cao ở Trung Quốc.
May mắn đến với Salik khi Chen Junwei, giám đốc của học viện, đề nghị trả hết nợ cho gia đình và tài trợ cho việc học của cậu.
Tuy vậy, cha mẹ vẫn đắn đo khi để con một mình nơi đất khách. Phía nhà trường đã dẫn cả gia đình sang tham quan cơ sở và bày tỏ nguyện vọng muốn có em trở thành học sinh mới thuyết phục được phụ huynh Salik.
Ban đầu, cậu bé nói 16 thứ tiếng phải học 1 kèm 1 để theo kịp các bạn cùng lớp. Sau một năm, Salik đã bắt kịp các bạn và học chung với những học sinh khác. Hiện, cậu theo học các môn như tiếng Quan Thoại, Toán học, Hội họa và Tâm lý học.
"Em nghĩ mình có cơ hội tuyệt vời khi được học trong ngôi trường đắt đỏ và chất lượng này. Ban đầu, vì là người Campuchia duy nhất ở đây, em cảm thấy lo sợ. Nhưng mọi thứ dần đi vào quỹ đạo", Salik trả lời phỏng vấn CNA .
Trước kia, khi còn ở Siem Reap, điều kiện của gia đình Salik gặp nhiều khó khăn. Cậu chỉ được đến trường nửa buổi, thời gian còn lại đi bán hàng phụ cha mẹ. Salik cũng không có thì giờ rảnh để chơi với bạn bè trong xóm.
Song song với việc học, cậu bé nói 16 thứ tiếng đang tham gia livestream, trở thành KOL trên mạng xã hội.
Đến đầu tháng 1, Salik về nhà thăm cha mẹ ở Phnom Penh và theo học từ xa khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Tháng 7, Salik ký hợp đồng với công ty tài năng Campuchia FUN Entertainment, nơi cậu bé học các bước cần thiết để trở thành người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như tham gia livestream, tương tác, trò chuyện với khán giả.
"Salik có kỹ năng thuyết phục người khác rất tốt. Chúng tôi tin rằng với tiềm năng này, cậu bé sẽ đủ khả năng kinh doanh thành công trong tương lai", Sambo Utdom, người quản lý công ty, cho hay.
Giúp cả nhà thoát nghèo
Tại quê nhà, cuộc sống của bố mẹ cậu cũng gặp nhiều may mắn hơn khi các mạnh thường quân đến ủng hộ, giúp họ mở một cửa hàng bán quần áo để có thu nhập ổn định. Cả gia đình đã chuyển đến sống ở thủ đô Phnom Penh.
Chia sẻ với CNA về cuộc sống hiện tại, người mẹ Mann Vanna vẫn rơi nước mắt khi nhớ đến ngày con trai xa gia đình.
Sự nổi tiếng của Salik giúp cả nhà thoát khỏi cảnh nợ nần, cuộc sống thuận lợi hơn.
"Thằng bé năn nỉ tôi cho đi học ở Trung Quốc. Lúc đó, tôi lo sợ nhiều hơn bởi con trai chưa từng sống một mình bao giờ. Người ta nói ở nước ngoài rất lạnh, trong khi đó thằng bé nhỏ bé, gầy gò", mẹ của Salik nói.
Vào thời điểm video về Salik xuất hiện trên mạng, người mẹ không dám tin rằng con trai mình ngày càng được nhiều người biết tới.
"Tôi cảm thấy hạnh phúc và vui mừng khôn xiết. Tôi đã sốc khi nhận ra con trai mình thông minh, biết nói nhiều thứ tiếng đến vậy", người mẹ trẻ tâm sự.
Nói cách khác, sự nổi tiếng bất ngờ của con trai đã khiến cuộc sống của gia đình Salik hoàn toàn thay đổi.
Tithya - em trai Salik - cũng nhận được hỗ trợ tương tự về mặt giáo dục. Cũng có khả năng ngôn ngữ đáng kinh ngạc như anh trai, cậu bé 12 tuổi có thể nói 10 thứ tiếng.
Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12 "Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình dành cho dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Khmer. Theo chương trình mới nhất, từ năm học 2020-2021 trở đi, các em sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12". Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh gặp mặt giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham...