Khai giảng được sắp đặt đâu vào đó, học sinh liệu có còn háo hức?
Nếu có tập dượt lễ khai giảng thì có thể tập đội văn nghệ, đội nghi thức là được rồi, không nhất thiết phải tập hợp cả trường.
Những ngày qua, học sinh các trường từ bậc mầm non đến THPT nao nức tựu trường sau thời gian nghỉ hè. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo các trường tổ chức lễ khai giảng theo hướng gọn nhẹ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đầu năm học mới.
Để chuẩn bị cho lễ khai giảng diễn ra chu đáo, nhiều trường đã tổ chức các buổi tập dượt để không xảy ra sơ sót, lộn xộn khi buổi lễ chính thức diễn ra.
Thế nhưng, vẫn có những ý kiến băn khoăn việc tập dượt trước khai giảng gây mệt mỏi cho các em, làm mất đi cảm nhận trọn vẹn, háo hức của học sinh trước khi bước vào năm mới. PLO xin giới thiệu ý kiến của tác giả Hồ Nguyễn Hạnh Nhơn về việc tập dượt trước khai giảng.
Gần khu nhà nơi tôi đang ở trọ có một trường học. Những ngày này, rộn ràng tiếng cười nói của học sinh. Sáng nay, không khí có ồn ào, nhôn nhạo hơn, thỉnh thoảng lại nghe cả tiếng thầy giáo quát trong micro ra hiệu cho các học sinh đứng đúng hàng lối, giơ tay chào, hay tiếng hát Quốc ca. Nghe ra mới biết, thầy trò trường này đang tập dượt để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.
Lễ khai giảng là sự kiện quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một năm học mới. Vì thế, việc chuẩn bị cho lễ khai giảng không thể qua loa để các em học sinh cảm nhận được ý nghĩa của sự kiện đặc biệt này. Qua đó cũng thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với ngành giáo dục.
Học sinh ở TP.HCM trong ngày lễ khai giảng năm học 2020-2021. Ảnh: NGUYỆT NHI
Nhưng, có phải vì thế mà đâu đó có những trường đã chuẩn bị cho sự kiện này một cách rất kỹ càng bằng việc cho học sinh tập dượt lễ khai giảng. Mục đích của việc tập dượt nhằm đảm bảo buổi lễ diễn ra đúng chương trình, theo yêu cầu là ngắn gọn, tưng bừng để tạo khí thế cho học sinh. Chưa biết sau buổi lễ học sinh sẽ có thêm động lực để học tập hay không, còn nếu là tôi thì không hề có một chút hứng thú với một ngày khai giảng đã được sắp đặt đâu vào đấy và phải diễn đi diễn lại trước khi bước vào ngày lễ chính thức.
Sự tập dượt trước này nhằm đảm bảo cho các trường không bị động trước những tình huống ngoài kịch bản và có được một buổi lễ khai giảng hoàn hảo trước mắt các quan khách. Nhưng thiết nghĩ trong buổi lễ ấy, học sinh mới là nhân vật chính. Các em cần được cảm nhận một cách trọn vẹn ý nghĩa của buổi lễ, qua đó hình thành được sợi dây tình cảm gắn bó với ngôi trường mình sẽ học tập trong cả năm, với thầy cô, bạn bè xung quanh.
Video đang HOT
Cho nên, có cần tổ chức tập dượt cho lễ khai giảng trước khi buổi lễ chính thức bắt đầu hay không, chính các em học sinh mới là người cho ý kiến. Nếu chỉ vì hình ảnh tốt đẹp của một buổi lễ mà mất đi ý nghĩa thật sự của nó, không đáng.
Nếu có tập dượt thì có thể tập đội văn nghệ, đội nghi thức là được rồi, không nhất thiết phải tập hợp cả trường. hãy cứ để một lễ khai giảng diễn ra tự nhiên, có thiếu sót nữa cũng là sự ngây ngô, hồn nhiên của lứa tuổi học sinh. Đáng yêu mà!
Ai nên quyết định chọn sách giáo khoa?
Dù đã hơn 1 năm kể từ ngày Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh việc thực hiện việc hướng dẫn chọn sách này.
Mặc dù đã nhiều lần ban hành các hướng dẫn, sửa đổi việc lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với địa phương và người học, nhưng trên thực tế, nhiều chuyên gia giáo dục và các địa phương vẫn còn cho rằng những quy định đó vẫn chưa giải quyết triệt để câu chuyện "lựa" và "chọn" sách.
Chọn bộ sách nào để dạy cho học sinh đã được quy định cụ thể trong Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT. Tổng kết lại sau hơn 1 năm thực hiện, thông tư đã thể hiện nhiều mặt hạn chế.
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, trước hết khẳng định sự cần thiết của chủ trương "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa", ông khẳng định, việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa các nước trên thế giới đã thực hiện nhiều năm nay.
Về quyền quyết định lựa chọn SGK, nguyên Bộ trưởng cho rằng việc thực hiện theo Thông tư 25 như hiện nay tỏ rõ những bất cập. Khi mà, những người lựa chọn SGK không nắm sâu về chuyên môn.
"Chúng ta phải thay đổi quan điểm, quyết định chọn sách nào là phụ thuộc vào thầy cô giáo giảng dạy và nhà trường.
Theo tôi, trường nên có quyền quyết định việc này, bởi họ là người hiểu nội dung, hiểu phương pháp, điều kiện của nhà trường. Những người thực hành sử dụng sách được chọn sách sẽ phù hợp hơn là chính quyền địa phương", ông Nguyễn Minh Hạc khẳng định.
Tương tự, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) bày tỏ nhiều băn khoăn về Thông tư 25 đang thực hiện: "Chúng ta nên tôn trọng lựa chọn sách giáo khoa của từng trường, việc sử dụng loại sách nào phụ thuộc vào ý kiến của hội đồng của các tỉnh thành lập (theo Thông tư 25 - PV) là không hợp lý về mặt khoa học và thực tiễn.
Bởi người không sử dụng không thể chọn cho người sử dụng, hoặc một vài người lại chọn cho số đông là không hợp lý".
Thầy Lâm cho rằng, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo, các giáo viên thấy bộ sách giáo khoa nào hợp với người dạy và người học thì họ chọn.
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội
"Hiện nay chúng ta vẫn quan niệm sách giáo khoa là pháp lệnh là không đúng, sách chỉ mang tính tham khảo còn chương trình giáo dục mới là pháp lệnh. Không nên áp dụng theo kiểu cũ, coi sách giáo khoa là chính", chuyên gia bày tỏ.
TS.Nguyễn Tùng Lâm cho biết thêm "Việc lựa chọn của các hội đồng này phải căn cứ trên cơ sở biên bản của tổ chuyên môn của các trường học. Các trường lựa chọn như thế nào thì phải tôn trọng ý kiến đó.
Ngay cả việc lựa chọn những người tham gia hội đồng là các thầy cô giáo thì việc lựa chọn vẫn chỉ phản ánh ý kiến của nhóm nhỏ chứ không phải của tất cả giáo viên. Trách nhiệm của họ là xem xét, đánh giá lại những trường học nào lựa chọn thiếu trách nhiệm, lựa chọn không phù hợp với điều kiện của địa phương".
Thầy cô nên là người chọn lựa những bộ sách phù hợp
Những bộ sách giáo khoa được phát hành cũng đã trải qua rất nhiều vòng thẩm định và lựa chọn. Mỗi bộ sẽ có những thế mạnh riêng, theo chuyên gia giáo viên có quyền lựa chọn nhiều bộ sách chứ không nhất thiết chỉ sử dụng một bộ.
"Các địa phương nên lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa để đưa vào sử dụng chứ không nên cứng nhắc sử dụng một bộ duy nhất. Trên thế giới họ cũng không quá coi trọng việc lựa chọn sách giáo khoa nào, vì đấy là phụ thuộc vào nhu cầu của người cần", TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị) cũng đã có những chia sẻ với Người Đưa tin, sau khi kết thúc đợt 2 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: "Vừa qua ở nghị trường Quốc hội các đại biểu cũng có ý kiến về vấn đề này. Theo đó, hội đồng chọn sách chưa gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với cơ quan quản lý chuyên môn. Trong hội đồng nên có cả thành viên của chính quyền, đội ngũ các chuyên gia, thầy cô chuyên môn mới phù hợp".
Quy trình chọn sách giáo khoa theo Thông tư Số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT:
Theo đó cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa. Tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.
Phòng GD&ĐT tổng hợp, báo cáo Sở GD&ĐT danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Sau khi tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa bằng việc tổ chức họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn.
Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng, trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở GD&ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
Hàng trăm học sinh bị buộc thôi học, kỷ luật hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Nhà trường dạy học sai quy định, khi bị phát hiện đã buộc học sinh thôi học nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết quyền lợi cho học sinh. Ngày 24-11, ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Bình Dương, cho biết sở đang phối hợp với Trường Trung cấp Nông...