Khách mua hàng online ở TP.HCM: ‘Chờ 2 tháng vẫn chưa nhận được đồ’
Những khách mua sắm online ở TP.HCM và Hà Nội phải chờ đợi mỏi mòn suốt nhiều tháng, tuy nhiên họ thông cảm vì đây là giai đoạn khó khăn và không muốn hủy đơn hàng.
Vốn là tín đồ mua sắm online, có thẻ “thành viên vàng” trên app mua hàng nhưng hơn 3 tháng nay Phượng Đan (quận Gò Vấp, TP.HCM) chỉ đặt mua vài ba món đồ qua mạng.
“Từ tháng 6, Gò Vấp đã áp dụng chỉ thị 16 nên mình là một trong những người đầu tiên cảm nhận nỗi khổ chờ nhận hàng. Ngày cuối tháng 5, mình đặt vội mấy bộ pijama để chuẩn bị tâm thế ở nhà cũng đẹp. Đặt shop gần nhà nên nghĩ sẽ nhận được sau 3 ngày, không ngờ chờ gần một tháng không thấy.
Đến gần cuối tháng 6, quên mất việc từng đặt hàng nên mình bất ngờ khi có shipper gọi. Không để mình kịp phàn nàn, anh ấy đã phân trần rằng bưu cục cách nhà mình một con hẻm bị phong tỏa mấy tuần nay, anh và mấy nhân viên khác giờ mới được thả ra đi ship. Mình cũng rất thông cảm vì chẳng ai muốn chậm trễ”.
Tình trạng ùn tắc tại chốt kiểm soát đầu đường 3/2 hướng về quận 10 hôm 20/9 . Ảnh: Y Kiện.
Đợt giảm giá 9/9, thức đến nửa đêm để canh sale nhưng Đan chỉ dám đặt thêm 2 đơn hàng. Sau hơn một tuần, đến nay cô vẫn chưa thấy thông báo xuất kho.
“Mất công thức đêm, tranh giành để đặt hàng giảm giá, mình chỉ sợ bị hủy sẽ tiếc lắm. Không đặt đồ thì ngứa ngáy tay chân, ở nhà riết đâu biết làm gì cho vui. Nhưng đặt xong ngồi ngóng người ta giao còn nóng ruột, khó chịu hơn”.
Đan nói vui nhờ giãn cách mà cô “cai” được thói mua sắm vô tội vạ, tiết kiệm được kha khá tiền giữa thời điểm khó khăn vì dịch.
Chờ 2 tháng chưa nhận được hàng
Lệnh giãn cách liên tục trong thời gian dài khiến người ở những vùng dịch như TP.HCM và Hà Nội gặp khó khăn khi mua sắm online. Nhiều khách hàng thừa nhận dù biết sẽ phải chờ đợi lâu hơn bình thường vẫn chấp nhận đặt vì không thể mua sắm ở cửa hàng.
Shipper vẫn được phép hoạt động phục vụ nhu cầu người dân, song lượng nhân viên giao hàng hạn chế, nhiều điểm tập kết trở thành ổ dịch hay cửa hàng nằm trong vùng phong tỏa khiến việc giao hàng bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Chị Ngân Gianh chờ đợi hơn 2 tháng vẫn chưa nhận được đơn hàng. Ảnh: NVCC.
Cách đây 2 tháng, xác định sẽ phải ở nhà trong thời gian dài, chị Ngân Giang (sống tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) chi hơn một triệu đồng đặt mua thêm sản phẩm chăm sóc trên app mua sắm.
“Mình không ngờ qua bao nhiêu đợt giãn cách, thành phố sắp mở cửa trở lại mà hàng vẫn chưa về. Phong tỏa nhiều tháng nên đồ skincare của mình cũng cạn dần. Liên tục vào app để xem tình hình vận đơn nhưng toàn nhận thông báo đang vận chuyển, giao hàng thất bại.
Giờ hủy đơn không được, thật lòng mình cũng không muốn hủy, chỉ muốn đồ đến tay để dùng. Biết thời dịch bệnh vận chuyển khó khăn nên cũng chỉ biết chờ đợi chứ không thể làm gì hơn”.
Ngày 16/7, chị Minh Thư (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) đặt mua thùng mì gói và quạt điện trên một website thương mại điện tử. Cả tiền hàng lẫn chi phí ship chị Thư tốn hơn 500.000 đồng.
“Thời điểm đó, dịch bùng phát, hàng quán hầu như đã đóng cửa, chuyển sang bán hàng online nên mình đặt mua trên app để tiện giao nhận, thanh toán hơn”, chị Thư nói.
Ban đầu, chị nhận được thông báo của website cho biết thời gian giao dự kiến là khoảng 3-4 ngày sau đó. Tuy nhiên, sau 2 tháng chờ đợi, hiện chị vẫn chưa nhận được món hàng nào.
Sau hơn 2 tháng đặt mua, hai đơn hàng vẫn trong trạng thái đang di chuyển của chị Thư. Ảnh: NVCC.
Sau hơn 2 tháng đặt mua, hai đơn hàng vẫn trong trạng thái đang di chuyển của chị Thư. Ảnh: NVCC.
Ngày 17/7, ứng dụng thông báo hàng được chuyển cho đơn vị vận chuyển.
Đến ngày 3/8 và 12/9, hệ thống lần lượt gửi thông báo giao hàng không thành công nên đã trả hàng cho đối tác.
Vài ngày trước, chị Thư nhận được tin nhắn báo hoàn tiền song hiện tiền vẫn chưa về tài khoản.
“Vì quạt bị hư nhưng không mua được tôi đã phải mượn tạm cánh quạt dư của hàng xóm và lắp vào thay thế dùng tạm.
Mì gói thì may mắn vẫn đặt mua được của siêu thị gần nhà. Tôi thông cảm với các đơn vị vận chuyển vì không thể hoạt động trong ngày dịch nhưng cảm thấy thất vọng vì suốt hai tháng qua không nhận được bất kỳ cuộc gọi báo hủy đơn hay tin nhắn cáo lỗi nào cả”.
Không thể đặt hàng, bị hủy đơn
Vì giãn cách, phải hạn chế đi lại nên Trà My (24 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chỉ biết trông chờ vào việc mua hàng online. Đặt liên tục 7-8 đơn hàng mỹ phẩm trên ứng dụng, nhưng vì nhà nằm trong vùng phong tỏa nên cô rơi vào cảnh “mỏi cổ” chờ giao hàng.
“Theo dõi trên hệ thống mình thấy có đơn hàng đã xuất kho một tuần rồi nhưng chưa được giao, dù shop đó chỉ cách nhà mình 3 km. Một đơn mình đặt hộ bố hồi đầu tháng 9 nhưng đến giờ vẫn chưa thấy đến nơi, vào app tìm không thấy nút để hủy đơn.
My thường xuyên theo dõi tình hình vận đơn, sợ đơn của mình bị hủy do khó vận chuyển.
Có đơn đặt shop ở TP.HCM bất ngờ bị hủy sau 3 tuần chờ đợi khiến mình hụt hẫng bởi đó là đồ mình rất thích. Một đơn nữa mình đặt từ hồi tháng 8 nhưng vì shipper không vào được chỗ nhà mình nên họ bấm hủy đơn, không lưu kho làm mình phải đặt lại lần nữa”.
My cho biết vào tháng 8, việc đặt và giao hàng online diễn ra khá thuận lợi, cô chỉ bị hủy một đơn.
Đến tháng 9, có lệnh giãn cách nhưng nhà ở khu trung tâm nên cô tự tin đặt tiếp nhưng không ngờ gặp quá nhiều rắc rối.
Khi bị hủy đơn được hoàn tiền nhanh chóng, nhưng cô chỉ muốn mua được đồ để dùng.
“Mỗi ngày mình đều bấm vào ứng dụng để xem đơn hàng tới đâu. Chờ tín hiệu từ bên vận chuyển chẳng khác nào cảm giác chờ tin nhắn từ crush, thấp thỏm chờ đóng gói, thấy đến bước vận chuyển là mừng húm, chỉ sợ bị hủy đơn phút chót”.
Cùng chung nỗi lo lắng, ngay sau khi hay tin TP.HCM cho phép giao hàng liên quận, chị Gia Ngân (thành phố Thủ Đức) đã tìm kiếm đặt mua một số đồ dưỡng da, mỹ phẩm trên các website thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee…
Tuy nhiên, chị nhanh chóng thất vọng vì nhiều hệ thống báo hết hàng. Những nơi còn hàng thì thời gian giao dự kiến là 14-24 ngày.
Thậm chí có website gửi thông báo khu vực chị sinh sống thuộc vùng giãn cách, không thể giao hàng hoặc thời gian giao có thể chậm hơn nhiều so với dự kiến.
“Chờ nhận hàng thì có khi các cửa hàng đã mở cửa lại, tôi có thể tự đi mua được nên quyết định không đặt online nữa. Shipper đã được giao liên quận nhưng thực tế đặt hàng lúc này vẫn rất khó khăn”, chị Ngân chia sẻ.
TPHCM: Đang hỏa tốc xét nghiệm Covid-19 hơn 75.000 mẫu trong bệnh viện
Trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, TPHCM đã lấy mẫu bệnh phẩm nhân viên toàn hệ thống bệnh viện và đang hỏa tốc thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện sớm ca nhiễm.
Hơn 75.000 mẫu bệnh phẩm đã được lấy từ nhân viên y tế, bệnh nhân, thân nhân tại các bệnh viện.
Sáng 17/5, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, chiến dịch lấy mẫu bệnh phẩm từ nhóm nhân viên y tế và bệnh nhân, thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố từ đêm 12/5 đến nay đã hoàn tất. Tổng số mẫu được lấy là 75.247 từ hơn 100 bệnh viện thuộc tất cả các bộ ngành liên quan.
Trong đó có 47.696 mẫu của nhân viên y tế, 16.039 mẫu của người bệnh và 7.620 mẫu của người nuôi bệnh. Hiện nay, thành phố đã có 24 cơ sở trong và ngoài ngành y tế được cấp phép đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2. Các mẫu bệnh phẩm đã được chuyển đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và các cơ sở đủ điều kiện khẩn trương thực hiện xét nghiệm. Đã có gần 45.000 mẫu cho kết quả, chưa có trường hợp nào dương tính được phát hiện.
Ngành y tế đang hỏa tốc thực hiện xét nghiệm để sớm xác định ca bệnh (nếu có) kịp thời khoanh vùng nguy cơ (ảnh: Phạm Nguyễn).
Cùng với việc xét nghiệm tầm soát, ngành y tế đang yêu cầu tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố siết chặt công tác khai báo y tế, khử khuẩn, khám sàng lọc, phân luồng, cách ly... đối với tất cả bệnh nhân và thân nhân khi đến bệnh viện. Các cơ sở y tế phải chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, nhân lực... sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi dịch bùng phát trên diện rộng.
Người từ vùng dịch cố tình khai gian dối khi đến khám ở Bệnh viện Ung Bướu Từng điều trị tại Bệnh viện K, khi thấy khi cơ sở này bị phong tỏa, bệnh nhân di chuyển vào TPHCM thăm khám nhưng khai báo gian dối, che giấu lịch sử tiếp xúc của mình. Sáng 13/5, Sở Y tế TPHCM thông tin nhanh về một trường hợp bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện K, tự ý chuyển...