Khách mời hôm nay: Nguyễn Mạnh Hoài Vũ, giải Nhất cuộc thi hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu
Cuộc thi hùng biện Nghiên cứu khoa học toàn cầu dành cho các nhà nghiên cứu khoa học trẻ, do tổ chức InSPiR2eS Network, Úc tổ chức lần đầu tiên vào năm nay, bằng hình thức trực tuyến, thu hút sự tham gia của nhiều thí sinh đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đại diện của Việt Nam – Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hoài Vũ đã xuất sắc giành được giải Nhất của cuộc thi này và là khách mời của VNNM sáng 16/7.
Nguyễn Mạnh Hoài Vũ hiện đang là giảng viên khoa Tài chính – Kế toán của Trường Đại học Văn Lang, TP. Hồ Chí Minh. Anh còn là một trong những đại sứ của tổ chức “Nhịp cầu Tri thức”, một tổ chức phi lợi nhuận giúp kết nối giữa các nhà khoa học trẻ Việt Nam với các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Với Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hoài Vũ, nhà nghiên cứu cũng phải biết kỹ năng hùng biện, đây là kỹ năng quan trọng, giúp tác giả trình bày ý tưởng nghiên cứu một cách ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo nội dung của công trình nghiên cứu.
Video đang HOT
Cùng Việt Nam Ngày mới lắng nghe những chia sẻ của Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hoài Vũ cũng như những thông điệp mà anh muốn gửi đến các bạn sinh viên, những nhà khoa học trẻ để họ thêm vững chí tham gia nghiên cứu khoa học.
Trải lòng của hai nhà khoa học giành giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022
Hai nhà khoa học giành giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 đều mong muốn có thêm những nguồn tài trợ cho các nghiên cứu khoa học cơ bản.
GS.TSKH Ngô Việt Trung phát biểu tại buổi lễ. Ảnh:VH
Bày tỏ sự xúc động khi được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu - giải thưởng được đánh giá rất cao trong cộng đồng khoa học - GS.TSKH Ngô Việt Trung cho biết: "GS Tạ Quang Bửu là người đã thay đổi cuộc đời tôi. Ít người biết rằng tôi phải đi nạng khi học phổ thông, tuy đủ tiêu chuẩn đi du học nhưng không được nước nào nhận cả. Nhờ GS Tạ Quang Bửu can thiệp mà tôi được đi học Toán ở Đức và được điều trị để có thể đi lại gần như bình thường. Tôi xin kính dâng giải thưởng này đến hương hồn GS Tạ Quang Bửu".
Cho rằng, giải thưởng mình được nhận phải được coi là giải thưởng chung với TS Nguyễn Đăng Hợp, đồng tác giả công trình, GS.TSKH Ngô Việt Trung khẳng định: "Không có những ý tưởng của anh Hợp thì không thể giải quyết được vấn đề chính của công trình".
"Tôi cũng xin tri ân Viện Toán học là nơi tôi công tác từ khi trở về nước cho đến nay. Không có môi trường nghiên cứu lý tưởng của Viện thì tôi khó lòng đạt được những thành tựu như công trình này. Tôi may mắn được làm việc dưới sự lãnh đạo của các GS. Lê Văn Thiêm và GS. Hoàng Tụy, những nhân cách trí thức lớn của Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của Viện theo các chuẩn mực quốc tế", GS.TSKH Ngô Việt Trung cho biết.
Nơi tiếp theo GS.TSKH Ngô Việt Trung gửi lời tri ân là: "Quỹ Nafosted đã nhiều năm tài trợ cho nhóm nghiên cứu của tôi. Không có kinh phí của Quỹ thì tôi sẽ khó lòng thu hút và giữ chân được các cán bộ trẻ nghiên cứu toán học. Nghe nói năm nay Quỹ không đủ kinh phí để xét duyệt đề tài mới. Nhân dịp này tôi thiết tha đề nghị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm giải quyết chuyện này để nghiên cứu khoa học cơ bản ở Việt Nam có thể phát triển một cách bền vững".
PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VH
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu, Khoa Công nghệ Vật liệu, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Giải thưởng thật sự là nguồn động viên lớn lao cho các nhà khoa học, thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ có chất lượng ở Việt Nam".
Diễn đàn kinh tế thế giới đã bình chọn "vật liệu tự lành" là một trong 10 công nghệ nổi trội nhất của năm 2013, và đây cũng là năm mà nhóm nghiên cứu của của PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu hình thành tại Khoa Công nghệ Vật liệu, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Công trình được lựa chọn trao giải là một trong số các nghiên cứu mà nhóm của PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu đang theo đuổi bắt nguồn từ cảm hứng của xu hướng bùng nổ các nghiên cứu về vật liệu tự lành trên thế giới, mặc dù quá trình từ nghiên cứu cơ bản đến thương mại hóa vật liệu mới này vẫn đang thử thách các nhà khoa học.
"Cho dù các kết quả nhóm đạt được mới chỉ là bước đầu và con đường đến ứng dụng thực tế vẫn còn dài, những hiểu biết tích lũy được từ các nghiên cứu này là động lực giúp chúng tôi tiếp tục theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu của mình", PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu cho biết.
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia và các Hội đồng khoa học của Quỹ với cơ chế xét duyệt minh bạch và công bằng, cùng với cơ chế đánh giá đơn giản nhưng hiệu quả tạo điều kiện cho các nhà khoa học thực hiện việc nghiên cứu nghiêm túc và chất lượng.
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu tha thiết mong rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nguồn tài trợ nghiên cứu với quy trình xét chọn và đánh giá nghiêm ngặt nhưng đơn giản hóa các thủ tục để tạo điều kiện cho các nhà khoa học làm nghiên cứu khoa học một cách chất lượng nhất.
Phong trào nghiên cứu khoa học ở một trường biên giới Trường THCS và THPT Cô Tô (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) luôn đạt giải thưởng cao từ Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh An Giang. Qua đó, góp phần phát triển phong trào nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong học sinh, tạo sân chơi trí tuệ, phát huy tính sáng tạo khi...