Khách hàng đổ xô tích trữ chip vì lo ngại căng thẳng địa chính trị
Khách hàng của công ty gia công chip TSMC (Đài Loan) trải qua tình trạng khan hiếm bán dẫn kéo dài do căng thẳng địa chính trị và nhu cầu leo thang đột biến.
Trong cuộc họp qua điện thoại hôm 15/4, CEO TSMC C.C.Wei cho biết, việc khách hàng đổ xô tích trữ chip là kết quả của căng thẳng địa chính trị, gây ra mất cân đối chuỗi cung ứng trong ngắn hạn. Giám đốc Tài chính TSMC Wendell Huang đồng tình với quan điểm này. Ông Huang dự báo tình trạng còn tiếp diễn trong một thời gian nữa xét tới nhu cầu bảo đảm an ninh cung ứng của ngành công nghiệp.
Khủng hoảng chip toàn cầu gây gián đoạn sản xuất cả điện tử tiêu dùng lẫn xe hơi. Bình luận của quan chức TSMC phần nào ăn khớp với ý kiến của Eric Xu Zhijun, Phó Chủ tịch Huawei. Đầu tuần này, ông đổ lỗi cho lệnh trừng phạt của Mỹ với Huawei làm suy yếu lòng tin trong ngành bán dẫn toàn cầu. Nó khiến nhiều hãng phải từ bỏ chính sách nói không với hàng tồn kho sang tích trữ chip đủ dùng trong 6 tháng hoặc hơn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết thúc đẩy hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm quỹ phát triển và sản xuất chip nội địa trị giá 50 tỷ USD. TSMC cũng tham gia hội thảo trực tuyến mà Nhà Trắng tổ chức mới đây nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt chip.
Video đang HOT
Bất chấp hạn chế nguồn cung, tình hình kinh doanh của TSMC vẫn bùng nổ. TSMC là một trong số ít công ty gia công chip đủ năng lực đáp ứng các thương hiệu điện tử lớn nhất thế giới. Doanh thu quý I/2021 đạt 12,9 tỷ USD, tăng 25% so với một năm trước đó nhờ nhu cầu điện toán cao cấp (HPC) mạnh mẽ. Doanh số chip xe hơi của hãng cũng tăng mạnh, cao hơn quý trước 31%.
Theo ông Wei, tình hình có thể cải thiện với các khách hàng ô tô của TSMC vào quý sau do công ty ghi nhận năng suất tăng. Một lý do khiến nguồn cung chip xe hơi trở nên căng thẳng là sự hồi phục bất ngờ của toàn ngành vào quý cuối năm 2020. TSMC đã hỗ trợ khách hàng xử lý bằng cách phân bổ sản xuất wafer.
Thách thức tiềm tàng khác mà TSMC đối mặt là các đối thủ như Intel có kế hoạch bổ sung công suất, gia công chip cho công ty bên ngoài thay vì chỉ thiết kế và sản xuất chip riêng. Tuy nhiên, ông Wei bác bỏ ý tưởng Intel đe dọa TSMC.
TSMC xác nhận kế hoạch chi 100 tỷ USD trong ba năm tiếp theo để mở rộng năng lực gia công chip, tận dụng cơ hội tăng trưởng tương lai mà 5G và HPC mang lại. Trước đây, nhà sản xuất chip số một thế giới nói sẽ tăng chi phí tài sản cố định năm 2021 lên 30 tỷ USD, trong đó 80% dành cho tiến trình hiện đại như 7nm, 5nm và 3nm. Doanh thu quý II dự kiến từ 12,9 tỷ đến 13,2 tỷ USD.
"VIP" như khách hàng Viettel: Luôn tiên phong hưởng thụ các dịch vụ cao cấp nhất
5G, 4G, eSIM trên các thiết bị của Apple, MultiSIM... hay Viettel , những gì Viettel đem đến cho người dùng Việt Nam cho thấy họ luôn là người tiên phong trong việc đưa ra các dịch vụ viễn thông cao cấp nhất.
Ngày 30/11/2020, Viettel chính thức kinh doanh thử nghiệm 5G tại Hà Nội, trở thành nhà mạng cung cấp sớm nhất 5G cho khách hàng sau thời gian phát sóng thử nghiệm về kỹ thuật. Tốc độ 5G của Viettel đo được là 1,2-1,5Gbps, cho phép tải một bộ phim HD 90 phút chỉ trong 30 giây, tức gấp hàng chục lần so với 4G. Điểm đặc biệt là tốc độ này được đo khi đi trên xe buýt 2 tầng - tức là mạng 5G của Viettel đã chính thức phủ sóng liền mạch ở nhiều quận trong tour 5G tại sự kiện "5G Viettel xin chào Việt Nam" chiều ngày 30/11.
Ông Đào Xuân Vũ - TGĐ Viettel Networks giải thích, các trạm 5G Viettel sử dụng công nghệ NSA (Non-Standalone Access) đang được những nhà mạng hàng đầu trên thế giới về 5G đang áp dụng như SK Telecom, KT (Hàn Quốc), Verizon (Mỹ) và Vodafone (Anh). Công nghệ này giúp cải thiện vùng phủ, tăng dung lượng và giảm nhiễu. Băng thông cải thiện giúp tốc độ 5G tăng tới hàng chục lần, độ trễ giảm đi 10 lần so với 4G.
Theo công bố, các khách hàng sử dụng máy 5G ở một số khu vực trung tâm như Quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình và Quận Hai Bà Trưng được dùng 5G ngay lập tức mà không cần phải nâng cấp SIM. Đặc biệt, Viettel cung cấp miễn phí data 5G cho mọi khách hàng trong giai đoạn kinh doanh thử nghiệm này.
Như vậy, với việc chính thức kinh doanh thử nghiệm 5G cùng công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay, Viettel đã đưa Việt Nam vào nhóm những nước đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ này. Trong sự kiện, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận xét: "Đây là sự kiện đánh một dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam, đem đến cơ hội để ngành thông tin và truyền thông Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế số".
Đây không phải là lần đầu tiên Tập đoàn Viettel đưa ra một sản phẩm, dịch vụ cao cấp mang tính tiên phong như vậy. Năm trước, vào ngày 1/2/2019, Viettel chính thức triển khai công nghệ eSIM, là nhà mạng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Apple công nhận xác thực hỗ trợ công nghệ eSIM đúng chuẩn trên các dòng sản phẩm của iPhone.
Hiện tại, chỉ duy nhất eSIM của Viettel có thể lắp đặt trên đồng hồ thông minh của Apple (Apple Watch) để sử dụng độc lập không cần kết nối với điện thoại.
Ngay sau eSIM, Viettel đã lại tiên phong đưa ra MultiSIM đem đến những tiện ích vượt trội hơn hẳn SIM thông thường. Đây là dịch vụ cho phép người dùng chia sẻ số điện thoại, lưu lượng data 3G/4G và thoại trên gói cước di động từ điện thoại với nhiều thiết bị khác. Với dịch vụ này, khách hàng có thể tạo, nhận cuộc gọi và truy cập mạng Internet độc lập trên các thiết bị khác như điện thoại, đồng hồ, máy tính bảng, laptop... có hỗ trợ SIM hoặc eSIM.
Trong mảng chăm sóc khách hàng, năm ngoái, Viettel tung ra chương trình Viettel . Với việc số hóa toàn bộ quy trình, Viettel được đánh giá là chương trình chăm sóc khách hàng lớn nhất lịch sử ngành viễn thông, phục vụ cho toàn bộ 70 triệu khách hàng Viettel chứ không chỉ là một lượng nhỏ khách hàng "giàu" như trước.
Một phần nhờ chương trình Viettel , cũng như rất nhiều dịch vụ viễn thông cao cấp tiên phong được cung cấp cho khách hàng, mới đây, KPMG - một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới đã đánh giá, Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất của Việt Nam nằm trong 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Viettel cũng là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước duy nhất trong danh sách này, bên cạnh những thương hiệu toàn cầu kinh doanh tại Việt Nam.
Theo đánh giá của KPMG, triết lý kinh doanh "mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt" của Viettel đã khiến Tập đoàn này luôn đặt chiến lược tập trung vào khách hàng, đưa khách hàng làm trọng tâm cho mọi kế hoạch chiến lược và đầu tư.
Áp dụng ngay 5 tuyệt chiêu 'Gối đầu' giúp tăng tốc website Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thoát và về dài lâu sẽ ảnh hưởng SEO. Thực tế doanh số sẽ thiệt hại đầu tiên khi khách hàng dừng xem trang và không thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Các website của năm 2020 và sau này chắc chắn chứa lượng nội dung nhiều hơn gấp rất nhiều...