Áp dụng ngay 5 tuyệt chiêu ‘Gối đầu’ giúp tăng tốc website
Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thoát và về dài lâu sẽ ảnh hưởng SEO. Thực tế doanh số sẽ thiệt hại đầu tiên khi khách hàng dừng xem trang và không thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
Các website của năm 2020 và sau này chắc chắn chứa lượng nội dung nhiều hơn gấp rất nhiều lần so với những năm 2010. Với mục tiêu tối thượng là gia tăng tối đa “trải nghiệm người dùng”, các trang thường chứa rất nhiều file ảnh dung lượng lớn, chất lượng cao, ảnh động, clip, video … Câu chuyện không còn chỉ nằm ở thứ tự website trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm . Tốc độ tải trang giờ đây cũng là yếu tố có tính quyết định khi nói đến trải nghiệm người dùng, tác động trực tiếp đến tăng và giảm tỷ lệ chuyển đổi.
Mỗi giây tải chậm đều có khả năng làm mất khách truy cập và khách hàng ngay trên trang. Điều này làm cho tốc độ trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng. Rất may, chúng ta có thể cải thiện vấn đề về tốc độ tải chậm website này với một số phương pháp.
Bước đầu tiên để cải thiện tốc độ tải trang là kiểm tra xem tốc độ hiện tại đang trong tình trạng như thế nào với một số công cụ, ví dụ như Pagespeed Insights . Công cụ sẽ cung cấp một mô tả chi tiết, có tính tham khảo về tốc độ tải trang trên máy tính, thiết bị di động và chỉ ra những điều cần cải thiện.
Chỉ số đầu tiên về tốc độ của website là tổng kích thước tệp của hình ảnh, script và các file cần thiết để hiển thị trang đúng cách. Giảm lượng thông tin cần thiết để tải trang giúp tăng tốc độ tải nhanh hơn. Nghiên cứu năm 2018 cho thấy hầu hết các trang web đều nặng từ 1,3 – 2,5 MB, mặc dù mức khuyến nghị là dưới 500K.
Nếu tốc độ tải trang quá chậm, hãy ngay lập tức cân nhắc việc giảm kích thước tệp trên website bằng các cách dưới đây.
Có thể các hình ảnh trên website đang bị hiển thị nhỏ hơn so với thực tế. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng công cụ đơn giản như ResizeImage.net để điều chỉnh kích thước hình ảnh nhằm tiết kiệm không gian lưu trữ và giảm thiểu thời gian tải.
Cách khác để thu nhỏ kích thước hình ảnh là sử dụng định dạng khác. Ví dụ: Đổi .png sang .jpg được nén mà không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiển thị của ảnh.
2. Cải thiện JavaScript và CSS
Thay vì lặp lại các code trên mỗi trang, hãy di chuyển các CSS rules hoặc JavaScript snippets vào một tệp bên ngoài. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là chỉ cần tải một lần cho mỗi lần truy cập. Vì vậy, thay vì tải hàng chục hoặc hàng trăm dòng code, bạn chỉ cần tham chiếu script hoặc stylesheet đã được tải xuống trước đó.
3. Sử dụng cache
Các hệ thống quản lý nội dung (như WordPress) sở hữu các plugin thực hiện việc lưu trữ phiên bản mới nhất của các trang. Sau đó chúng sẽ hiển thị các lưu trữ này cho người dùng, nhờ đó trình duyệt không phải tải lại trang nhiều lần. Các plugin như WP Super Cache sẽ giúp bạn tăng tốc độ tải trang lên đáng kể.
4. Xóa redirect
Một số redirect bạn có thể sử dụng đó là permanent 301 redirect và temporary 307 redirect . Tuy nhiên việc sở hữu quá nhiều redirect sẽ gây nhầm lẫn cho trình duyệt, dẫn đến tải chậm. Do đó bạn cần kiểm tra lại các redirect và đơn giản hóa chúng nhiều nhất có thể. Công cụ Google PageSpeed Insights sẽ cho bạn biết những redirect nào đang hoạt động trên website.
5. Sử dụng CDN (Content Delivery Network – Mạng phân phối nội dung)
Có thể nói đây là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất bởi vì bạn có thể bỏ qua tất cả 5 cách ở trên. Không cần phải sở hữu kiến thức chuyên môn kỹ thuật khó hiểu, không cần mất thời gian để thao tác trên các công cụ riêng lẻ, bỏ qua việc tối ưu trên từng yếu tố,…
CDN có thể nói là một giải pháp “all in one”, với các tính năng vượt trội:
“Cache” nội dung (bao gồm hình ảnh, video , webpage…) trong các máy chủ vật lý được đặt gần người dùng cuối hơn so với server gốc. Vì server gần với người dùng hơn nên CDN sẽ gửi nội dung với tốc độ nhanh hơn.
Tối ưu CSS và JS; Làm gọn các metadata của hình ảnh; Nén ảnh giảm dung lượng, giữ nguyên chất lượng; Tự động chỉnh sửa kích cỡ hình ảnh; Tối ưu tốc độ load trang bằng Progressive Image Loading
Thao tác đơn giản, nhanh gọn chỉ sau vài phút tích hợp
Nằm trong hệ sinh thái BizFly Cloud được vận hành bởi VCCorp, BizFly CDN cung cấp giải pháp tăng tốc website hiệu quả tối đa và đã phục vụ nhiều hệ thống lớn như Vingroup, Fahasa, Báo Pháp luật & Đời sống, Kênh 14, GenK, Thời trang IvyModa…
Chatbot - Nhân tố không thể thiếu của bất kỳ người kinh doanh nào
Nếu động cơ hơi nước mất hơn 300 năm để được ứng dụng trên toàn thế giới thay đổi đời sống con người; thì với sự phát triển của công nghệ khiến Chatbot thông minh chỉ mất vài năm đã phổ biến toàn cầu trong việc hỗ trợ khách hàng mua sắm, tìm kiếm sản phẩm
Một trong những sản phẩm sáng tạo vĩ đại nhất của công nghệ AI là tạo ra chatbot có khả năng thu thập hành vi người dùng, điều hướng khách hàng cho các mục đích thương mại hiệu quả. Việc ứng dụng chatbot trong thương mại điện tử đang tạo ra sự cải thiện lớn trong dịch vụ khách hàng, giúp giảm tải áp lực nhân viên, giảm tỷ lệ bỏ quên giỏ hàng và hàng loạt vai trò khác.
Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Mục đích chính của công nghệ tự động là để tiết kiệm thời gian, chi phí đối với các hoạt động thực hiện bằng phương pháp thủ công. Các chatbot gửi và nhận tin nhắn thông qua trí tuệ nhân tạo theo cách phản chiếu gần nhất với cách mà người dùng sẽ giao tiếp.
Do đó, các nhà bán lẻ trực tuyến có nhiều thời gian, chi phí hơn để quản lý những khía cạnh khác của doanh nghiệp đồng thời vẫn cung cấp một nền tảng dịch vụ chủ đạo cho các khách hàng.
Tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn
Rất nhiều chatbot đã xuất hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Website,.... Facebook Messenger là một nền tảng chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, vì sở hữu số lượng người dùng lớn nhất và cho phép doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng tiềm năng ngay lập tức. Các nhà quảng cáo bây giờ có thể đưa thông điệp quảng cáo tới người dùng dựa theo nội dung trò chuyện của họ trên messenger. Thể hiện mình là kênh tiếp thị tốt nhất cho phép kết nối tới một lượng lớn các khách hàng tiềm năng mục tiêu.
Sự phổ biến của các ứng dụng nhắn tin trên thiết bị di động đã thúc đẩy sự tăng trưởng của công nghệ chatbot. Chatbot cho phép bạn cung cấp dịch vụ tới các khách hàng tiềm năng của mình trên cơ sở 24/7 mà không cần phải thuê nhân viên thay nhau trực cả ngày lẫn đêm. Bất cứ khi nào khách hàng tiềm năng của bạn truy cập và cần sự trợ giúp, chatbot sẽ luôn có mặt ở đó để giúp đỡ.
Sự tương tác gần gũi
Cho dù được sử dụng cho mục đích bán hàng, dịch vụ chăm sóc hay hỗ trợ khách hàng, các chatbot có tính tương tác nhiều hơn so với những hình thức khác như điện thoại, email hay giao tiếp ảo với khách hàng.
Bạn có thể cá nhân hóa nội dung tin nhắn chatbot, và cung cấp các cập nhật tới người dùng về hóa đơn, thời hạn vận chuyển và những gợi ý sản phẩm. Hãy làm sao để khách hàng không cảm thấy chán nản với các dịch vụ điện thoại tự động đòi hỏi phải qua nhiều bước nhập số, vốn gây nhiều khó khăn và rắc rối trong việc kết nối tới người cần liên lạc.
Tăng thời lượng truy cập trang web và tỷ lệ chuyển đổi
Một số dữ liệu đáng chú ý từ ALC (báo cáo marketing Mỹ) cho thấy rằng 98% lượng khách truy cập trang web của bạn rời đi mà không hề có sự tương tác nào, và có đến 68% số lượng giỏ hàng bị hủy bỏ. Bằng cách sử dụng chatbot, bạn sẽ có khả năng tương tác với khách truy cập một cách nhanh chóng khi họ đang suy nghĩ tìm kiếm ở đâu và tìm kiếm cái gì ở trên trang web của bạn.
Nghiên cứu của ALC cũng cho thấy rằng 99% người dùng không có bất kỳ sự chuẩn bị mua sắm nào khi họ truy cập vào trang web. Chatbot có thể xác định biểu đồ hoạt động và từ đó tương tác với người dùng. Kết quả từ sự tương tác này có thể giúp khách hàng có những sự gợi ý tốt hơn về sản phẩm và thậm chí là dẫn đến giao dịch chốt đơn hàng, điều mà sẽ không bao giờ xảy ra nếu không dùng chatbot.
Hiện nay có rất nhiều Chatbot trên thị trường phục vụ cho nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và người kinh doanh để tốiưu trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Tham khảo ngay kịch bản Chatbot miễn phí cũng như hàng loạt ưu đãi chỉ duy nhất trong tháng 11 này TẠI ĐÂY
Bắt trend #howmuchhaveyouchangedchallenge, thử xem các website đình đám "ngày ấy - bây giờ" Ai rồi cũng khác, hãy xem các website đã thay đổi như thế nào theo trend #howmuchhaveyouchangedchallenge đang nổi rần rần trên Facebook. Trào lưu #howmuchhaveyouchangedchallenge đang nở rộ trên Facebook với gần 3 triệu lượt chơi. Ai ai cũng đăng ảnh quá khứ và hiện tại của mình để chia sẻ sự thay đổi của bản thân với cộng đồng, để bắt...