Khắc phục tình trạng cán bộ ‘lướt sóng’
‘Lướt sóng’ là môn thể thao dưới nước, người chơi lợi dụng lực đẩy đầu các con sóng để tiến nhanh về phía trước.
Trong công tác cán bộ, ‘lướt sóng’ để chỉ những người được bổ nhiệm thần tốc, luân chuyển qua các vị trí từ thấp đến cao một cách nhanh chóng.
Mặc dù đúng quy trình, thủ tục nhưng mỗi vị trí công tác chỉ “lướt sóng” để làm đẹp “ sơ yếu lý lịch”, thực tế năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý, sâu sát cơ sở của cán bộ thì còn phải đặt dấu hỏi.
Nhận rõ có một bộ phận cán bộ “lướt sóng”, mới đây, tại Quy định số 80-QĐ/TW của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đã tăng thêm hai điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn so với trước đây, đó là: Cán bộ được giới thiệu từ nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức danh tương đương trở lên; đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Đồng thời, cán bộ phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là hai năm (trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định)…
Ảnh minh họa quy trình bổ nhiệm cán bộ: Dangcongsan.vn
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn về công tác cán bộ, đó là: Phải biết rõ cán bộ. Biết không phải theo mối quan hệ thân quen, họ hàng thân tộc, anh em, bầu bạn, mà biết rõ là cần có cách nhìn nhận, đánh giá về quá trình học tập, công tác, năng lực sở trường, về phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ để bố trí công việc cho hợp lý.
Video đang HOT
Chiếu theo Quy định 80 mà làm sẽ bảo đảm cán bộ được đảm nhận chức vụ có thời gian thể hiện năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho cán bộ cống hiến, sâu sát cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân, có đủ trình độ lý luận và thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ đảm nhận. Đồng thời, đây là điều kiện để mỗi cơ quan, đơn vị có điều kiện đánh giá, nhìn nhận những ưu, nhược điểm của cán bộ.
Để quy định đi vào cuộc sống, quan trọng vẫn là khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện. Dẫu biết rằng mọi quy định, quyết định đều không phủ quát hết mọi đối tượng, mọi khía cạnh của thực tiễn nhưng nếu chúng ta làm nghiêm túc, công tâm, khách quan, chú trọng quan tâm, quy hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ có đạo đức trong sáng, năng lực vượt trội từ sớm thì không sợ cán bộ bị trễ nhịp phát triển. Ngược lại, nếu quy định thực hiện không nghiêm, lại biến “những trường hợp đặc biệt” thành đa số, nơi đâu cũng “linh hoạt” áp dụng mà không kèm theo các điều kiện đặc biệt thì công tác cán bộ sẽ bị méo mó, khó có thể chọn được cán bộ tốt phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Do vậy, quá trình tổ chức thực hiện phải hết sức chú trọng phát huy dân chủ trong Đảng, phát huy vai trò giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn. Đồng thời, cấp trên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; kết hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên với định kỳ, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; xây dựng kế hoạch, phân công tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất…
Làm tốt những việc trên sẽ khắc phục được tình trạng cán bộ “lướt sóng”, góp phần lựa chọn được những cán bộ đủ đức, đủ tài phục vụ cho dân, cho nước, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; tạo chuyển biến tích cực vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay.
Cán bộ bị kỷ luật hãy chủ động từ chức, đừng để phải vận động
"Có những cán bộ không bị kỷ luật còn chủ động xin nghỉ sớm thì những người bị kỷ luật sao phải chờ tổ chức vận động, khuyến khích", PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.
Trong thông báo của Bộ Chính trị vừa được ký ban hành hôm 8/9 nêu rõ: Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định.
Mở đường để cán bộ dễ nói lời từ chức
Nêu suy nghĩ của cá nhân về nội dung này, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng, thông báo của Bộ Chính trị lần này cũng nhất quán và tiếp tục quan điểm trước đây của Trung ương: đồng chí nào tự thấy năng lực, uy tín còn hạn chế thì có thể từ chức không cần đợi hết nhiệm kỳ, hết thời gian bổ nhiệm. Thông báo lần này của Bộ Chính trị có đưa vào quy định trực tiếp đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
"Quan điểm đó theo tôi là rất rõ ràng và cần thiết trong điều kiện hiện nay để lựa chọn được những nhân tố xuất sắc. Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay không thiếu người giỏi, có phẩm chất, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, nên bố trí những cán bộ như thế vào, không nên để cán bộ bị kỷ luật vẫn tiếp tục ngồi lại vị trí của mình", ông Phúc nêu quan điểm.
Phân tích thêm về nội dung thông báo 20 của Bộ Chính trị, ông Phúc còn cho rằng chủ trương này là rất cần thiết, có ý nghĩa rất lớn trong công tác cán bộ hiện nay, nó sẽ giúp tháo gỡ sự trì trệ, nút thắt trong công tác cán bộ, đảm bảo nguyên tắc "có vào, có ra, có lên, có xuống", nguyên tắc này cũng đã được quán triệt từ lâu. Khi cán bộ không chịu từ chức, còn cơ quan "ngại" sắp xếp lại, sợ đụng chạm, thì cơ quan có trách nhiệm sẽ xem xét miễn nhiệm.
Tuy nhiên, theo ông Phúc, không phải không có cán bộ trọng danh dự. Thực tế cũng có cán bộ chưa đến tuổi nghỉ nhưng sẵn sàng nghỉ sớm vài ba năm, thậm chí có những cán bộ không hề bị kỷ luật, nhưng thấy cần thiết để đưa người kế nhiệm của mình lên, với suy nghĩ rằng nếu chờ ông trưởng đủ tuổi nghỉ, ông phó đã hết tuổi bổ nhiệm.
Ông Phúc nhấn mạnh nên khuyến khích những trường hợp như thế, bởi nó thể hiện quan điểm trong sáng, không tham quyền cố vị, giao lại vị trí cho người khác có thể đảm nhiệm được lâu dài hơn. Và nếu khuyến khích để cán bộ thấm được điều này là rất mừng.
Cho rằng, có thể xem thông báo 20 như một sự mở đường để cán bộ bị kỷ luật, hạn chế năng lực, uy tín giảm sút dễ dàng nói lời từ chức, rút lui trong danh dự, ông Nguyễn Trọng Phúc lập luận "khi cán bộ không bị kỷ luật còn sẵn sàng nghỉ sớm để trao lại vị trí, thì những cán bộ đã bị kỷ luật nên chủ động từ chức chứ không phải đợi đến lúc tổ chức vận động hay khuyến khích, như thế mới là danh dự, tự trọng".
Trao đổi về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, giới chuyên gia đã và đang đề cập khá sôi nổi về văn hóa từ chức, nhưng đáng tiếc văn hóa từ chức ở ta vẫn chưa trở nên phổ biến. Cùng quan điểm này, ông Phúc cho rằng, số cán bộ rút lui vì tự trọng vẫn chưa trở thành một xu thế bởi cán bộ ta chưa quen, suy nghĩ còn nặng nề. Đáng ra, người ta phải thấy rằng chủ động từ chức có khi còn giữ được uy tín, thậm chí tăng uy tín của mình lên; ngược lại cứ cố ngồi đó chỉ mất uy tín thêm.
Cần khuyến khích và xây dựng bằng được văn hóa từ chức, bởi ông Phúc cho rằng Trung ương dùng từ "khuyến khích" là để hướng đến trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị bớt đi suy nghĩ nặng nề về chức quyền. Chức vụ quyền hạn là do Đảng, Nhà nước giao phó, nếu thấy không làm nổi thì xin thôi là chuyện bình thường. Có được suy nghĩ như vậy mới dần hình thành được văn hóa từ chức.
Tới đây, văn hóa từ chức có thể trở thành một xu hướng?
"Sau thông báo 20, sẽ có văn hóa từ chức trong cả hệ thống chính trị hay không còn cần phải có thời gian, nhưng sẽ hình thành một nếp sống mới trong đời sống chính trị của đất nước".
Cơ sở để ông Phúc đưa ra nhận định trên bởi trong lịch sử Đảng ta đã có những tấm gương, đó là Tổng Bí thư Trường Chinh xin từ chức năm 1956 do sai lầm trong cải cách ruộng đất. Và không chỉ Tổng Bí thư Trường Chinh, một số cán bộ trong Trung ương lúc đó cũng xin từ chức.
Sở dĩ sau này cán bộ khó mở lời từ chức, bởi quan niệm chức quyền là cái gì đó rất ghê gớm thành ra người ta không dám từ chức, chứ thực ra là bình thường. Được giao thì hoàn thành nhiệm vụ, nếu không được giao, không đủ khả năng để hoàn thành thì từ chức cũng là bình thường, không ảnh hưởng đến uy tín cá nhân.
Quan trọng là cán bộ phải làm sao để đấu tranh với bản thân mình, vượt qua được những quan niệm về chức quyền. Bởi để thoát ra khỏi quan niệm "thâm căn cố đế" đã lên là không xuống rất khó, cần thời gian, quyết tâm và đặc biệt là những tấm gương.
"Anh có thể được đề bạt chức vụ cao nhưng không hoàn thành thì xuống vị trí thấp hơn; anh được vào Đảng vì anh xứng đáng, nhưng khi đã không còn xứng đáng thì nên bước ra không để Đảng phải khai trừ. Cán bộ phải thông được tư tưởng ấy mới có thể gỡ được nút thắt trong công tác cán bộ", ông Phúc nói.
4 lỗi sai ngay cả Bill Gates cũng từng mắc phải khi viết CV xin việc Tập tài liệu được Bill Gates chia sẻ trông giống như một bài luận hơn là một sơ yếu lý lịch, nó bao gồm các đoạn văn được đánh máy gọn gàng từ trên xuống dưới, được viết bằng phông chữ Courier, một phông chữ không quá phổ biến lắm ngày nay. Người đồng sáng lập Microsoft, đồng thời là nhà từ thiện,...