Khắc phục khó khăn tập trung hoàn thành tài liệu Giáo dục địa phương
Các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đang khẩn trương hoàn thành tài liệu Giáo dục địa phương đáp ứng kịp thời Chương trình GDPT mới.
Tỉnh Vĩnh Long tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương.
Có những khó khăn nhất định nhưng việc biên soạn, phát hành tài liệu được ưu tiên thực hiện.
Tâm huyết của mỗi địa phương
Nội dung giáo dục địa phương được coi như một bộ phận của Chương trình GDPT 2018 và được thực hiện giảng dạy như một môn học. Bộ tài liệu Giáo dục địa phương do địa phương tổ chức xây dựng, biên soạn, với quy trình biên soạn, thẩm định theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chất lượng cả về nội dung và hình thức, cũng như phù hợp với Chương trình GDPT 2018.
Điểm khác biệt giữa tài liệu Giáo dục địa phương mới so với những tài liệu trước đây là tập trung biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, với quy trình chặt chẽ, công phu. Theo chia sẻ của các giáo viên, nếu được xây dựng, biên soạn bởi tâm huyết của thầy cô ở địa phương, sẽ có Bộ tài liệu Giáo dục địa phương đạt chất lượng tốt. Qua đó, giúp học sinh có nền tảng trí tuệ, đạo đức, nghị lực, hiểu văn hóa vùng miền để học tập và phát triển.
Video đang HOT
Tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 và lớp 2. Qua giảng dạy, giáo viên các trường tiểu học tổ chức dạy tích hợp nội dung các chủ đề trong tài liệu Giáo dục địa phương vào các môn học Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm… Theo đánh giá của giáo viên dạy thực nghiệm, việc tích hợp nội dung cơ bản thuận lợi, dễ dàng, hợp lý, làm cho tiết dạy sinh động hơn. Học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương. Qua đó hình thành tình yêu, có trách nhiệm đối với quê hương, từng bước giúp các em phát triển phẩm chất và năng lực bản thân đúng định hướng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long, tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 có 8 chủ đề: Vĩnh Long nơi em sống; Em cùng gia đình giữ vệ sinh môi trường sống; Cuộc sống quanh em; Đồ vật thân quen; Món ngon Vĩnh Long; Đồng dao quê em; Trò chơi dân gian của quê hương và Nghề nghiệp của người dân quê em. Sở phân công mỗi trường tiểu học dạy thực nghiệm 1 chủ đề, tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm hoặc môn học trong Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1.
Nội dung Giáo dục địa phương của tỉnh Đồng Tháp cũng bám sát tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; Cập nhật tình hình thực hiện các đề án lớn của tỉnh như: Tái cơ cấu nông nghiệp; Tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp; Phát triển du lịch tỉnh… Để đảm bảo các kỹ năng giảng dạy và truyền đạt tài liệu Giáo dục địa phương, sở GD&ĐT, các phòng chuyên môn tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên sử dụng, khai thác nội dung các chuyên đề vào dạy học. Giáo viên cũng được tập huấn các kiến thức trọng tâm, phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học, xây dựng các chuyên đề tích hợp liên môn…
Một buổi thẩm định tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh An Giang.
Nhiệm vụ quan trọng
Sở GD-KH&CN Bạc Liêu xác định việc biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương là nhiệm vụ quan trọng. Từ năm 2012, ngành Giáo dục Bạc Liêu đã chủ trì biên soạn Bộ tài liệu dạy học địa phương theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bộ tài liệu gồm 5 cuốn, đã được triển khai, đưa vào giảng dạy và học tập ở bậc tiểu học và trung học trên địa bàn tỉnh từ năm học 2012. Thực tế đã chứng minh về hiệu quả, sự đáp ứng khá tốt của Bộ tài liệu cho hoạt động dạy – học nội dung Giáo dục địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, theo quy định của Chương trình GDPT 2018 thì Bộ tài liệu này không còn phù hợp với yêu cầu dạy – học. Theo ông Dương Hồng Tân, Phó Giám đốc Sở Sở GD-KH&CN Bạc Liêu, không phù hợp là do Chương trình GDPT hiện hành chỉ quy định việc thực hiện nội dung Giáo dục địa phương trong một số môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý…
Trong khi đó, Chương trình GDPT 2018, nội dung Giáo dục địa phương bao gồm các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương (lễ hội, loại hình nghệ thuật truyền thống, phong tục, tập quán, danh nhân văn hóa, di tích, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương); các vấn đề về địa lý, kinh tế hướng nghiệp của địa phương (địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội, du lịch, thị trường lao động, các ngành nghề, làng nghề truyền thống, ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương); vấn đề về chính trị – xã hội, môi trường của địa phương…
Do đó, việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung Giáo dục địa phương của tỉnh trong giai đoạn hiện nay vừa mang tính cấp thiết, vừa là nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và các đơn vị hữu quan để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Tỉnh Đồng Tháp từ rất sớm đã chủ động trong việc thực hiện tài liệu Giáo dục địa phương theo Chương trình GDPT 2018. Sở GD&ĐT đã liên hệ với các sở, ngành, tổ chức chính trị – xã hội cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực quản lý. Phòng GD&ĐT, cơ quan chuyên môn địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch theo địa bàn.
Đến nay, các nội dung biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương tuân thủ quy định của pháp luật, xây dựng cụ thể hóa từ mục tiêu của Chương trình GDPT năm 2018. Ban biên soạn tài liệu tập trung biên soạn những kiến thức gắn với vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi trường… trong tỉnh Đồng Tháp, phù hợp với từng cấp học.
Theo ông Bùi Quý Khiêm, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, tài liệu Giáo dục địa phương của tỉnh còn có sự phối hợp của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp; Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp; Trường Đại học Đồng Tháp; Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp; Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp…
Tham gia dạy thực nghiệm Giáo dục địa phương, cô Nguyễn Mai Ngọc, giáo viên Trường Tiểu học Bình Tân, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cùng các giáo viên đã nghiên cứu kỹ tài liệu Giáo dục địa phương; tổ chức nghiên cứu nội dung bài dạy, thống nhất ý tưởng thiết kế các hoạt động trong bài; góp ý trước khi dạy thực nghiệm. Nhờ sự hỗ trợ tích cực về mặt kiến thức, chuyên môn từ nhóm hỗ trợ dạy thử nghiệm, các giáo viên thiết kế bài dạy công phu, đa dạng, phát huy sự sáng tạo của học sinh.
Ông Trần Thế Cương là Tổng chủ biên Hội đồng biên soạn tài liệu GD địa phương
UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định về việc kiện toàn Hội đồng biên soạn tài liệu giáo dục địa phương thành phố cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Theo đó, Tổng chủ biên Hội đồng biên soạn tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hà Nội ở cả 3 cấp học là ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Chủ biên cấp tiểu học là bà Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và ông Đinh Gia Lê - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Chủ biên cấp trung học cơ sở là ông Phạm Vĩnh Thái - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Chủ biên cấp trung học phổ thông là ông Trần Ngọc Điệp - Phó trưởng Ban biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Cùng với đó là 24 tác giả chia đều cho các cấp học.
Ảnh minh họa: Thùy Linh.
Nội dung quyết định nêu rõ: Hội đồng biên soạn nội dung giáo dục địa phương có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức biên soạn nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố và các quy định hiện hành của pháp luật bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Hội đồng biên soạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trước đó, năm 2019, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 274/KH-UBND tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Giáo dục địa phương sẽ là nội dung bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố. Tùy theo từng cấp học, nội dung giáo dục địa phương sẽ được tích hợp trong các hoạt động trải nghiệm và trong việc tổ chức dạy học các môn học; bảo đảm yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phù hợp với lứa tuổi, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức của học sinh.
TP Cần Thơ triển khai chương trình Giáo dục địa phương lớp 6 UBND TP Cần Thơ vừa có công văn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 466/Q-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông của TP Cần Thơ. Chủ tịch UBND thành phố giao Giám đốc Sở GD&ĐT chủ trì,...