Khác ở Việt Nam, lương giáo viên Hàn Quốc cao ngất ngưởng
Một giáo sư đại học Hàn Quốc cho biết nước này, giáo viên là một trong những nghề được săn đón do có mức lương cao ngất ngưởng.
Một giảng viên đặt câu hỏi cho các diễn giả tại hội thảo quốc tế sáng 16-12. Ảnh: Mỹ Tâm
Đó là những thông tin được cung cấp tại Hội thảo quốc tế chủ đề “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quan lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm” do Bộ GD-ĐT phối hợp Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức sáng 16-12.
Trình bày tại hội thảo, GD Kyung-Hwoi Kim từ Trường ĐH Sungshin (Hàn Quốc) cho biết sở dĩ nước này từ một nước nghèo trở thành quốc gia phát triển như ngày nay là nhờ thành công từ nền giáo dục. GS Kim kể rằng ở nước ông, nghề giáo là nghề cao quý, luôn được trân trọng. Bằng chứng là 57% phụ huynh hy vọng con họ trở thành giáo viên, những giáo viên tiểu học được tuyển chọn từ tốp 5% những học sinh trung học xuất sắc nhất. Hiện nghề giáo là nghề được người trẻ Hàn Quốc chọn lựa nhiều nhất, trên cả kỹ sư, bác sĩ. Cũng theo GS Kim, ngành sư phạm ở Hàn Quốc sở dĩ trở nên thu hút đến vậy là do 3 yếu tố: Mức lương cạnh tranh, công việc ổn định, môi trường làm việc tốt. Khác với ở Việt Nam và một số nước khác, mức lương giáo viên sau 10 năm công tác sẽ gấp 2,3 lần những nghề khác như kỹ sư.
Do đó, quá trình tuyển sinh vào các trường sư phạm ở nước này rất khắc nghiệt: Cứ 20 thí sinh thi sư phạm chỉ 1 em đậu. Trước câu hỏi thú vị của một giảng viên: “Vậy 19 người còn lại đi đâu, làm việc gì? Sinh viên sư phạm ra trường có bị thất nghiệp như ở Việt Nam không?”, GS Kim cho hay đa phần họ vẫn theo đuổi con đường dạy học, đó là làm gia sư. “Gia sư là nghề khá béo bở ở Hàn Quốc”, ông nói. Theo chuyên gia này, để thu hút người tài giỏi vào ngành sư phạm, điều đầu tiên Việt Nam cần làm là tăng lương cho giáo viên.
Ngoài bài diễn thuyết của GS Kim, buổi hội thảo còn thu hút rất nhiều diễn giả là chuyên gia từ các trường ĐH trong và ngoài nước (Nhật, Mỹ, Đài Loan…). Qua đây, các chuyên gia đã phác thảo những kinh nghiệm thành công lẫn khó khăn tại các nước, trường ĐH, THPT về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, nhằm tạo cơ hội cho các trường sư phạm nước ta học hỏi.
Video đang HOT
Cũng tại buổi hội thảo, GS Tohsaku từ ĐH California, San Diego (Mỹ) cho biết giáo dục công lập ở Mỹ dựa trên 3 tiêu chuẩn: giáo viên, sinh viên và quá trình đào tạo giáo viên. Do mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục cao nên kết quả thu được khá mỹ mãn. Theo GS Tohsaku, tuy hiện tại nền giáo dục Mỹ xếp hàng đầu thế giới nhưng cũng có giai đoạn nước này trải qua khủng hoảng, phải thực hiện cải cách, đó là những năm 1980. Theo GS, giáo viên Mỹ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn rất cao nên chất lượng nhìn chung tốt. Mặt khác, các bang luôn có những buổi chuyên đề, khóa huấn luyện nhằm khuyến khích giáo viên đổi mới cách dạy, học hỏi kiến thức, đồng thời luôn giữ thái độ, tư tưởng đúng mực, là hình mẫu cho học sinh noi theo. Tuy nhiên, ông lưu ý Việt Nam muốn nâng cao hệ thống giáo dục cần kiên trì thực hiện các chính sách lâu dài, không thể nóng vội mà thành công trong một sớm một chiều.
Theo Tinmoi24.vn
8 yêu cầu cần có của người cán bộ quản lý giáo dục thời 4.0
Theo ThS Đàm Thị Phương - Học viện Quản lý giáo dục, để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, người cán bộ quản lý giáo dục cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản.
Cán bộ quản lý giáo dục cần phải thay đổi trong tư duy. Ảnh: Minh Phong
Thứ nhất, người cán bộ quản lý giáo dục phải có bản lĩnh chính trị luôn kiên định với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Biết giữ gìn kế thừa và phát triển những truyền thống thông minh, hiếu học của dân tộc; luôn cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
Thứ hai, phải có tầm nhìn xây dựng chiến lược, chính sách giáo dục: Người cán bộ quản lý giáo dục cần phải được trang bị về kiến thức, kỹ năng và thái độ để xác định vị trí, vai trò, tầm nhìn, sứ mệnh của giáo dục và của cơ sở giáo dục, từ đó có thể xây dựng được các chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và cơ sở giáo dục.
Thứ ba, phải có năng lực quản lý nguồn nhân lực giáo dục: Cán bộ quản lý giáo dục cần phải thay đổi trong tư duy về vai trò và nội dung của các chính sách phát triển và quản lý nguồn nhân lực giáo dục và cơ sở giáo dục.
Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý giáo dục là biết vận dụng lý luận, cơ sở pháp lý để triển khai các nội dung quản lý nguồn nhân lực ở cơ sở mình từ tuyển dụng, bố trí công việc, phân công nhiệm vụ, đánh giá, khen thưởng kỷ luật, chính sách đãi ngộ...
Thứ tư, phải có năng lực chuyên môn thể hiện ở: Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề tình huống, phát hiện thách thức, cơ hội, nguy cơ, đề xuất các giải pháp tận dụng cơ hội và tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề xung yếu, đột phá của hệ thống hoặc tổ chức; Khả năng xác định đúng phương hướng phát triển hệ thống hoặc tổ chức.
Phải có năng lực đổi mới tư duy; năng lực thích ứng hoà nhập và hội nhập; năng lực hợp tác; năng lực kiểm tra đánh giá; nắm vững luật giáo dục và hiểu biết pháp luật có liên quan; có kỹ năng phân tích tổng hợp; có lòng nhân ái, tính trung thực và khiêm tốn; có tác phong công nghiệp; có tính quyết đoán; biết ứng dụng ngoại ngữ, tin học giúp cho việc quản lý.
Thứ năm, phải có năng lực lãnh đạo ưu việt, vận dụng các phương pháp chuyển đổi để đáp ứng vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo nhà trường ngày càng lớn hơn, theo kịp các mục tiêu đổi mới của nhà trường.
Thứ sáu, phải có khả năng phát triển nhà trường lấy người học làm trung tâm, trong đó tạo điều kiện đề người học luôn nỗ lực đạt được kết quả cao nhất và không ngừng đổi mới đến cùng. Cần có tầm nhìn toàn cảnh và hệ thống để đảm bảo các chương trình chuyến đổi của nhà trường phải bám sát mục tiêu phát triển quốc gia ở cấp độ cao hơn.
Người cán bộ quản lý giáo dục phải bền bỉ, kiên trì và quyết tâm trên con đường giáo dục toàn diện học sinh, tạo điều kiện để các em phát huy được năng lực giải quyết các vấn đề trong đời sống, có kỹ năng sống tích cực, có kỹ năng định hướng nghề nghiệp tương lai, nhằm tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Thứ bảy, phải có năng lực liên hệ giữa tầm nhìn quốc gia với trường học và quá trình thay đổi. Bối cảnh xã hội hiện nay là vạn vật kết nối internet, mọi sự vật, hiện tượng hay con người đều dễ dàng kết nối, liên hệ với nhau.
Vì vậy, người cán bộ quản lý giáo dục phải có một cái nhìn tổng quan, khách quan và so sánh giữa hệ thống giáo dục Việt Nam với giáo dục của thế giới, từ đó có những định hướng phát triển hợp lý cho giáo dục nước ta.
Thứ tám, phải có các kỹ năng khác nhau trong điều hành, giải quyết công việc như: Tổ chức công việc của bản thân, các phương pháp, quá trình, quy trình làm việc hàng ngày, kết hợp công việc trước mắt và lâu dài;
Biết cách làm việc với mọi người, hợp tác và tạo ra môi trường phát huy khuyến khích mọi người làm việc phát huy sáng tạo cá nhân; Biết kiểm tra, đánh giá và sử dụng đúng năng lực của từng người; Phát hiện được vấn đề tổng quát và chi tiết, nhận biết nhân tố động lực.
"Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cần phải hội tụ được những phẩm chất, năng lực hiện đại như kỹ năng hợp tác, năng lực tu duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, tạo động lực, phải có tầm nhìn sâu rộng, biết cách phân tích, liên hệ, so sánh giữa giáo dục Việt Nam với các nền giáo dục khác trên thế giới.
Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục sẽ giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo hệ thống giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng, từ đó giúp giáo dục đạt được mục tiêu và sứ mệnh cao cả của mình" - ThS Đàm Thị Phương.
Theo Giaoducthoidai.vn
Vĩnh Phúc: đo lường độ với dịch vụ giáo dục công Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch tổ chức triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh năm học 2017-2018. ảnh minh họa Theo đó, khảo sát bằng phiếu hỏi. Phiếu khảo sát được thiết kế với nhiều câu hỏi, bộ câu hỏi do Bộ GD&ĐT cung cấp phù...