Khác biệt trong cách nuôi dạy trẻ ở các nước
Phụ huynh ở các quốc gia trên thế giới đều có phương pháp nuôi dạy con cái khác nhau.
Văn hóa là yếu tố chính giúp các bậc cha mẹ hình thành nên phong cách dạy trẻ đặc biệt ở mỗi quốc gia. Cách bạn lớn lên, giá trị bạn được trao và những chuẩn mực văn hóa mà bạn chứng kiến ảnh hưởng đến cách bạn nuôi dạy con cái.
Phụ huynh trên khắp thế giới có những quan điểm khác nhau về nuôi dạy trẻ. Dưới đây là 10 cách nuôi dạy con khá đặc biệt ở một số nơi trên thế giới.
1. Đan Mạch: Trẻ sơ sinh ở một mình ngoài đường trong xe đẩy khi bố mẹ mua sắm hoặc dùng bữa
Bố mẹ ở Đan Mạch thường để con ngủ ở trong xe đẩy trên vỉa hè trong khi họ dùng bữa tại nhà hàng hoặc vào cửa hàng mua sắm. Các xe đẩy có gắn thiết bị công nghệ cao để bố mẹ có thể theo dõi, quan sát con trong khoảng thời gian họ đi mua sắm hoặc ăn uống trong nhà.
2. Na Uy: Trẻ sơ sinh ngủ trưa ngoài trời
Ở các nước Bắc Âu, trẻ sơ sinh ngủ trưa ngoài trời là điều thường thấy. Các bậc cha mẹ ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan tin rằng ngủ ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ.
Ngay cả khi mùa đông đến, trong thời tiết giá lạnh, trẻ sơ sinh thường được mặc ấm và đặt vào xe đẩy để nghỉ ngơi ngoài trời. Các bậc cha mẹ ở đây tin rằng không khí trong lành ngoài trời sẽ tốt hơn cho trẻ em. Đồng thời, họ nghĩ rằng điều đó giúp trẻ giảm nguy cơ bị cảm lạnh hoặc cúm do không khí trong nhà.
3. Phần Lan: Trẻ em được nghỉ học thường xuyên
Tại Phần Lan, học sinh tiểu học sẽ được nghỉ 15 phút sau một tiết học 45 phút. Các phụ huynh ở đây tin rằng, trẻ có thể tập trung tốt hơn vào công việc của mình nhờ việc nghỉ ngơi thường xuyên để vui chơi và vận động. Dù cho trẻ được nghỉ nhiều, Phần Lan vẫn là một trong những đất nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới.
4. Hồng Kông, Ấn Độ và Đài Loan: Cho trẻ thức khuya
Các bậc cha mẹ trên khắp thế giới có những quan niệm khác nhau về thời điểm trẻ em nên đi ngủ. Trong khi các bậc cha mẹ ở New Zealand và Úc đi ngủ vào khoảng 7:30 tối, thì các bậc cha mẹ ở Hồng Kông, Ấn Độ và Đài Loan cho con cái của họ đi ngủ muộn hơn là vào khoảng 10:00 tối.
5. Ý: Trẻ em được nếm rượu trong bữa tối
Ở Ý và nhiều nước châu Âu khác, trẻ lớn và thanh niên được cho phép thưởng thức rượu vang cùng gia đình trong bữa tối.
Mặc dù độ tuổi hợp pháp để mua rượu là 18 ở hầu hết các quốc gia châu Âu, nhưng việc nếm rượu có sự giám sát của gia đình không được coi là đáng ngại. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nếm rượu trong bữa tối gia đình hoặc khi có sự giám sát của người lớn có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề lạm dụng chất gây nghiện sau này của trẻ.
Video đang HOT
6. Thụy Điển: Không đánh đòn
Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên cấm đánh đòn trẻ vào năm 1979. Điều đó có nghĩa là thế hệ trẻ em đầu tiên chưa từng bị trừng phạt thân thể giờ đây đã trở thành những người cha, những người mẹ.
Kể từ lệnh cấm trừng phạt thân thể của Thụy Điển, danh sách các quốc gia cấm đánh đòn trẻ em tiếp tục tăng lên. Hiện tại, trên thế giới có 52 quốc gia khác cấm cha mẹ sử dụng các hình phạt thân thể đối với trẻ em.
Ảnh minh họa
7. Pháp: Dạy con thưởng thức bữa ăn
Rất khó để thấy trẻ em ở Pháp xúc thức ăn vội vàng cho qua bữa. Trẻ em ở các trường học tại Pháp được dành tối thiểu 30 phút để ăn trưa. Nhiều trường còn ra quy định thời gian ngồi vào bàn ăn lâu hơn và giờ nghỉ giải lao cũng được kéo dài. Giờ ăn trưa là cơ hội để trẻ giao lưu và thử những món ăn mới. Các bậc cha mẹ Pháp tin rằng điều quan trọng là phải ăn chậm lại và thưởng thức bữa ăn. Họ tập cho con cái của mình thói quen ăn chậm từ khi con còn nhỏ.
9. Trung Quốc: Tập cho con đi vệ sinh từ sớm
Cha mẹ ở Trung Quốc tập cách đi vệ sinh cho con mình từ rất sớm bằng cách mặc quần hở đáy cho con. Khi ra ngoài, trẻ có thể ngồi xổm hoặc được cha mẹ hỗ trợ khi cần đi vệ sinh mà không cần hạ quần và không cần thay tã. Tã được sử dụng rộng rãi hơn ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhưng ở nhiều vùng nông thôn, các bậc cha mẹ vẫn tiếp tục sử dụng quần hở đáy cho con.
9. Nhận Bản: Để trẻ tự lập, cho trẻ sử dụng phương tiện công cộng một mình
Trẻ em ở Nhật Bản được sử dụng phương tiện giao thông công cộng một mình từ khi còn nhỏ. Cha mẹ Nhật tin rằng, điều quan trọng là phải cung cấp cho trẻ nhỏ những kỹ năng cần thiết để chúng tự tìm đường đi. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng có thể làm những công việc vặt đơn giản cho cha mẹ. Không có gì lạ khi trẻ em được gửi đến tiệm bánh hoặc cửa hàng tạp hóa để chọn một vài món đồ. Cha mẹ Nhật Bản muốn con cái của họ tự lập từ khi còn nhỏ.
Ảnh minh họa
10. Liechtenstein: Trẻ 7 tuổi mới bắt đầu đi học
Mặc dù việc đi học là bắt buộc với trẻ từ 5 tuổi ở Anh và Úc, nhưng các bậc cha mẹ ở Liechtenstein có thể chọn không cho con đi học đến khi chúng 7 tuổi. Tuy nhiên, việc đi học muộn hơn dường như không làm chậm quá trình phát triển giáo dục của con cái họ. Liechtenstein tuyên bố quốc gia này có tỷ lệ biết chữ là 100%.
3 quy tắc giáo dục để trẻ biết yêu thương anh chị em của mình
Muốn trẻ nhường nhịn, thương yêu nhau, bố mẹ nên áp dụng những biện pháp dưới đây.
Khi nhà có từ 2, 3 đứa trẻ trở lên, chúng ta hẳn không lạ gì với việc đứa này khóc, đứa kia mách bố mẹ, phụ huynh phải quát kiểu như "sao lại đánh em!". Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những đứa trẻ lớn hơn thường chọc ghẹo em, thậm chí đánh, cấu hay cắn em mình khi không có mặt bạn.
Vì sao trẻ hay cãi nhau?
Chia sẻ về vấn đề này, Chuyên gia - bác sĩ Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) cho rằng:
Sự tranh cãi hay đánh nhau của những đứa trẻ trong gia đình là 1 phần của kết quả tiến hóa. Nó lưu trữ trong não bộ của mỗi đứa trẻ khi vừa sinh ra vì dù gì chúng ta cũng là 1 nhánh tiến hóa của động vật bậc cao. Tuy nhiên, khác động vật, xã hội con người bắt đầu phân tầng sâu sắc các mối quan hệ và yêu thương. Điều này đã làm một phần của tự nhiên "tạm ngủ yên". Giai đoạn nhỏ là 1 giai đoạn quan trọng, vì bản chất hoang dã của "con hổ" nhỏ vẫn bộc lộ, nó rất nhạy cảm với môi trường nuôi dưỡng ở giai đoạn này để đến 1 trong 2 quyết định là "ngủ yên" hay là "thức dậy".
Một điều thú vị rằng, chính cách giáo dục trong gia đình (từ chính cha và mẹ) sẽ quyết định việc "con hổ nhỏ ngủ yên" mãi mãi trong tình yêu thương.
Ảnh minh hoạ.
RẤT NHIỀU CHÚNG TA VÔ TÌNH DẠY SAI: TẠO SỰ CHIA RẼ Ở CON TRẺ!
Mỗi đứa trẻ đều sinh ra có 1 con hổ nhỏ gọi là "ích kỷ". Điều này chỉ để chúng đảm bảo có được sự yêu thương, chăm sóc để phát triển. Bằng chứng khoa học đã đồng ý rằng: cách đáp ứng của cha mẹ trong gia đình là rất quan trọng và quyết định liệu "con hổ nhỏ" này thức dậy hay sẽ ngủ yên.
Dẫu rằng đứa trẻ nào thì chúng ta cũng đều yêu thương bằng nhau, nhưng đôi lúc cách dạy, cách ứng xử của chúng ta lại tạo sự chia rẽ giữa chúng. Đặc biệt nó thường đến từ các vấn đề cơ bản của cuộc sống như ngủ, chơi, ăn, yêu thương.
Đây là một số ví dụ về cách ứng xử "tạo sự chia rẽ":
1. Ăn: Bạn có thể nói gì đó tương tự như: "Tin ăn ngoan không, chả khóc gì. Chị Na ăn hư quá".
2. Ngủ: "Ngủ đi con, lăn lộn hoài để em ngủ nữa chứ".
Người mẹ vô tình lấy đứa em làm lí do để bắt đứa lớn hơn ngủ. Vô tình đưa lợi ích của đứa này làm điều kiện cho bất lợi của đứa khác.
3. Chơi: Người bà vỗ về đứa nhỏ "Ngoan ngoan nào!" và quát đứa lớn "Na đưa con gấu cho em!" dù đó là đến lượt chơi của chị Na.
4. Yêu thương: Những câu nói đùa tưởng chừng vô hại, nhưng lại làm chia rẽ lớn tình yêu thương. Ví dụ, "Ngoan ngoan mẹ thương, mẹ thương hơn chị Na nhé". Hoặc người bà thường hay nói đùa "Mẹ mày đâu? Thế nó bỏ rơi mày rồi, lại với bà này!".
Ảnh minh hoạ
Các câu nói đùa trên không hề có ác ý gì cả, nhưng tâm hồn trẻ con nghĩ nhiều hơn chúng ta nghĩ. Có 1 lần tôi về Việt Nam chơi, mẹ tôi cho trái mít chưa chín và bảo để nó dưới nắng để nhanh chín. Không biết đứng ở đâu mà đứa cháu nhỏ nhà tôi nghe được câu chuyện. Thế là đứa cháu gái nhỏ 5 tuổi hì hục buổi trưa di chuyển trái mít theo ánh nắng chiếu trên sân. Trẻ con trong tuổi học và hiểu, nó hiểu nhiều chiều hơn cách hiểu của chúng ta. Hãy thận trọng đưa ra sự so sánh, điều kiện lợi ích, bên nặng bên khinh,... Đến lúc bạn nhận ra hậu quả có thể đã muộn màng.
HÃY DẠY YÊU THƯƠNG VÀ HỢP TÁC!
TS. Feinberg, ĐH Bang Penn, Mỹ từng nói rằng: cách làm giảm các xung đột xảy ra giữa những con hổ nhỏ là hãy dạy chúng hợp tác cùng nhau trong vui chơi, giải quyết vấn đề, quan trọng là giải quyết xung đột phải công bằng và lắng nghe trẻ, cho chúng nhận xét lỗi sai - đúng của bé còn lại.
Khi hợp tác vui chơi cùng nhau hoặc vì 1 kết quả chung, những con hổ nhỏ sẽ tự biến mất, nhường chỗ cho tinh thần hợp tác và đối mặt thử thách. Ví dụ: 2 bé có thể cùng chơi 1 trò chơi quy định luật chơi, phạt - thưởng công bằng dù ai lớn ai nhỏ.
Xếp hình puzzle cùng nhau là hoạt động có thể khuyến khích cho các bé 3-6 tuổi. Trẻ cần thống nhất để đưa ra vị trí đặt vào. Để dạy chúng thống nhất, hãy để chúng tự tranh luận vị trí và không có can thiệp của bạn. Nếu không thống nhất, hãy để mỗi đứa xếp vào theo ý để nhận ra sai lầm. Khi đứa nào nhận ra sai, thì hãy tự gỡ ra và đưa đứa khác.
Ảnh minh hoạ
3 quy tắc giáo dục để trẻ biết yêu thương anh chị em của mình
Khi gặp các vấn đề về ăn uống, ngủ nghỉ như ví dụ trên, trẻ lớn thường làm ồn bé nhỏ ngủ là tình huống tôi hay gặp. Cha mẹ được khuyên là:
Quy tắc 1. Đặt bé lớn ra khỏi nơi bé nhỏ ngủ vì lí do giường là để ngủ, chứ không phải để chơi. Lí do bạn đưa ra phải là sự thật, không phải để đem lại lợi ích cho ai.
Quy tắc 2. Cho bé lớn biết đây là giờ ngủ, em con và bố mẹ cần ngủ, và con cũng phải ngủ để có sức khỏe đi học ngày mai.
Quy tắc 3. Đưa luật ngủ của gia đình - hãy tạo luật ngủ sớm nhất có thể khi trẻ bước sang 1 tuổi để trẻ hiểu ban ngày là chơi, ban đêm là cần ngủ.
Cách chúng ta cho trẻ lí do đúng và tránh mang "lợi ích" hay "đe dọa" là cách tiếp cận nên làm vì trẻ tự biết đánh giá nó và sẽ ngoan hơn.
Để con tự giác học mà không đòn roi: Cha mẹ cần cùng con làm 1 việc ngay từ khi con 3 tuổi Phương pháp này chỉ cần dành một chút thời gian cùng con thực hiện mỗi ngày, kết quả thu được khiến cha mẹ bất ngờ. Cha mẹ nào cũng hy vọng, con lớn lên sẽ biết mình thích gì và nỗ lực để theo đuổi đam mê của mình. Với sự phát triển của Internet, mỗi ông bố bà mẹ đều cố gắng...