Khác biệt mâm cỗ Tết 3 miền
Hà Nội có thịt đông, Huế có thịt luộc tôm chua và các tỉnh miền Nam không thể thiếu thịt kho hột vịt trong ngày Tết.
Mâm cỗ ngày Tết tại các tỉnh thành Việt Nam mỗi nơi một nét, tùy văn hóa, địa lý hay ẩm thực của mỗi vùng miền. Khi đi du lịch vào dịp đầu năm, bạn có thể được thưởng thức, hiểu về văn hóa ẩm thực qua mâm cỗ tại từng địa phương.
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết cho biết, mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội hay người miền Bắc nói chung thường có xôi gấc, bánh chưng, dưa hành muối, nem (chả giò), giò thủ và thịt đông. Các món ăn này được chọn vì người miền Bắc đón xuân vào thời tiết lạnh. Trong đó, thịt đông là món đặc trưng của mùa đông xuân mà các vùng miền khác thường không có.
Mỗi gia đình thường gia giảm thêm một số món như bóng bì xào thập cẩm, gà luộc, canh măng, miến xào mề gà… Bà Ánh Tuyết cũng cho biết, theo truyền thống, mâm cỗ xưa cần 4 bát, 4 đĩa. Những nhà khá giả hoặc làm quan thì làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa.
Mâm cỗ Tết miền Bắc. Ảnh: Shutterstock
Miền Trung
Ở Huế các món ăn cho mâm cỗ Tất niên thường có tối thiểu 7 món. Người Huế vẫn nấu những món trong cuộc sống hằng ngày. Theo nghệ nhân ẩm thực Huế Mai Thị Trà, không tính gà luộc nguyên con, xôi, chè…, mâm cỗ thường gồm bánh chưng hoặc bánh tét, món hầm, thịt luộc tôm chua, tôm thịt rim, cá chiên, một món xào, dưa món. Bên cạnh đó, chả, nem chua, ram Huế, gỏi… cũng là một số món được ăn vào ngày Tết, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Những món ăn này có trên mâm cỗ của người dân, còn yến tiệc đón năm mới của vua chúa triều Nguyễn sẽ đủ sơn hào hải vị, được chế biến cầu kỳ.
Nem công chả phượng là một món ăn biểu tượng của ẩm thực cung đình Huế. Ảnh: Bảo Ngân
Video đang HOT
Miền Nam
Những món không thể thiếu trong cỗ tết phương Nam là bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt và thịt kho hột vịt. Đầu bếp Trần Ngọc Sang (TP HCM) lý giải, dân gian cho rằng ăn canh khổ qua để “cái khổ đi qua”, xua tan điều không tốt trong năm cũ. Món thịt kho hột vịt với miếng thịt vuông, quả trứng tròn tượng trưng cho trời đất tròn vuông, năm mới trọn vẹn, đầy đủ. Ngoài ra, mỗi nhà lại biến tấu thêm các món ăn khác như gà xé phay, tôm khô củ kiệu… Tráng miệng có nhiều loại mứt trái cây và bánh kẹo ngọt như mứt dừa, me, mãng cầu…
Các món ăn ngày Tết miền Nam. Ảnh: Shutterstock
Để hành trình du lịch ý nghĩa hơn, du khách có thể vừa du xuân, vừa trải nghiệm ẩm thực đặc trưng ngày Tết của từng vùng miền. Thực đơn được chọn lọc, lồng ghép nhằm đem lại cho du khách trong chuyến du xuân đầu năm một cảm xúc thật đặc biệt. Đây chính là điểm nhấn mà Vietravel muốn đem đến cho du khách qua bộ sản phẩm “Mâm cỗ ngày xuân”. Trước khi dùng bữa, du khách được nghe nghệ nhân ẩm thực hoặc đầu bếp giới thiệu về các món ăn, tìm hiểu sự khác biệt trong cách bày biện mâm cỗ của mỗi địa phương.
Khung giờ hoàng đạo cúng rằm tháng chạp 2021, gia chủ chớ bỏ qua
Rằm tháng Chạp là dịp lễ vô cùng quan trọng trong năm. Gia chủ cần biết một số lưu ý để mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Cúng rằm tháng Chạp vào giờ nào tốt nhất?
Rằm tháng Chạp năm Canh Tý (ngày 15 tháng Chạp) rơi vào ngày 27/1/2021 dương lịch, tức thứ Ba.
Từ xưa đến nay, người ta không quá cầu kỳ trong việc chọn giờ cúng Rằm tháng Chạp. Gia chủ có thể được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Tuy nhiên, thời điểm cúng rằm tháng Chạp tốt nhất là ban ngày hoặc chiều tốt, tránh làm lễ vào buổi tối muộn.
Tham khảo những khung giờ hoàng đạo trong dịp Rằm tháng Chạp năm Canh Tý
Các khung giờ hoàng đạo trong ngày 14 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 26/1/2021)
Bính Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Mậu Thìn (7h-9h): Thanh Long
Kỷ Tị (9h-11h): Minh Đường Nhâm Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Quý Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Ất Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Các khung giờ hoàng đạo trong ngày chính rằm - ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý (tức thứ Tư, ngày 27/1/2021)
Đinh Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
Canh Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Nhâm Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Quý Mùi (13h-15h): Minh Đường
Bính Tuất (19h-21h): Kim Quỹ Đinh Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Gia chủ có thể lựa chọn khung giờ phù hợp để thuận tiện cho việc tiến hành các nghi lễ thờ cúng của gia đình.
Lưu ý đồ cúng rằm tháng Chạp
Đồ cúng rằm tháng Chạp có thể khác biệt giữa các vùng miền, địa phương. Gia chủ cũng có thể chuẩn bị lễ cúng chay hoặc lễ mặn tùy vào điều kiện.
Mâm cúng chay thường có các lễ vật như hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn, nến, rư ợu, thuốc lá, vàng mã...
Mâm cỗ mặn thường có gà luộc, xôi đỗ, bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, rau luộc, rư ợu... Lưu ý, gà trên mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Chạp phải là gà trống. Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt cho rằng gà trống chính là biểu tượng của đức tính tốt đẹp bao gồm trí, dũng, nhân.
Đồ cúng rằm tháng Chạp không cần cầu kỳ nhưng phải chuẩn bị chu đáo, thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ.
Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp phải sạch sẽ, có tâm thanh tịnh, trong sáng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Cô dâu xinh đẹp trong đám cưới khủng 300 mâm cỗ, đi mỏi chân chưa hết rạp giờ ra sao? Trước kia, cô dâu Kim Anh có một gương mặt thanh tú, chiếc mũi dọc dừa và mái tóc dài vô cùng dịu dàng thì giờ đây đã "lột xác" hoàn toàn. Clip: Rạp cưới dài hàng trăm mét gây xôn xao. Tháng 4/2018, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi cảnh một đám cưới ở Lục Ngạn, Bắc Giang dựng rạp...